Khi phải hoạt động nhiều nhất là vào mùa nóng, không chỉ các vận động viên mà nhiều người khác đã sắm cho mình 1 chiếc bình đựng nước mang theo uống khi khát. Thật tiện lợi! Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy loại bình tái sử dụng nhiều lần này lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Bẩn hơn cả bệ ngồi toa-lét?
Treadmillreviews đã kiểm tra những bình đựng nước được các vận động viên sử dụng trong 1 tuần. Họ phát hiện trung bình mỗi một chai nước có hơn 300.000 đơn vị khuẩn lạc/cm2 (khuẩn lạc: đơn vị đếm vi sinh). Để so sánh, thông thường trên thớt của bạn chỉ có khoảng 3.000 đơn vị khuẩn lạc/cm2. Còn ở bệ ngồi toa-lét thông thường chỉ có chưa đầy 2 đơn vị khuẩn lạc/cm2. Miệng của một loại bình nước – nơi tiếp xúc với môi khi uống nước – chứa đến 900.000 đơn vị khuẩn lạc/cm2.
Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 60% trong số các vi khuẩn đó có khả năng gây bệnh cho người, trong đó có cả những chủng gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết và có khả năng kháng kháng sinh.
Hiểm họa hóa chất từ bình nhựa
Những bình đựng nước làm từ nhựa (plastic) không chỉ là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn, mà còn chứa nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe. Chúng sẽ được giải phóng càng nhiều hơn khi bình nước được sử dụng thường xuyên.
Theo chuyên gia, những hóa chất này gây ảnh hưởng đến toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. Chúng có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nội tiết như bệnh buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, ung thư vú…
Lựa chọn đúng và vệ sinh bình đựng nước thường xuyên
Biện pháp lý tưởng nhất để khắc phục các vấn đề nêu trên là sử dụng nước uống đóng chai 1 lần. Trong trường hợp bạn yêu chuộng bình đựng nước hơn, hãy lưu tâm đến việc lựa chọn và vệ sinh bình đựng nước để đảm bảo sức khỏe.
Thử nghiệm cho thấy loại bình nước có ống hút chứa ít vi khuẩn hơn cả. Ngoài ra hầu hết các loại vi khuẩn trong bình đựng nước có ống hút đều khá thân thiện với con người.
Đồng thời bạn nên chọn loại bình đựng nước làm từ thép không gỉ (như inox) để tránh hiểm họa hóa chất từ bình nhựa. Nếu bạn yêu thích bình nhựa, thì nên chọn bình nhựa không chứa Bis-phenol A (BPA), một hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết.
Điều quan trọng hơn cả vẫn là khâu vệ sinh bình đựng nước sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể vệ sinh bằng nước rửa bát, giấm… và lưu ý không dùng nước nóng để vệ sinh bình nhựa, hoặc dùng bình nhựa để đựng nước nóng, vì nước nóng khiến hóa chất được giải phóng với tốc độ nhanh gấp 55 lần bình thường.
Đại Hải
Xem thêm:
- Tác hại không ngờ của loại dép xỏ ngón
- Bí mật đằng sau chiếc áo ‘Made in China’ bạn đang mặc
- Lời tâm sự của một ni cô: Thần tích hiển linh – tôi đã khỏi ung thư dạ dày kỳ diệu như thế nào?
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.