Y học cổ truyền không chỉ dùng Đông dược trị mụn từ bên ngoài, đạt được hiệu quả tiêu viêm tầng sâu, tiêu mủ từ đó trừ mụn, an toàn và ôn hòa mà còn phối hợp Đông dược điều chỉnh cơ thể từ bên trong, để đạt được hiệu quả trị mụn tận gốc.
Bối cảnh ứng dụng y học cổ truyền trong làm đẹp
Đông dược là tinh túy của Y học cổ truyền, trước nay vẫn có khuôn diện thần bí, cũng có lịch sử lâu đời, mà ngoài đem Đông dược dùng trong trị liệu bệnh tật của nhân thể ra, “dược thực đồng nguồn”, gìn giữ nhan sắc cũng là lý luận y học truyền thống.
Sản phẩm thảo dược làm đẹp vốn có cơ sở lý luận kiên cố vững trãi. Phương pháp dùng Đông dược dưỡng nhan thể hiện tư tưởng biện chứng luận trị của Đông y, lấy lý luận y học cổ truyền làm chỉ đạo, có thể từ các phương diện khí, huyết, âm, dương… điều tiết chuyển hóa trao đổi chất của cơ thể, làm cho Đông dược làm đẹp có tính chức năng rõ rệt, mà tính nhắm thẳng mục tiêu cũng mạnh, hiệu quả làm đẹp lâu dài, ổn định. Đông dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, thuần chính ôn hòa, so với mỹ phẩm tổng hợp từ hóa học càng an toàn và đáng tin cậy.
Phân loại nguyên nhân bệnh
Rất nhiều người trẻ tuổi bước vào thời kỳ dậy thì, trên mặt tự nhiên xuất hiện mụn thanh xuân, thế là nhanh chóng bôi thuốc kem trị mụn bên ngoài. Thực ra, mụn mặc dù mọc bên ngoài trên bề mặt da, nhưng có liên hệ chặt chẽ với sự mất điều tiết chức năng của tạng phủ ở bên trong.
Đông y lấy mụn phân thành thể thấp nhiệt úng thịnh, tỳ hư thấp trệ và can uất khí trệ.
1. Mụn thể thấp nhiệt úng thịnh
Chủ yếu là do thường xuyên thức đêm, ăn uống cay nóng, tâm lý không tốt… làm cho thực hỏa vượng thịnh mà dẫn tới, biểu hiện là miệng khô, miệng đắng, đại tiện táo bón và tiểu tiện vàng đỏ. Trị liệu chủ yếu là thanh nhiệt lợi thấp, thường dùng Bồ công anh, Sơn chi, Sinh đại hoàng, Tử hoa địa đinh, Phục linh, Xa tiền thảo, Dĩ nhân, Hoài sơn dược…
2. Mụn thể tỳ hư thấp thịnh
Do là tỳ mất kiện vận, thủy thấp chuyển hóa thất thường, biểu hiện là trướng bụng, ăn kém, không muốn ăn, rêu lưỡi trắng dày, điều trị lựa chọn phương pháp kiện tỳ hóa thấp, đông dược thường dùng là Bán hạ chế, Trần bì, Phục linh, Ý dĩ, Hoài sơn, Biển đậu, Trạch tả…
3. Mụn thể can uất khí trệ
Có liên quan tới tình chí biến hóa dẫn tới can uất khí trệ, biểu hiện là mất ngủ, phiền táo bồn chồn, miệng khô, mắt đỏ… Chọn dùng Sài hồ, Chỉ xác, Uất kim, Phật thủ, Bạch thược, Trần bì, Hạ khô thảo… để sơ can lý khí, đạt được mục đích điều trị.
Các độ tuổi mụn phát sinh có thể từ mười mấy tuổi đến ba mấy tuổi. Thời thanh xuân nữ giới do trong quá trình sinh trưởng phát dục, chức năng tạng Can và tạng Tỳ không thể hoàn toàn điều hòa nhịp nhàng, dẫn tới can tỳ bất hòa, đa số chủ yếu là thể tỳ hư thấp thịnh và can uất khí trệ, còn thể thấp nhiệt úng thịnh lại hay gặp ở nam thanh niên.
Đông y cho rằng, da hay gương mặt chính là tấm gương phản chiếu của ngũ tạng lục phủ, phản ánh các loại biến hóa sản sinh trong nội tạng. Bất kể là loại mụn trứng cá nào mọc lên đều đại biểu các tạng khí khác nhau của thân thể đang kháng nghị (có ý kiến)! Chỉ cần mụn thanh xuân của bạn là liên tục trường kỳ trên cùng một bộ phận 3 tuần trở lên, mà lại là thể mụn đỏ sưng, hóa mủ, thì có thể tham khảo biện chứng tạng phủ dưới đây:
Thể vị nhiệt: Chủ yếu mọc trên viền quanh môi
Vấn đề sở tại: Chức năng hệ thống tiêu hóa không tốt, đau dạ dày, cho tới ăn uống kén chọn, không thích ăn rau xanh và trái cây, ước tính có khoảng 20% những ngừoi này có thể mọc mụn, 85% là mọc quanh viền môi.
Biện pháp cải thiện: Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như cà rốt, rau cải bó xôi, nấm kim châm… để hỗ trợ nhu động ruột. Buổi sáng ngủ dậy lập tức uống 1 cốc nước ấm. Bình thường cũng có thể ăn nhiều sữa chua, để giúp bài tiện thông suốt.
Thể thận âm hư: Mụn mọc trên trán và dưới cằm nhiều nhất, theo tháng năm lặn đi rồi mọc lại, khó mà hoàn toàn tiêu trừ, mặc dù nơi khác trên mặt cũng có thể mọc mụn, nhưng dễ khỏi hoàn toàn hơn.
Vấn đề sở tại: Đa số là mụn thanh xuân thể di truyền mang tính gia đình.
Biện pháp cải thiện: Người thuộc thể này mặt tương đối ra nhiều dầu, do đó tốt nhất thường rửa bằng nước, để phòng lỗ chân lông tắc nghẽn. Có thể ăn nhiều các thực phẩm trừ hỏa như bí đao, dưa hấu, cà rốt, cà chua, rau muống, rau cải bó xôi, măng… Tuyệt đối chú ý không nên thức khuya, kiêng kị dùng thực phẩm cay nóng, nhiệt bổ, cực dễ bốc hỏa.
Thể can hỏa vượng: Mụn chủ yếu mọc trên má trái.
Vấn đề sở tại: Áp lực lớn hoặc cần thường xuyên thức đêm tăng ca là hay gặp nhất.
Phương pháp cải thiện: Nhất định cần thả lỏng tư tưởng. Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thanh can hỏa như đậu xanh, bí đao, dưa chuột bao tử. Uống nhiều trà Quyết minh tử, trà hoa cúc, kiêng rượu. Cố gắng tối ngủ trước 11 giờ, bởi Đông y cho rằng buổi đêm từ 11h đến 1h sáng, hệ thống kinh lạc vừa đúng lúc đi tới can kinh, lúc này ngủ có thể điều tiết chức năng hoạt động của tạng Can.
Thể phế hỏa thịnh: Mụn mọc ở mũi và má phải là chủ yếu.
Vấn đề tồn tại: Đông y cho rằng phế chủ bì mao, khai khiếu ra mũi, do đó phế hỏa vượng dễ mọc mụn.
Biện pháp cải thiện: Vận động nhiều, tăng cường chức năng tạng Phế. Kiêng hút thuốc chủ động và hút thuốc bị động. Ăn nhiều các thực phẩm như Ý dĩ, Mộc nhĩ, Hạnh nhân, Cải thảo, Lê… cũng có thể uống nhiều trà mật ong, trà xanh đều có công hiệu nhuận Phế.
Vấn đề của cơ quan sinh dục: Mụn mọc đoạn giữa thân người là chủ yếu.
Vấn đề tồn tại: Thông thường người thể này đều có triệu chứng sinh lý như kinh nguyệt không điều hòa, đau bụng kinh…
Biện pháp cải thiện: Thời gian hành kinh kiêng ăn thực phẩm đá lạnh, hàn mát, cay nóng. Bình thường cũng nên ăn ít những thực phẩm này là tốt nhất. Có thể dùng bài thuốc đông dược như Tứ vật thang (gồm các vị thuốc: Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung) và Trung tướng thang (gồm các vị thuốc: Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Thược dược, Quế bì, Thương truật, Phục linh, Mẫu đơn bì, Trần bì, Hương phụ, Cam thảo, Đào nhân, Hoàng liên, Can khương, Đinh hương, Nhân sâm) để điều kinh dưỡng huyết.
Theo baike.baidu
Liên Hoa