Các nghiên cứu chỉ ra, một chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ người bệnh ung thư khi điều trị. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra, người mắc ung thư phải kiêng đồ uống có cồn, thức ăn lên men và chế biến sẵn…
Ngoài tác dụng tăng cường các cơ, duy trì trọng lượng ổn định, cung cấp năng lượng, chế độ dinh dưỡng còn có nhiều tác dụng hạn chế tác dụng phụ khi điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục; Giảm nguy cơ tế bào ung thư quay trở lại…
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị
– Các thực phẩm chế biến sẵn: Thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói… đều không nên ăn.
– Đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
– Thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, chất thải công nghiệp: Hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn, nồng độ chì cao.
– Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy, chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
– Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, đặc biệt trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ…
– Đồ nướng: Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol – chất gây ung thư.
Thực phẩm tốt giúp phòng và chữa ung thư hiệu quả
– Các loại rau xanh: Đây là loại thức ăn quan trọng, cung cấp chất xơ cho bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, nước ép rau và củ giúp cho cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn, nên được uống ngay khi vừa ép xong. Phải ăn và uống nước rau xanh (ép sống) cả 3 bữa ăn trong ngày.
– Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn tốt cho bệnh nhân ung thư.
– Tảo lục Chlorella và tảo xoắn Spirulina chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy tác dụng của các chất chống ung thư.
– Dược thảo: Nên sử dụng các loại trà hoặc lá dược thảo (gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…).
Lan Phương