Nhiệt độ cao rất dễ làm đồ ăn nhanh hỏng, vì thế quá nửa số ca bệnh nhiễm khuẩn salmonella hàng năm đều xảy ra trong mùa hè. Khuẩn salmonella thường xuất hiện ở trong đồ ăn không được nấu chín cẩn thận, làm người ăn có thể bị ngộ độc với các triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt,…

Các đồ ăn chưa chín như trứng gà, thịt, cá,… hoặc đồ ăn nấu chín nhưng không được bảo quản ở nhiệt độ lạnh như cơm gạo, các loại khoai, đậu…đều có khả năng bị nhiễm khuẩn.

Một số lưu ý dưới đây trong chế biến, bảo quản và sử dụng đồ ăn sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro ngộ độc thực phẩm, đặc biệt khi mọi người gặp gỡ hội họp vào ngày hè:

– Khi nấu hoặc nướng đồ ăn, nhiệt độ bên trong cần đạt được ít là 63 độ C, nếu là thịt heo, thịt trâu bì thì cần đạt đến 69 – 70 độ C. Với gia cầm, thịt dùng làm nhân bánh thì cần đạt đến trên 73 độ C khi luộc hay nướng. Nên dùng đồ ăn khi vẫn còn nóng.

– Ở nhà không có dụng cụ để đo nhiệt độ đồ ăn, thì có thể kiểm ra bằng cách cắt miềng thịt ra không thấy ở giữa còn thấy màu đỏ hồng, khi xiên vào thấy chảy ra nước trong là được.

– Bảo đảm đồ ăn nóng cần phải được giữ đủ nhiệt. Thịt khi nướng trên vỉ nướng, lúc ăn tối thiểu nên duy trì ở 57 độ C.

– Bảo quản thực phẩm chưa nấu ở nhiệt độ thấp. Nếu để trong tủ làm mát thì không nên để ánh mặt trời chiếu vào tủ, không mở ra nhiều lần để duy trì độ lạnh liên tục. Tốt nhất nên duy trì liên tục ở dước 5 độ C.

– Để hạn chế vi khuẩn phát triển cần bảo quản đồ sống trong tủ đông lạnh. Tốt nhất nên dùng tủ riêng biệt với đồ chín, bên trong có ngăn đá.

– Nếu làm món salad, sandwich hoặc bất kỳ đồ ăn sống nào thì nên giữ trong tủ lạnh, đến khi nào ăn mới lấy ra trộn.

– Khi chuẩn bị cần làm mọi thứ thật sạch, khử trùng các dụng cụ đồ dùng chế biến và ăn uống, đặc biệt là con dao và thớt dùng để cắt thịt. Chú ý không để thịt đã nấu chín vào cái khay, đĩa đã để đồ sống mà chưa làm vệ sinh khử trùng cẩn thận. Nếu có được các bộ dụng cụ riêng rẽ cho đồ sống và đồ chín thì càng tốt.

– Không nên rã đông đồ ăn ở nhiệt độ cao. Cần làm sao xả đông trong tình trạng giữ bề ngoài luôn lạnh, vì thế có thể tiến hành bằng cách để trong ngăn mát qua đêm, hoặc rửa dưới vòi nước chảy để xả đông. Dùng lò vi sóng để xả đông cũng được nhưng cần nấu chín ngay sau đó.

– Lập tức giữ lạnh đồ ăn thừa. Đồ ăn cần để trong vật chứa mỏng, không chồng lên nhau, để chúng được làm lạnh nhanh nhất.

– Sau khi xử lý đồ đông lạnh, dọn dẹp nhà vệ sinh hoặc chơi đùa với chó mèo nuôi trong nhà, đều cần rửa tay lại bằng xà bông trước lúc chuẩn bị đồ ăn.

– Lúc chuẩn bị làm đồ ăn hay ăn cần tránh đụng chạm hay tiếp cận những nơi mà khả năng có nhiều vi khuẩn. Không nên để đồ ăn ở ngoài quá hai tiếng. Trong điều kiện thời tiết nóng, nhiệt độ 32 độ C trở lên, không nên để đồ ăn bên ngoài quá một tiếng.

– Cuối cùng, nếu cảm thấy đồ ăn không thật chắc chắn an toàn, tốt nhất không nên ăn.

– Khi nấu ăn bằng lò vi sóng dễ làm đồ ăn bắn lên và dính vào xung quanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đo đó nếu biết trong thời gian nhất định sẽ không cần dùng đến lò vi sóng thì nên làm vệ sinh sạch sẽ.

– Bạn có thể lên mạng tìm hiểu trước khi dùng lò nướng, xem loại lò nướng của bạn đã bao giờ bị thu hồi lại vì lý do thiếu an toàn nào hay không.

– Cần để lò nướng ở nơi thông thoáng, chỗ bằng phẳng. Để lò nướng xa nhà, xa mái hiên, lan can, nhánh cây hay bất cứ vật dễ cháy nổ nào. Chú ý không nên sử dụng lò nướng ở trong nhà.

– Khi sử dụng phải thật cẩn trọng, nướng ở khu vực riêng rẽ, không được lơ là khi nướng để phòng tai nạn, cần giám sát trẻ nhỏ cũng như thú nuôi trong nhà.

– Y phục dùng trong khi nướng nên vừa vặn gọn gàng, áo ngắn tay hoặc xắn tay lên. Y phục thùng thình sẽ dễ bị vướng víu dính bẩn đồ ăn hoặc bị bén lửa.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: