Trẻ em cảm mạo sẽ làm cho gia đình đau đầu lo lắng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý là phương pháp tốt vừa phù hợp nhu cầu sinh lý của trẻ lại có hiệu quả phòng bệnh. Các mẹ không ngại thử mấy loại thực phẩm giới thiệu dưới đây thì có thể giúp cho trẻ phòng tránh cảm mạo rất hiệu quả.

Các thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ

1. Củ quả màu đỏ

Cà chua, rau rền đỏ, ớt đỏ, cà rốt, hồng táo, khoai lang… các thực phẩm màu đỏ, giàu lượng beta-carotene, không chỉ có thể thanh trừ các gốc oxy, mà còn tham gia tổng hợp vitamin A, có tác dụng bảo vệ đối với tổ chức thượng bì và niêm mạc đường hô hấp. Những thực vật màu đỏ có chứa chất đặc thù – nhân tố phòng cảm mạo, có thể trực tiếp đề kháng virus cảm mạo.

2. Canh gà

Thịt gà thúc đẩy bài xuất chất nhầy trogn đường hô hấp. (Ảnh: vi.photo-ac.com)

Trong thịt gà có chứa cysteine, nó có thể thúc đẩy bài xuất chất nhầy trong đường hô hấp, có thể có hiệu quả nhanh chóng khai thông đường hô hấp.

3. Nước trà súc miệng

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, catechin trong lá chè vốn có tác dụng ức chế hoạt tính của virus cúm dịch. Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, catechin có thể che phủ lên tế bào niêm mạc nhô ra, để tiêu diệt virus, phòng ngừa cảm nhiễm. Trà ô long, hồng hoa đều có chứa catechin, nhưng trà xanh dự phòng cúm dịch hiệu quả tốt nhất.

4. Hành lá

Hành ngoài chứa carotene, vitamin B, vitamin C cho tới sắt, canxi, phốt pho, kẽm… các chất khoáng, còn có onion capsaicin, vốn có công hiệu diệt khuẩn và ức chế vi khuẩn, virus tương đối mạnh. Ăn hành sống có tác dụng ngăn ngừa và điều trị cảm mạo. Trong các món ăn của trẻ có thể nấu chín mới cho hành vào rồi bắc ra ngay.

5. Tỏi

Các chất trong tỏi không chỉ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn, còn có thể ức chế một số nấm và virus. Khi cúm dịch lưu hành, ngoài có thể ăn tỏi sống hoặc tỏi ngâm dấm ra, còn có thể giã tỏi sống, cho gấp 10 lần nước, lấy nước đó chấm mũi, cũng có thể khởi tác dụng phòng ngừa.

6. Tảo bẹ

Tảo bẹ chứa iod phong phú, iod có thể xúc tiến thyroxine phân tiết, sản sinh nhiệt lượng. Trong chất tuyến giáp phân tiết có một loại chất gọi là thyroxine, nó có thể đẩy nhanh quá trình oxy hóa của rất nhiều tổ chức tế bào trong cơ thể, gia tăng khả năng sản nhiệt của cơ thể, làm chuyển hóa cơ bản tăng cường, tuần hoàn huyết dịch của da tăng nhanh, chống lạnh phòng hàn, ngay cả bị cảm nhiễm chút phong hàn, cũng không thể phát sinh cảm mạo. Do đó, mùa đông cho trẻ ăn nhiều tảo bẹ hơn.

4 loại chất trong thực phẩm phòng chống cảm mạo

1. Ăn thực phẩm tính kiềm

Môi trường tính kiềm không có lợi cho virus sinh sôi nảy nở. Đây cũng có nghĩa là nếu thân thể có thể duy trì môi trường tính kiềm, virus cảm mạo sẽ không thể có cơ hội thừa cơ xâm nhập. Do đó ăn nhiều thực phẩm tính kiềm, từ đó cải biến môi trường bên trong cơ thể, là một trong những phương pháp nâng cao khả năng miễn dịch đối kháng virus cảm mạo tốt nhất.

Những thực phẩm giàu kiềm tính: Táo, nho, cà chua, cà rốt, tảo bẹ…

2. Ăn thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A giúp ổn định lớp màng tế bào biểu mô, tăng cường hệ thống miẽn dịch. (Ảnh: vi.photo-ac.com)

Vitamin A có thể ổn định lớp màng tế bào biểu mô, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu vitamin A, khả năng của các loại tế bào kháng bệnh cũng theo đó mà suy giảm, chức năng của tuyến hàng rào phòng ngự của niêm mạc đường hô hấp này cũng theo đó mà suy yếu, một khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập, thì dễ phát sinh nhiễm trùng đường hô hấp.

Thực phẩm giàu vitamin A: Sữa bò, trứng, cà rốt, lá rau, dầu cá…

3. Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có công dụng phòng ngừa nhiễm virus và cường kiện thể lực. Vitamin C có thể hỗ trợ tổng hợp kháng thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể cách toàn diện, vitamin C còn có khả năng trục xuất vật chất có hại ra khỏi tế bào bạch cầu, hồi phục tổ chức bị phá hoại, khi bị cảm mạo hoặc sốt, nồng độ vitamin C của tế bào bạch cầu trong cơ thể có thể giảm, do đó nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C.

Thực phẩm giàu vitamin C: Cam quýt, dứa, dâu tây, cần tây, tiêu xanh…

4. Ăn thực phẩm chứa kẽm

Kẽm có thể trực tiếp ức chế virus cảm mạo sinh sôi nảy nở, đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, có tên gọi khác là “khắc tinh của virus”.

Thực phẩm giàu kẽm: Con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loài cá, lòng đỏ trứng…

Trẻ em uống nhiều nước có thể phòng ngừa cảm mạo

Nước là cội nguồn của sự sống

Mọi người đều biết, nước là rất tốt, có thể trị bách bệnh. Nhưng đối với con trẻ, có lúc uống nước biến thành một việc rất khó khăn. Nhiều mẹ có thể nghĩ, uống nước quá mất công, không thích uống thì thôi, đằng nào cũng uống sữa, cũng được tính là nước rồi. Lời đó sai rồi. Tác dụng của nước là không thể thay thế. Trẻ em sau ăn dặm, nhất định mỗi ngày đều cần uống thêm nước. Trẻ lớn hơn chút, do thành phần thực phẩm ăn vào đã dần gần với người trưởng thành, mỗi ngày nhất định cần uống nước. Thường 150ml là lượng nước trẻ nhỏ cần đến mỗi ngày.

Uống nước đương nhiên tốt nhất là nước trắng đun sôi, nhưng rất nhiều trẻ em có thể hoàn toàn chấp nhận nước trắng. Trẻ nhỏ cũng không thích uống, nhưng chúng thích uống nước ép trái cây. Biện pháp là cho chúng uống nước ép trái cây thêm nước, bắt đầu là pha tỉ lệ 1:1, sau đó càng ngày càng loãng, nước quả ép càng ngày càng ít, gần như nước lọc rồi. Đến lúc chúng đã hình thành thói quen uống nước, sẽ chủ động muốn uống. Mỗi ngày nên nấu chút nước lê cho chúng uống, cho 1 – 2 hạt xuyên bối và hồng táo. Thể trạng của trẻ nhỏ thường là thể thiên nhiệt, dễ bị phát hỏa, thường xuyên uống chút nước lê, nhuận phế trừ hỏa, cũng được tính là khởi tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Nước là thành phần quan trọng trong cuộc sống. (Ảnh: vi.photo-ac.com)

Đối với trẻ chống cự không uống nước, nhất định không thể lúc nào cũng chiều theo nó, cần nghĩ cách thay đổi thói quen không tốt này, ví như dùng nước trái cây thêm nước hoặc dùng thìa nhỏ xúc cho ăn. Thói quen của trẻ nhỏ là dựa vào thói quen nuôi dưỡng của người nhà mà hình thành, nếu mà lúc trẻ 10 tháng không uống nước, vậy thì đến 1 tuổi cũng không uống, đến 2 tuổi, 3 tuổi, nếu mà vẫn chưa hình thành thói quen uống nước, đối với sức khỏe là vô cùng không tốt.

Dần dần, lượng nước cho trẻ uống nhiều hơn trước một chút, mỗi ngày thường trên 250ml. Lượng nước tiểu, lượng mồ hôi của chúng nhiều hơn so với trước đây, cảm giác uất nhiệt vốn có trong cơ thể dần dần tản ra ngoài, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng để tăng cường sức đề kháng, ít sinh bệnh. Mà, trẻ nhỏ chức năng tạng Thận phát triển chưa đầy đủ, thường do nuôi dưỡng không tốt nên bị chịu ảnh hưởng nhất định. Uống nước cũng là phương pháp quan trọng tăng cường chức năng tạng Thận, lọc xuất ra độc tố. Chức năng hệ thống chuyển hóa của cơ thể tăng cường, hệ thống tiêu hóa, hệ thống miễn dịch đều theo đó mà chuyển biến.

Theo yangsheng.120ask.com
Liên Hoa biên dịch