Viêm kết mạc là bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không phát hiện sớm và cho trẻ điều trị kịp thời thì dễ bị suy giảm thị lực đến mù loà.

Viêm kết mạc sơ sinh là gì?

Viêm kết mạc sơ sinh là một nhiễm trùng hoặc kích thích phần màng trong suốt có mạch máu phủ lên lòng trắng của mắt và bên trong mí mắt của trẻ sơ sinh. Đây là một vấn đề khá phổ biến, hình thức nghiêm trọng nhất trong số đó là do lậu gây ra.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc

Mắt bị viêm kết mạc. (Ảnh: matsanghocduong.com)

Ở trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc, phần màu trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ. Có thể kèm theo một số dấu hiệu sau:

  • Hai mi mắt sưng nề
  • Sưng mí mắt, có thể có màu đỏ
  • Một dòng chảy chất lỏng hoặc trông giống như mủ

Nguyên nhân gây viêm kết mạc

  • Tiếp xúc với hóa chất hoặc chất kích thích (như thuốc nhỏ mắt hoặc xà phòng)
  • Tắc nghẽn tuyến lệ (các ống dẫn từ đó chảy nước mắt)
  • Vi khuẩn truyền qua âm đạo của người mẹ trong khi sinh
  • Vi khuẩn hoặc vi-rút khác từ một thành viên trong gia đình hoặc người khác tiếp xúc gần gũi với em bé

Trong hầu hết các trường hợp, viêm kết mạc là một căn bệnh nhẹ tự lành. Tuy nhiên, nó có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh nếu nó là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Điều này có thể xảy ra nếu người mẹ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục chưa được điều trị và đứa trẻ đã bị nhiễm bệnh khi sinh. Hai bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến bao gồm:

  • Bệnh lậu: Nếu em bé bị viêm kết mạc do lậu và không được điều trị ngay lập tức, bé có thể bị sẹo vĩnh viễn trên mắt và bị mù.
  • Chlamydia (bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục): Thường là một em bé bị nhiễm Chlamydia lúc sinh kết hợp với viêm kết mạc. May mắn thay, loại viêm kết mạc này không gây ra sẹo hoặc mù lòa. Tuy nhiên, em bé có thể mắc bệnh viêm phổi Chlamydia (nhiễm trùng phổi) từ 1 – 6 tháng tuổi gây ho và thở nhanh.

Tại sao sản phụ cần xét nghiệm bệnh lậu và chlamydia trong khi mang thai?

Sàng lọc trước sinh hai bệnh lý lậu và chlamydia càng sớm thì càng có lợi cho sức khoẻ của mẹ và bé. (Ảnh: mamaibeba.com)

Trước đây, tất cả trẻ sơ sinh được dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh (bạc nitrat) trong trường hợp mẹ của chúng đã không được điều trị bệnh lậu. Ngày nay, bạc nitrat giọt không còn được sử dụng bởi vì chúng gây kích ứng mắt của em bé. Họ chuyển sang sử dụng thuốc mỡ Erythromycin. Tuy nhiên vi khuẩn hiện nay đã kháng lại với erythromycin, hơn nữa, nó không phải lúc nào cũng hoạt động tốt như bạc nitrat, và đôi khi còn kích thích mắt.

Thay vì dùng thuốc mỡ cho tất cả các trẻ sơ sinh, thì tốt hơn để ngăn chặn loại viêm kết mạc này hầu hết các phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm sàng lọc bệnh lậu và chlamydia trước sinh. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh, cần phải được điều trị trước khi em bé được sinh ra. Hầu hết các bà mẹ bị bệnh lậu hoặc chlamydia không có triệu chứng. Cách duy nhất để chẩn đoán tất cả các trường hợp là làm xét nghiệm kiểm tra tại bệnh viện.

Khi nào thì trẻ nên được điều trị viêm kết mạc?

Người mẹ là người chủ động theo dõi những biến đổi của trẻ đối với bệnh lý viêm kết mạc. (Ảnh: Pexels)

Nếu mẹ bầu được xét nghiệm và bác sĩ cho biết bị nhiễm lậu thì em bé sẽ được điều trị ngay lập tức. Bằng cách này, em bé của bạn sẽ không bị viêm kết mạc và sẽ không bị tổn thương mắt vĩnh viễn. Trẻ tiếp xúc với Chlamydia cần được theo dõi chặt chẽ khi sinh mà kết mạc có dấu hiệu nhiễm trùng thì mới được điều trị.

Nếu bạn không nhận được kết quả xét nghiệm trước khi rời bệnh viện, bạn sẽ được thông báo nếu trẻ dương tính với hai loại nhiễm trùng trên. Kiểm tra xem em bé có bị chảy nước mắt trong tuần đầu tiên sau sinh và hãy liên lạc với bác sĩ.

Nếu xét nghiệm của bạn là âm tính, nhưng trẻ sơ sinh có mắt đỏ, triệu chứng của viêm kết mạc, hãy liên hệ với bác sĩ Nhi khoa. Nó có thể có một loại nhiễm trùng hoặc kích ứng.

Biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ sơ sinh

Nếu một thành viên trong gia đình hoặc khách bị cảm lạnh, hãy chắc chắn rằng họ rửa tay kỹ lưỡng trước khi chạm vào em bé. Đôi khi, vi-rút cảm cúm cũng gây nên bệnh viêm kết mạc. Cố gắng tối đa để em bé tránh tiếp xúc với những người mang bệnh.

Theo Soins de nos enfants
Hồng Phúc biên dịch

Từ Khóa: