James Dyck, nhà nghiên cứu thần kinh học, bệnh viện Mayo (Mỹ) cho biết, tình trạng tay mất cảm giác hay như bị kim châm khi ngủ dậy rất phổ biến. Đây đơn giản chỉ là cách cơ thể tự bảo vệ chính mình trong tình trạng tê liệt khi ngủ.
Dyck giải thích, nhiều người nghĩ rằng, cảm giác kim châm, tê bì khi thức dậy là do thiếu máu đến các dây thần kinh.Thực chất, khi dây thần kinh bị nén, đè lên và bị ép sẽ gây ra những triệu chứng này, theo Vox.
Vùng tay chịu sự chi phối của nhiều dây thân kinh. Mỗi loại dây thần kinh ở cánh tay đảm nhận chức năng khác nhau. Vậy tại sao lại có cảm giác tê liệt khi ngủ dậy?
Dưới đây là 2 lý do nhà nghiên cứu James Dyck đã đưa ra:
Cơ thể thực sự bị tê liệt tạm thời
Có bốn giai đoạn của giấc ngủ, giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối cùng – REM (Rapid Eye Movement).
Giấc ngủ REM là giai đoạn não hoạt động tích cực và xuất hiện giấc mơ. Trong suốt giấc ngủ REM, mắt sẽ di chuyển nhanh, hơi thở nông và nhịp tim, huyết áp có thể tăng lên. Trong giai đoạn này, tay và chân của bạn cũng sẽ tê liệt.
Trong giấc ngủ REM, não gửi tín hiệu gây ra tình trạng tê liệt cơ thể nhằm ngăn cản giấc mơ. Đây được gọi là tê liệt giấc ngủ (hay còn gọi là bóng đè). Bạn sẽ có cảm giác đang mắc kẹt ở đâu đó giữa giấc mơ và sự tỉnh táo, khiến cơ thể không thể di chuyển.
Chèn ép dây thần kinh dẫn đến liệt tạm thời
Việc chèn ép dây thần kinh quá lâu, cơ thể sẽ tự nhiên thức dậy như một cơ chế bảo vệ. Sau khi thức dậy, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng hồi phục, nên thường có cảm giác như kiến bò, tê tay.
Các nhà nghiên cứu trung tâm Y tế Đại học Rochester giải thích, sau khi bạn thức dậy và giảm áp lực, các dây thần kinh sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động, đầu tiên thường là với cảm giác bị bị kim châm.
Các cấu trúc thần kinh khi phục hồi có xu hướng kích thích trong một khoảng thời gian. Đó là vì các dây thần kinh được kích thích một cách tự nhiên. Hầu hết các trường hợp, cảm giác châm chích này là một dấu hiệu tốt. Đó là một giai đoạn tạm thời báo hiệu các dây thần kinh đang hoạt động trở lại.
Việc nằm đè lên tay khi ngủ không có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho các dây thần kinh.
Ví dụ, trường hợp “Liệt đêm thứ Bảy “, một người đè vào dây thần kinh khi ngủ thiêp đi trong cơn say rượu. Rượu làm suy yếu khả năng của cơ thể để đánh thức bạn và bảo vệ dây thần kinh.
Nếu bị say, bạn sẽ không cử động cánh tay. Và khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn có thể không duỗi được cổ và các ngón tay. Điều này có thể kéo dài hơn một vài phút (có lẽ thậm chí vài ngày hoặc vài tháng) vì dây thần kinh phải sửa chữa lớp vỏ bảo vệ.
Trường hợp có bệnh thần kinh di truyền gây liệt chèn ép (HNPP) – một tình trạng di truyền khiến người bệnh dễ bị tổn thương do chèn ép thần kinh hơn. Những người này có thể phải thật cẩn thận để không nằm đè lên chân tay. Thậm chí bắt chéo chân khi ngủ tránh chèn ép dây thần kinh.
Ngoài ra, người mắc bệnh thần kinh di truyền với áp lực tê liệt (HNPP) dễ bị tổn thương dây thần kinh, gây tê, ngứa ran, suy nhược cơ. Do đó, những người mắc phải cần cẩn thận hơn để không ngủ đè lên tay hoặc gác chân để tránh nén dây thần kinh.
Lưu ý: Hội chứng ống cổ tay cũng có thể gây cảm giác kiến bò hoặc tê bì ở tay vào ban đêm hoặc khi ngủ dậy. Do đó, mọi người nên đi khám nếu thấy tình trạng tê bì tay chân kéo dài.
Lan Phương