Hai năm nay bé trai ở Đồng Nai liên tiếp có những triệu chứng hô hấp, dùng thuốc đều không khỏi. Mới đây, các bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân vì phổi bé có mảnh xương gà bên trong.

Theo báo Sức Khoẻ & Đời Sống, bệnh nhi là bé trai tên là N.N.Đ.K lên 5 tuổi, với tình trạng viêm xẹp thùy trên phổi trái. Mẹ bé cho biết cách đây 2 năm, khi ăn cháo gà, bé K. bị sặc tím tái, gia đình có đưa trẻ đi khám và xử trí tại bệnh viện địa phương.

Từ đó tới nay bé K. viêm phổi tái phát hai lần, phải điều trị tại bệnh viện tỉnh và thường xuyên đi khám vì các triệu chứng ho, khò khè. Đợt viêm phổi này, bé đã được tiêm kháng sinh hơn 2 tuần tại địa phương mà không thuyên giảm.

Mảnh xương của bé K được các bác sĩ gắp ra thành công (ảnh: Sức Khoẻ Đời Sống).

Nghi ngờ tình trạng dị vật bỏ quên trong đường thở, các bác sĩ khoa Hô Hấp 1 đã chỉ định chụp CT scan ngực, phát hiện có mảnh xương găm ở phế quản thùy trên phổi trái. Qua nội soi phế quản, quan sát thấy mảnh xương ở ngay lỗ phế quản thùy trên phổi bên trái, được bao bọc chặt bởi nhiều mô hạt, do đã kẹt trong phổi quá lâu.

Dấu hiệu nghi ngờ trẻ em bị hóc xương là các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bị hóc. Bệnh nhân thường mô tả đang ăn đột nhiên thấy nuốt đau, nuốt vướng vùng cổ. Bệnh nhân phải bỏ dở bữa ăn, không ăn uống tiếp được nữa, hoặc sau đó vẫn ăn uống bình thường nhưng luôn có cảm giác cộm vướng mỗi khi nuốt nước bọt.

Sơ cứu hóc dị vật cho trẻ nhỏ bằng thủ thuật Heimlich

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich.

– Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 5.

Với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

– Sau khi thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 6.

Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).

Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

– Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ.

Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

– Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn nên đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

Từ Khóa: