Từ xa xưa, giấc ngủ luôn được các chuyên gia dưỡng sinh coi trọng. Danh y nổi tiếng thời Chiến Quốc Văn Chí từng nói với Tề Uy Vương rằng: “Đạo dưỡng sinh của tôi đặt giấc ngủ ở vị trí cao nhất, người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên, bởi nó giúp Tỳ Vị tiêu hóa thức ăn, đây là thứ bổ nhất trong dưỡng sinh, một người nếu không ngủ 1 buổi tối thì mất 100 ngày cũng không thể hồi phục sức khỏe bị tổn hại“.
Ngủ có tác dụng rất lớn trong dưỡng sinh, dưỡng chính là dùng rất nhiều tế bào khỏe mạnh thay thế tế bào yếu kém, hư hại, nếu 1 đêm không ngủ tức là không đổi tế bào mới. Nếu nói ban ngày có 1 triệu tế bào chết đi, ban đêm chỉ bù lại được 500 ngàn tế bào, như vậy cơ thể của bạn sẽ bị thiếu hụt, lâu dần bạn liền rỗng như củ cải bị xốp. Kỳ thực, người hiện đại đang ngày càng gặp phải vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ, càng nên chú trọng ngủ để dưỡng sinh, nên học hỏi kinh nghiệm của người xưa, để giúp bản thân sống khỏe sống thọ.
1. Ngủ không nằm thẳng, không trùm đầu, không quay hướng bắc
Trong Luận ngữ hương đảng có câu: “Tẩm bất hoành thi” nghĩa là: Ngủ không nằm thẳng. ‘Thi’ ở đây để chỉ là nằm ngửa mặt lên hướng lên giống như thi thể. Cũng chính là muốn nói tư thế ngủ đó không tốt cho sức khỏe, không thuận lợi. Khổng Tử dạy rằng nằm ngửa là tư thế của tử thi. Tư thế lý tưởng của con người là nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn. Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như việc duy trì tư thế ngay thẳng trong ngày.
Theo Đông y, tư thế cơ thể không chỉ đóng một vai trò thể chất quan trọng mà còn phản ánh nội tâm bên trong. Chẳng thế mà người xưa có câu thành ngữ: “Lập như tùng, tọa như chung, hành như phong, ngọa như cung”. Nghĩa là: Đứng (thẳng) như cây tùng, ngồi (vững) như cái chuông, đi (nhẹ) như gió, nằm (cong) như cánh cung. Nhìn nhận từ góc độ y học hiện đại, nói như vậy có đạo lý. Các nghiên cứu đều phát hiện, trong các tư thế ngủ, ngủ ngửa mặt làm mức độ thả lỏng của cơ thể là kém nhất, từ đó tay dễ đặt lên ngực, bụng gây hại cho sức khỏe và gây ra các cơn ác mộng.
Một điều quan trọng hơn, nằm ngửa khi ngủ dễ gây ra chứng tạm ngừng thở, thậm chí nước bọt có thể chảy vào cơ quan, dẫn tới thức ăn có thể bị trào ngược và gây nghẹt thở. Do đó, cổ nhân coi đây là tư thế ‘hoành thi’ cũng không quá đáng.
Ngủ không trùm đầu xuất phát từ ‘Thiên kim yếu phương’. Nguyên nhân vì đầu là nơi hội tụ của rất nhiều kinh lạc của toàn thân, giúp khí huyết vận hành lưu thông. Che kín đầu khi ngủ vừa ảnh hưởng tới sự vận hành của khí huyết, vừa có thể dẫn tới toát mồ hôi đầu, từ đó làm các bệnh về ngoại tà thừa cơ mà vào.
Ngủ không quay đầu về hướng bắc nguyên là câu nói xuất phát từ “Lão lão hằng ngôn”? Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản vì Đông y quan niệm phía bắc thuộc âm. Phần đầu là nơi tụ hội nhiều khí dương, khi ngủ quay đầu về hướng này, dễ bị âm khí quấy nhiễu. Nhất là mùa thu và đông, tà khí phong hàn dễ từ phương bắc mà tới. Nếu khi ngủ gió lạnh xâm nhập vào đầu, dễ gây ra đau và ảnh hưởng tới lưu thông khí huyết toàn thân.
2. Xuân hạ ngủ quay hướng đông, thu đông quay hướng tây
Đầu là nơi hội tụ của rất nhiều kinh mạch, và khí được tiếp nhận sẽ từ đầu lan xuống toàn bộ cơ thể như vòi hoa sen. Quay hướng đầu khi ngủ thực sự là một vấn đề đáng chú ý.
Dược vương Tôn Tư Mạc cho rằng: Phàm nhân ngọa, xuân hạ hướng đông, thu đông hướng tây, nghĩa là: Người bình thường, mùa xuân và hè khi ngủ nên quay đầu về hướng đông, thu và đông nên quay về hướng tây. Tức là quay về hướng đông khi ngủ vào xuân và hạ để đón nhận dương khí, quay về phía tây vào mùa thu và đông để ổn định âm khí.
Nếu bạn đang gặp rắc rối hoặc cần bổ sung dương khí, chỉ cần duy trì tư thế quay đầu về phía đông khi ngủ. Đây là phương pháp ngủ dưỡng sinh hiệu quả.
3. Phương pháp ngủ
Phương pháp ngủ đã được nghiên cứu và thảo luận từ thời cổ đại. Vào cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh, đại y học gia Tào Đình Đồng đã tổng kết một cách hệ thống phương pháp ‘Thao Tung nhị pháp’, được lưu truyền tới ngày nay.
“Thao” là điều cần trước tiên, ý niệm cần dẫn động đầu tiên, sau đó dùng mũi hít thở nhẹ nhàng đếm số lần, và từ từ thu khí về trong đan điền. Lặp lại nhiều lần như vậy cho tới khi tâm thái nhẹ nhàng và dần dần đi vào giấc mộng.
“Tung” lại ngược lại với Thao, mặc kệ tâm trạng tư tưởng suy nghĩ tới nơi xa xăm, vô định thậm chí tới quên bản thân mình đang ở đâu, cũng có thể dần dần đi vào giấc ngủ.
Cả hai phương pháp đều không được quá gấp gáp, vội vàng. Điều quan trọng nhất cần tĩnh tâm, thả lỏng và buông bỏ hết những phiền muộn xung quanh.
4. Tư thế ngủ
Người cổ đại xưa rất chú ý tới tư thế ngủ. Phật giáo quy định ngủ nên nằm nghiêng bên phải, tên của nó là “giấc ngủ may mắn”, cũng có tính khoa học đạo lý, bởi vì trái tim con người nằm ở phía bên trái, nếu nằm nghiêng bên trái, có thể gây áp lực lên trái tim.
(Còn tiếp)
Kiên Định
Theo kknews.cc