Việc điều trị huyết áp cao của Đông y và Tây y là hai hệ thống hoàn toàn khác biệt. Trọng điểm của Đông y là tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị để huyết áp dần dần hồi phục lại trạng thái bình thường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) trên 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) trên 90mmHg. Huyết áp cao không còn là bệnh của người già, theo thống kê của các tổ chức y tế trên thế giới, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị huyết áp cao, 66% số người này ở độ tuổi dưới 40 không biết bản thân bị bệnh.

Huyết áp cao không còn là bệnh của người già, theo thống kê của các tổ chức y tế trên thế giới, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị huyết áp cao.

Để có thể hạ huyết áp, Tây y thường dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, còn Đông y áp dụng phương pháp nào để phòng ngừa và điều trị triệu chứng này?

Việc điều trị cao huyết áp của Đông y và Tây y là hai hệ thống hoàn toàn khác biệt. Trọng điểm điều trị của Tây y là nhằm đưa chỉ số huyết áp về trạng thái tiêu chuẩn quy định để phòng ngừa tai biến. Vì các loại thuốc điều trị của đều nhằm mục đích này nên không những làm thay đổi chức năng cơ thể mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, các cơ quan nội tạng, nhất là thận.Trọng điểm điều trị huyết áp cao của Đông y là tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị để huyết áp dần dần hồi phục lại trạng thái bình thường.

Có một loại huyết áp cao rất nguy hiểm

Theo bác sỹ Đông y Phó Thế Tĩnh đến từ phòng khám Đông y An Hưng Đài Loan, bệnh nhân huyết áp cao nhưng không có bất cứ triệu chứng nào là đáng lo ngại nhất. Huyết áp tăng lên dần dần mỗi ngày rất ít sẽ hình thành sức chịu đựng của cơ thể với những triệu chứng khó chịu và bất thường, sự thay đổi chậm rãi dẫn tới khi huyết áp tăng rất cao nhưng không có triệu chứng gì và ta khó có thể nhận ra. Tuy nhiên nếu huyết áp đã ở mức nguy hiểm không có triệu chứng gì và ta không kịp thời tới bệnh viện có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề như vỡ mạch máu, đột quỵ, xuất huyết não và các vấn đề khác.

Đông y áp dụng phương pháp nào để phòng ngừa và điều trị huyết áp cao? (Ảnh: epochtimes.com)

Giả sử mạch máu não có thể chịu đựng huyết áp ở mức 220, tuy nhiên có thể chưa đạt tới giới hạn này mạch máu đã bị vỡ bởi khoảng cách từ giá trị huyết áp từ 180 -220 không là bao nhiêu. Ngoài ra, những thất tình lục dục trong cuộc sống hằng ngày càng khó tránh những lúc xúc động làm huyết áp đột nhiên tăng cao dẫn tới đột quỵ. Bởi vậy, trong sinh hoạt hằng ngày mọi người nên hình thành thói quen tự kiểm tra huyết áp, kể cả thanh niên mỗi tháng cũng nên tự kiểm tra huyết áp từ 2 đến 3 lần.

Phòng ngừa huyết áp cao chỉ bằng một tách trà

Thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thực sự có thể dẫn tới mắc cao huyết áp và cũng có thể phòng ngừa chúng thông qua ăn uống. Dưới đây là một loại trà có thể phòng ngừa huyết áp cao, bổ âm thoát dương.

Nguyên liệu: Thiên Ma 2 tiền, Câu Đằng 3 tiền, Thạch Quyết Minh 5 tiền, Phục Thần 3 tiền, Hoàng Cầm 2 tiền, Cẩu Kỷ Tử 3 tiền, Chi Tử 2 tiền, Sinh Địa 5 tiền, Ngưu Tất 3 tiền, Cúc Hoa 3 tiền.
Cách làm: Đun sôi các nguyên liệu trên trong 2000cc nước, đun lửa to cho sôi và giảm nhỏ đun từ 20 -30 phút.

Trà phòng ngừa huyết áp cao, bổ âm thoát dương hiệu của do bác sỹ Phó Thế Tĩnh giới thiệu

Loại trà này có vị hơi đắng, sau khi đun xong có thể cho thêm chút đường phèn để điều vị. Với những người có nguy cơ mắc huyết áp cao lớn, mỗi tuần uống khoảng 3 lần, mỗi lần 1 cốc.

Cách ấn huyệt hạ huyết áp

Ấn huyệt vị ở tai

Dùng hai ngón tay đặt lên hai vị trí này và xoa bóp nhẹ nhàng có thể hỗ trợ giúp hạ huyết áp hiệu quả (Ảnh: epochtimes.com)

Rãnh lõm sau tai, ở vị trí đối xứng với gờ nổi phía trước tai. Dùng hai ngón tay đặt lên hai vị trí này và xoa bóp nhẹ nhàng có thể hỗ trợ giúp hạ huyết áp.

Huyệt Kiều Cung: Là một huyệt đạo ở vùng cổ, đây là nơi có cơ quan cảm nhận áp lực, não bộ sẽ thông qua khu vực huyệt vị này để tiếp nhận áp lực của huyết áp. Khi đại não nhận được tín hiệu báo huyết áp cao ở khu vực này, sẽ bắt đầu khởi động các cơ chế hạ huyết áp. Những người bị huyết áp cao, có thể ấn vào khu vực này để hạ huyết áp.

2 điều chú ý khi ấn huyệt Kiều Cung:

1. Không được đồng thời ấn cả hai bên huyệt, chỉ nên ấn từng bên một bởi nếu đồng thời ấn, cơ chế hoạt động hạ huyết áp bị kích thích quá mạnh sẽ làm bệnh nhân ngất xỉu.

2. Không nên dùng lực quá mạnh để xoa bóp khu vực này, ấn nhẹ nhàng từ trên xuống dưới.

Ấn huyệt trên thân thể

1. Huyệt Bách Hội: Vị trí nằm chính giữa đầu. Khi huyết áp đột ngột tăng cao, có người sẽ cảm nhận được vị trí này lồi lên, dùng tay nhẹ nhàng massage vào đây để giảm cảm giác phồng lên là được.

2. Huyệt Khúc Trì: Huyệt ở chỗ lõm (giống cái ao = trì) khi tay cong (khúc) lại, vì vậy gọi là Khúc Trì. Có thể vỗ vào huyệt vị này để cải thiện tình trạng cao huyết áp

3. Huyệt Thái Xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này. Ấn huyệt này cũng có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.

Ấn các huyệt vị trên thân thể dưới đây để hạ huyết áp

Đông y điều trị cao huyết áp như thế nào?

Trị liệu Thực chứng

Thực chứng là hiện tượng cường thịnh, hữu dư, bệnh mới mắc. Khi mới bị cao huyết áp, phần lớn nghiêng về thể huyết áp cao nhiệt tính. Nhiệt tính là chỉ hiện tượng hỏa khí của bệnh nhân vượng và đại đa số là có nhiệt khí ở Can kinh. Nếu nhiệt của Can kinh không được khống chế ở mức thích hợp, sẽ tiếp tục phát triển xuống dưới và ta cần chú ý theo dõi. Nếu nó phát triển về phía tạng Tâm, Đông y sẽ tăng cường điều trị ở đó; nếu nó có ảnh hưởng tương đối lớn tới huyết quản, cần tăng cường điều trị ở huyết quản.

Long đởm tả can thang sau khi điều chỉnh một số vị có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao hiệu quả

Long đởm tả can thang là một bài thuốc điển hình của Đông y, dùng nó để điều trị cao huyết áp cần một số điều chỉnh, bài thuốc cuối cùng sẽ còn các vị thuốc: Sài Hồ, Trạch Tả, Xa Tiền Tử, Long Đởm Thảo, Chi Tử, Hoàng Cầm, Mộc Thông, Sinh Địa Hoàng, Đương Quy, Cam Thảo.

Điều trị bằng Long đởm tả can thang có thể đẩy lùi hỏa khí, lợi thủy khí, loại bỏ nhiệt ở Can kinh và khai thông khí huyết, cải thiện sự trao đổi chất.

Trị liệu Hư chứng

Hư chứng là hiện tượng suy nhược, bất túc, bệnh kéo dài từ lâu. Bởi tạng Tâm mệt mỏi vô lực, người Hư chứng dễ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi. Điển hình nhất đó là thở hổn hển khi leo núi hoặc đi cầu thang bộ. Nguyên nhân của hiện tượng này bởi tạng Tâm không thể phát xuất ra khí.

Ngoài ra những người có thể chất ứ huyết là do thiếu ô xy trong máu, nên màu sắc lưỡi không hồng hào như bình thường mà thường xám và hơi thâm. Thậm chí trên lưỡi xuất hiện những đốm lấm tấm gọi là ứ ban. Đây có thể do máu không thể lưu thông ở một bộ phận nào đó trong cơ thể, thông qua bắt mạch có thể biết được và Đông y sẽ nhắm vào khu vực bị ứ tắc đó để trị liệu. Ngoài ra, do máu không lưu thông đầy đủ, tứ chi thường bị tê bì, mỏi mệt; bởi thiếu dưỡng khí nên trạng thái tinh thần cũng thường không tốt. Theo bác sỹ Phó, vào lúc này muốn điều chỉnh huyết áp cũng cần bổ Hư. Bổ dương hoàn ngũ thang chính là bài thuốc điển hình.

Bổ dương hoàn ngũ thang bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc.

Nguyên liệu gồm: Sinh hoàng kỳ: 40-160 gam; Đương quy vĩ: 8 gam; Xích thược: 6 gam; Địa long: 4 gam; Xuyên khung: 4gam; Đào nhân: 4 gam; Hồng hoa: 4 gam.

Cách dùng: Lượng trên đúng nguyên phương trong sách, ngày 1 thang sắc với nước, chia làm 2 lần uống. Công dụng: Bổ khí, hoạt huyết, khử ứ, thông lạc.

Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày những người thích uống nước ngọt nên thay đổi chuyển uống nước lọc; luôn giữ trạng thái tinh thần ổn định; duy trì thói quen vận động hàng ngày để cơ thể toát mồ hôi và để nhịp tim vận động nhanh hơn một chút.

Theo The epochtimes
Kiên Định