Cải cúc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và nhiều vitamin A, B, C… giúp đẩy lùi cảm cúm, ho dai dẳng, đau đầu, hạ huyết áp…
Rau cải cúc hay còn tên gọi là rau cúc tần, tần ô… được mệnh danh là rau “thần dược” bởi hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cải cúc chứa tới 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và nhiều vitamin A, B, C… cùng các khoáng chất khác. Nếu so sánh về dinh dưỡng thì hàm lượng carotene trong cải cúc cao gấp 15-20 lần so với dưa chuột, cà tím; hàm lượng lượng canxi gấp 2 lần so với dưa hấu, dưa chuột và gấp 6 lần so với cà chua.
Theo Đông y, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, thanh đàm hỏa, yên tâm khí, có tác dụng chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt…
Trị cảm cúm
Lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô. Nấu cháo, đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc, để 5-10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày cần ăn từ 2-3 lần. Đây là món ăn bài thuốc có tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả mà không cần uống thuốc.
Chữa ho dai dẳng
Nấu canh phổi lợn cải cúc ăn với cơm để trị ho dai dẳng. Cần dùng 150g cải cúc tươi, 200g phổi lợn. Sau đó xắt nhỏ phổi lợn, ướp gừng và gia vị. Xào chín rồi cho nước vào đun sôi.
Cho cải cúc vào, rau vừa chín tắt bếp ngay. Nên ăn lúc canh còn nóng, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 3-4 ngày.
Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu: lấy 200g cải cúc, một con cá diếc 0,5kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa ho ở trẻ em: lấy cải cúc 6g, xắt nhỏ, thêm mật ong, đem chưng, uống nhiều lần trong ngày. Lưu ý: không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Trị đau đầu
Lấy một nắm lá cải cúc tươi rồi hơ nóng, chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu không trúng mùa cải cúc, có thể dùng cải cúc khô để chữa đau đầu theo cách sau: 10-15g cải cúc khô cho vào siêu, đổ 3 tô nước, sắc còn 1 tô. Uống sau khi ăn, ngày 2 lần sáng và tối. Uống liên tục 5-7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Những người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy thì nên hạn chế ăn cải cúc.
Tiêu sưng, lợi tiểu
Cải cúc chứa nhiều axit amin, chất béo, protein và nồng độ natri cao cùng kali và các khoáng chất khác, có thể điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu.
An thần, làm dịu các dây thần kinh não
Do giàu vitamin, carotenoid và các axit amin nên rau cải cúc có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tâm trạng lo lắng. Ăn hàng ngày có thể giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, chống lại triệu chứng mất trí nhớ và các tác dụng khác.
Thúc đẩy sự thèm ăn
Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơitạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, thúc đẩy sự thèm ăn, tốt cho tiêu hóa và cải thiện cảm giác thèm ăn nhanh chóng.
Phòng chống táo bón
Cải cúc chứa một lượng chất xơ vô cùng dồi dào có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp cơ thể và loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột, từ đó mang lại tác dụng tốt trong việc phòng chống táo bón.
Làm đẹp, trẻ hóa làn da
Rau cải cúc chứa các thành phần có thể làm cho da tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da mới nhanh chóng. Thường xuyên ăn cải cúc giúp bạn có làn da tươi trẻ và sáng bóng hơn.
Thanh phổi tiêu đờm
Rau cải cúc giàu vitamin A, ăn uống thường xuyên có tác dụng chống nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhuận phổi, tiêu đờm. Hương thơm của rau cải cúc có tác dụng đặc biệt giúp giảm hen suyễn.
Giảm bớt và loại bỏ cholesterol
Rau cải cúc chứa nhiều sắc tố màu xanh lá cây tươi và đậm, chất diệp lục có tác dụng loại bỏ cholesterol rất tốt.
Phương Nam