Dị ứng thực phẩm tuy đơn giản nhưng nếu không biết cách xử lý sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí có thể tử vong. Một số triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng thực phẩm như nổi mề đay, da tấy đỏ hoặc bị sưng, phát ban, rối loạn tiêu hóa…

Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó. Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu. Sự kết hợp này làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm và cách điều trị
Phát ban, mẩn đỏ… là những dấu hiệu thường thấy khi bạn bị dị ứng thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Một số triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng thực phẩm:

Ngứa trong miệng

Phản ứng dị ứng này thường xảy ra với trái cây hoặc rau cải có chứa pollens. Ngứa thường xảy ra trong miệng của bạn chỉ vài phút sau khi bạn nuốt thức ăn gây dị ứng.

Tức ngực, khó thở

Nói một cách đơn giản, các chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, dẫn đến số lượng lớn các tế bào bạch cầu (gọi là eosinophilis) tới thực quản của bạn, gây ra viêm, làm cho cổ họng của bạn cảm thấy bị thắt chặt hoặc giống như thức ăn đang bị mắc kẹt trong khí quản của bạn.

Ảnh: wikiphunu.vn

Phát ban

Phát ban không phải lúc nào cũng có nguyên nhân từ dị ứng thực phẩm, đôi khi đó có thể là vì dị ứng môi trường, thuốc hoặc kết hợp nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phát ban là một triệu chứng phổ biến hơn cả khi bị dị ứng thực phẩm.

Các nốt phát ban là những mụn nổi đỏ thường rất ngứa, chúng mọc theo từng mảng hoặc lan thành vùng rộng trên cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm và cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm và cách điều trị

Da tấy đỏ hoặc bị sưng

Dị ứng thường làm da bị tấy đỏ hoặc sưng, nhất là khu vực quanh môi hoặc trên mặt. Các loại hải sản và trứng là những tác nhân dị ứng đôi khi gây ra những triệu chứng như thế này.

Tụt huyết áp

Trong một số trường hợp, dị ứng thức ăn có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng như làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh.

Chàm bội nhiễm (Eczêma)

Eczema còn gọi là chứng viêm da atopic làm người bệnh rất ngứa và đau đớn, các nốt phát ban có vảy thường mọc gần mặt, khuỷu tay và đầu gối. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn do mồ hôi, quần áo hoặc thời tiết khô và rất khó chữa. Eczema là triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng với sữa, trứng, cá và bột mỳ.

Rối loạn tiêu hoá

Tiêu chảy, nôn mửa và táo bón đôi lúc cũng là biểu hiện của dị ứng thức ăn, nhất là với những sản phẩm làm từ bơ sữa. Tuy nhiên có thể chúng cũng là những dấu hiệu của tình trạng cơ thể không chịu được thức ăn.

Không chịu được chất lactose và gluten là hai tình trạng không thích nghi khá phổ biến gây ra những triệu chứng.

Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính (hay là cơn kích – xúc anaphylaxis) là triệu chứng nghiêm trọng nhất nhưng thật may, đây cũng là triệu chứng dị ứng hiếm gặp và rõ rệt nhất.

Nổi mề đay cấp tính là phản ứng dị ứng trên toàn cơ thể, gây khó thở do bị sưng nề đường thở và huyết áp giảm đột ngột do thành mạch máu bị giãn. Nổi mề đay cấp tính thường nặng lên rất nhanh khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, do đó sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân dị ứng.

Ảnh: Geniusteacher.in

Khi bị nổi mề đay cấp tính cần được cấp cứu ngay. Nếu các triệu chứng tiến triển không ngừng, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện tất cả các biện pháp cấp cứu cần thiết do bác sỹ yêu cầu.

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm

  • Do protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn.
  • Hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột.
  • Một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột: rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm.
  • Ngoài ra dị ứng thức ăn còn do di truyền, do nhiễm siêu vi, tổn thương niêm mạc ruột…

Khi bị dị ứng thực phẩm phải làm gì?

  • Khi có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn, bạn tiến hành sơ cứu bằng cách chườm mát cơ thể bằng khăn lạnh, ẩm. Chính độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể làm dịu nhanh làn da và ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn ngứa.
  • Uống thật nhiều nước.
  • Với những bệnh nhân bị sốc phản vệ và nguy cơ đe dọa tính mạng (nghẹt thở, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, vã mồ hôi, mất tri giác…) thì cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm

  • Tránh sử dụng những thực phẩm, các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng.
  • Nhận biết sớm các triệu chứng khi bị dị ứng: ngứa, sưng đỏ, đi lỏng..
  • Tránh tiếp xúc với các món ăn dễ gây dị ứng.
  • Khi phản ứng dị ứng thực phẩm có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Đối với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm: nổi mề đay toàn thân, khó thở… phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

Phương Nam