Các chuyên gia cảnh báo, mọi người không nên chủ quan khi bị ngứa, bởi đó có thể dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như suy thận, suy gan, u lympho…
1. Suy thận
Thận là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng, giúp lọc các chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị suy yếu, các chất độc và chất cặn bã thận không thể đào thải ra khỏi người sẽ ngấm vào máu, dẫn đến tình trạng nổi phát ban và ngứa da.
Biểu hiện ngứa toàn thân do bệnh thận chủ yếu là ngứa kèm theo dấu hiệu ớn lạnh, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, hơi thở có mùi amoniac. Khi có những dấu hiệu này, bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.
2. Rối loạn gan
Giống như thận, gan có chức năng lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu bị ngứa ngáy khắp người mà không có lý do, đó là triệu chứng sớm của bệnh gan. Khi mật thừa ứ đọng trong gan, nó bắt đầu axit hóa và ngấm vào máu, gây ngứa nghiêm trọng trên da.
3. Bệnh cột sống
Ngứa dai dẳng ở vùng lưng mà không thấy phát ban, đó có thể là dấu hiệu của bệnh cột sống, thường do chấn thương hoặc viêm một số vùng của tủy sống.
Khi các dây thần kinh trong và xung quanh tủy sống bị tổn thương hoặc bị viêm, chúng bị chèn ép khi ngồi và di chuyển, gây cảm giác ngứa ở vùng đó.
4. Bệnh tiêu chảy mỡ (celiac)
Nếu bị ngứa dữ dội, cùng với những nốt đỏ hoặc mụn nước xung quanh đầu gối, khuỷu tay, mông, vùng tóc… là triệu chứng của bệnh viêm da dạng herpes (dermatitis herpetiformis), một dạng của bệnh tiêu chảy mỡ (celiac) ảnh hưởng đến da.
5. U lympho
U lympho là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết của cơ thể, thường rất khó điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Biểu hiện thường thấy của bệnh là nổi hạch khắp cơ thể và thường kèm theo ngứa ngáy.
6. Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là bệnh liên quan đến nội tiết, cần điều trị lâu dài. Sự mất cân bằng nội tiết do bệnh tuyến giáp có thể gây ngứa da ở nhiều người.
7. Mãn kinh
Mãn kinh là một hiện tượng tự nhiên xảy ra với phụ nữ sau tuổi 45. Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều thay đổi nội tiết xảy ra trong cơ thể. Lúc này, chất nhờn tự nhiên của cơ thể bị giảm, gây khô da và ngứa.
Khi có triệu chứng mẩn ngứa trên da, mọi người có thể khắc phục bằng những cách sau:
– Ngâm mình trong nước ấm để các mao mạch máu giãn nở, giúp máu tuần hoàn dễ dàng hơn. Có thể dùng kết hợp các loại thảo dược như lá khế, lá tía tô, lá kinh giới để ngâm cơ thể trong vòng 10-15 phút mỗi ngày.
– Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân để tránh tình trạng da khô nứt nẻ, ngứa ngáy.
– Đối với các trường hợp ngứa do dị ứng, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc thuốc Đông y để điều trị.
– Đối với bệnh nhân mắc các chứng bệnh do virus gây ra nên được đưa đi khám chữa càng sớm càng tốt.
– Điều trị bệnh lý cơ thể là tiền đề để hiện tượng ngứa da toàn thân nhanh chóng biến mất.
– Đi khám ở các bệnh viện, phòng khám da liễu.
– Uống nhiều nước, tăng cường ăn rau củ quả…
Lan Phương