Châm cứu, một trong những phương thức điều trị chủ yếu và thông dụng nhất trên thế giới. Nó có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với Tây y để điều trị khá nhiều bệnh. Đây cũng là ‘cầu nối’ giúp Đông y quay về với văn hóa truyền thống.

Từ thời xa xưa, cổ nhân Trung Quốc đã biết cách dùng kim châm đá (là loại kim châm cổ xưa nhất) để trị liệu. Tuy nhiên rất ít người biết rằng thực ra kim châm đá còn hữu hiệu hơn cả kim châm thời nay. Sau đó kim châm được phát minh ra, và có rất nhiều loại khác nhau, đi kèm với nó là các kỹ thuật châm cứu. Đông y có câu nói rằng: “Thầy thuốc tồi chú trọng hình thức, thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần”. Có nghĩa là một thầy thuốc Đông y năng lực kém chỉ nỗ lực với các kỹ thuật bề mặt, trong khi thầy giỏi chú ý đến cả kỹ thuật bên ngoài lẫn tinh thần bên trong đó.

Vậy châm cứu khởi tác dụng như thế nào? Tại sao đây là ‘cầu nối’ quay về văn hóa truyền thống của Đông y? Để hiểu được nguyên lý này, trước hết phải biết được nguồn gốc của nó. Châm cứu chính là do Thần truyền cấp cho nhân loại, và vì thế nó có cơ chế đặc biệt đằng sau. Cũng là nói rằng, những thứ Thần truyền là thần thánh và có năng lực mà Thần ban cho. Khi dùng châm cứu trị bệnh, thì linh tính của nó câu thông với trời, và được thiên thượng trợ giúp. Không chỉ dùng y thuật, mà các thầy thuốc Đông y khi ngưng thần tĩnh tâm, tâm không tạp niệm mà chữa trị cho bệnh nhân, thì tự nhiên cũng câu thông với trời và được Thần hỗ trợ.

Đông y trở thành cầu nối quy về văn hóa truyền thống như thế nào?

Châm cứu là phương pháp trị liệu phổ biến thông dụng trên toàn thế giới. (Ảnh: zazhi.qunba.com)

Sự phát triển của y học hiện đại và mối liên hệ tương hỗ giữa Đông y và Tây y, làm y học cổ truyền được trao một sứ mệnh thiêng liêng: Trở thành cầu nối quay về với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Lấy châm cứu làm ví dụ: Khi tìm kiếm danh từ ‘phòng khám châm cứu’ trên bản đồ của Google tại Mỹ, chỉ riêng ở Los Angeles đã 17 phòng khám và toàn đất nước này con số ấy phải gấp hàng chục lần thậm chí dường như còn nhiều hơn tại Trung Quốc. Ở châu Âu, mức độ đón nhận cũng tương tự, rất được mọi người coi trọng và lan truyền rộng rãi.

Sở dĩ Đông y có thể phát triển mạnh dưới sức ép của y học hiện đại vì chúng có thể bù đắp cho những thiếu sót của Tây y, khả năng trị liệu đặc biệt và tiềm ẩn vượt quá những biểu hiện chỉ bộc lộ ở bề mặt. Mức độ điều trị của Tây y nằm trong không gian tương đương với tầng bề mặt của nhân loại như tế bào và virus. Đông y ngược lại có thể loại bỏ các yếu tố phụ diện đằng sau các cơ quan bị bệnh trên bề mặt cơ thể. Ví dụ, các thiết bị y tế hiện đại không cách nào quan sát được linh thể âm tính, nhưng các đại y học gia, như Biển Thước, Hoa Đà hay một số người có công năng đặc biệt lại có thể làm được.

Như mọi người đã biết, so với Tây y, Đông y có sở trường trong điều chỉnh một cách chỉnh thể toàn diện thân thể người. Văn hóa truyền thống Trung Hoa giảng về Thiên nhân hợp nhất, lục phủ ngũ tạng cũng là một bộ phận tín tức của toàn bộ chỉnh thể, đều đối ứng với từng bộ phận. Ví dụ: Bấm huyệt tai có thể điều chỉnh tình trạng của các tạng phủ tương ứng, các huyệt đạo khác có tác dụng tương tự. Xuất phát điểm trị liệu của Đông y là điều trị toàn diện và có thể loại bỏ tận gốc nguồn gây bệnh.

Ngược lại, do thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh tổng hợp về âm dương, ngũ hành tương sinh tương khắc, hoạt động của chu thiên và hệ thống kinh lạc, Tây y thường tìm hiểu nghiên cứu theo từng chủ đề riêng biệt và không có mối liên quan giữa các bộ phận. Điều trị theo chiều hướng này, tại một thời điểm nhất định hoặc tại chỗ thì hiệu quả rất tốt. Ví dụ, sau khi phẫu thuật loại bỏ tổn thương sẽ lập tức hiệu quả. Tuy nhiên, sau đó có thể tái phát bất cứ lúc nào, các bệnh có liên quan tới vị trí tổn thương xuất hiện sau khi điều trị cao và thường xuyên hơn. Khả năng chẩn đoán chính xác vấn đề di căn của các loại ung thư của Tây y có lịch sử không lâu, rất nhiều nguồn bệnh phát triển, di căn và ẩn dấu bên trong cơ thể vẫn không thể nhận biết chính xác hiệu quả. Sự phổ cập của thuật châm cứu, Đông Tây y kết hợp đã làm việc trị liệu khả quan hơn.

Cơ chế tác dụng trong điều trị châm cứu

Châm cứu là cầu nối giúp Đông y quay về văn hóa truyền thống. (Ảnh: Beijing,China)

Thuật châm cứu là một y thuật “Nội bệnh ngoại trị” thông qua tác dụng truyền dẫn tới các kinh lạc và huyệt vị cũng như ứng dụng phương pháp thao tác nhất định để trị mọi chứng bệnh toàn thân. Nó có 3 tác dụng chủ yếu đó là khai thông kinh lạc, điều hòa âm dương, hỗ trợ loại bỏ tà khí.

Khai thông kinh lạc là làm cho các kinh lạc bị tắc nghẽn được thông suốt và phát huy tác dụng sinh lý bình thường của chúng. Đây là tác dụng trị liệu trực tiếp cơ bản nhất của thuật châm cứu. Điều hòa âm dương là làm cho trạng thái mất cân bằng âm dương trong cơ thể về thế cân bằng bình thường, đây cũng là mục đích cuối cùng cần đạt được của thuật châm cứu. Loại bỏ tà khí chính là có thể thông qua đây hỗ trợ chính khí chủ yếu trong cơ thể phát triển và loại trừ khí bệnh.

Trong chương Điều kinh luận, sách Tố vấn của Hoàng đế nội kinh có phân nguyên nhân bệnh thành hai loại: Điều đầu tiên sinh ra các loại bệnh, hoặc từ âm hoặc từ dương. Bệnh sinh từ dương chính là phong, vũ, hàn, thử (lục dâm); sinh từ âm chính là ăn uống và nơi cư trú sinh sống, âm dương hỷ nộ (thất tình) (Nguyên văn: Phu tà chi sinh dã, hoặc sinh vu âm, hoặc sinh vu dương. Kỳ sinh vu dương giả, đắc chi phong vũ hàn thử (lục dâm); kỳ sinh vu âm giả, đắc chi ẩm thực cư xử (ẩm thực lao quyện), âm dương hỉ nộ (thất tình)); hai lực lượng chính tà song song đối lập, quyết định sự phát triển và phát tác của bệnh. Nếu xem thân thể là cá thể cân bằng tương hỗ về hai chủng sức mạnh âm dương, thì với sự trợ giúp của kim châm cứu, hai luồng lực này có thể được biểu hiện, danh y căn cứ vào các huyệt vị, men theo kinh lạc để dẫn đạo và phát tiết ra các luồng sức mạnh khác nhau, làm công hiệu của các kinh lạc trong nhân thể có thể phát huy hiệu quả kỳ diệu.

Theo Đông y, âm dương là thuộc tính của vạn vật trong vũ trụ. Hai mặt âm dương luôn có quan hệ đối lập (mâu thuẫn) nhưng luôn luôn thống nhất với nhau. Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng bình hành (thăng bằng) nương tựa vào nhau để hoạt động giúp cho cơ thể thích ứng với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên. Bệnh tật sinh ra do mất cân bằng của âm dương. Nguyên nhân có thể do các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí của lục dâm) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém (chính khí hư), sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ…

Theo Đông y, hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (đường thẳng) và những đường lạc (đường ngang) chằng chịt nối liền các tạng phủ ra ngoài da và tứ chi, khớp, ngũ quan. Hệ thống này thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong, ngoài), tạo thành một khối thống nhất, thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt giác…) thông qua các “huyệt” để chữa bệnh. Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân – tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong (chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh. Nếu có tà khí thực thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ). Mỗi đường kinh liên quan tới một tạng hoặc một phủ nhất định. Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi quan biểu lý với nó. Khi châm cứu, người ta tác dụng vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng (bế tắc) của kinh mạch.

Tác dụng của châm cứu là khai thông kinh lạc giúp cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh: cinkultur.com)

Đông y và tinh hoa văn hóa truyền thống

Việc nhà dược học Trung Quốc Đồ U U nhận được giải Nobel về y học năm 2015 làm một số người cho rằng đã tìm thấy đường ra cho thuốc Đông y và Y học cổ truyền – Dùng phương pháp khoa học hiện đại để loại bỏ nội dung không khoa học của thuốc Đông y và Đông y. Điều này có lẽ có hiệu quả một phần đối với thuốc Đông y. Việc tập hợp các phương thuốc đã rất có hệ thống, khe hở trong tiềm năng khai phát và phát triển nguyên liệu thuốc Đông y vẫn tồn tại như cũ. Tuy nhiên những điều này không nhất định có hiệu quả đối với Đông y.

Trên thực tế, Tây y muốn nhờ vào khoa học hiện đại để loại bỏ những nội dung không khoa học trong Đông y, đây cũng chính là một loại cải cách mà y học phương Tây muốn bù đắp sự thiếu hụt của chính mình thông qua kết hợp giữa Đông và Tây y. Nếu muốn nhân cơ hội này để thay thế cho Đông y là hoàn toàn không thể được. Nguyên nhân sự khác biệt lớn nhất giữa hai phương pháp trị liệu này không phải ở lý luận về phương thuốc, mà vì y thuật cũng như cơ chế khám chữa bệnh là khác nhau. Hai bên không thể thay thế cho nhau. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu thị trường đối với một số phương pháp trị liệu của Đông y đang tăng lên. Dựa trên sự cộng sinh giữa điều trị bằng Y học cổ truyền và văn hóa truyền thống, sẽ gián tiếp đưa văn hóa truyền thống quay trở lại.

Từ quan điểm của Đông y truyền thống, trên con đường khám phá hệ thống kinh lạc, y thuật đặc biệt và xuất phát điểm của các đại diện Đông y truyền thống như Biển Thước, Trương Trọng Cảnh… rõ ràng không thể đi theo con đường các bác sĩ Tây y nghĩ ra. Bởi vì cái gọi là dẫn truyền thần kinh của Tây y đơn giản và trực tiếp hơn nhiều so với hệ thống kinh lạc trong mắt của người Phương Đông. Nó ở mức độ thấp hơn vì đó là liên kết vật chất vật lý gắn liền với giải phẫu người. Có một dòng năng lượng liên kết có liên quan tới hệ thống kinh lạc khác tồn tại vô hình mà mắt người thường không thể thấy. Sự tồn tại của nó không bình thường như nguồn năng lượng mà chúng ta cần mà nó ở tầng siêu thường hơn. Việc Hoa Đà tạo ra Ngũ cầm hí cũng chứng tỏ nội hàm khác bên trong của văn hóa như khí công, dưỡng sinh, tu luyện và trường thọ. Đây chính xác là một góc tinh túy khác của văn hóa truyền thống trong y học cổ truyền Trung Hoa.

Kiên Đinh
Nguồn tham khảo: Secretchina