Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy xây dựng cho bản thân một thói quen lành mạnh  giúp bạn ít bệnh tật và sống khỏe mạnh hơn.

Trải qua các cuộc nghiên cứu, thăm dò sức khỏe cộng đồng, các nhà khoa học đã đúc kết ra một số thói quen giúp cơ thể bạn có sức đề kháng tốt với những bệnh tật hiện nay.

1. Tắm nước lạnh

Việc tăm nước lạnh có tác dụng kích thích cơ thể giống như tập thể dục. Nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Australia, được công bố trên tạp chí Cell Metabolism năm 2014, ủng hộ nhận định này. Các nhà khoa học nhận thấy rằng sự run rẩy kích thích chuyển đổi “mỡ trắng” dự trữ năng lượng thành “mỡ nấu” đốt cháy năng lượng.

2. Ngủ đủ giấc

Chỉ thiếu 30 phút ngủ mỗi ngày vào các ngày trong tuần có thể dẫn đến béo phì (Ảnh: qua Elsiglodetorreon.com

Theo các nhà khoa học thuộc trường Cao đẳng Y khoa Weill Cornell ở Qatar, Doha, chỉ thiếu 30 phút ngủ mỗi ngày vào các ngày trong tuần có thể dẫn đến béo phì. Do những ràng buộc xã hội và công việc, chúng ta thường bị thiếu ngủ vào những ngày đi làm và ngủ bù vào ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa về lâu dài, có thể thúc đẩy sự khởi phát, hoặc làm nặng thêm tiến triển của bệnh đái tháo đường týp 2.

3. Tích cực vận động

Vận động không thể thiếu trong bất kỳ trường phái dưỡng sinh nào, có thể là nhẹ nhàng như khí công, đi bộ hay mạnh bạo như leo rừng leo núi… nhưng nhất thiết cần có. Nó giúp lưu thông khí huyết, thải bỏ chất độc, rèn luyện dẻo dai…

Ngày nay rất nhiều người bị táo bón, cơ bản là do thiếu vận động. Táo bón ảnh hưởng đến 1/7 số người lớn vào bất kì thời điểm nào, và có thể dẫn đến bệnh trĩ, viêm túi thừa, chảy máu và khó chịu. Hơn nữa, vào năm 2012, các nhà khoa học thuộc Hội Tiêu hóa Mỹ đã báo cáo mối liên quan giữa táo bón mạn tính và tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Vấn đề này không thể xem nhẹ. Hãy cố gắng đi vệ sinh mỗi sáng là cách hiệu quả để cải thiện sức khoẻ. Giữ đủ nước và tập thể dục thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa táo bón.

4. Xét nghiệm máu định kỳ

Bệnh tim mạch gây ra hơn 1/4 số ca tử vong ở Anh. Một trong những yếu tố nguy cơ chính là chỉ số lipoprotein tỷ trọng thấp – được gọi là cholesterol “xấu” – ở mức cao, có thể khiến mỡ tích tụ ở thành động mạch. Việc biết được chỉ số mỡ máu có thể thực sự thúc đẩy bạn thay đổi chế độ ăn và tập thể dục để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

5. Thử nhịn ăn

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy nhịn ăn có phương pháp sẽ tốt cho sức khoẻ. Các nhà nghiên cứu tim tại Viện Tim mạch Trung tâm Y tế Intermountain, bang Utah, Mỹ đã phát hiện ra rằng việc nhịn ăn định kỳ không chỉ làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và tiểu đường mà còn làm thay đổi đáng kể chỉ số cholesterol trong máu của một người. Cả bệnh tiểu đường và tăng cholesterol đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành.

Tất nhiên, nếu bạn đang quá nhẹ cân thì cần lưu ý tăng thêm khẩu phần ăn để cơ thể có nguồn dự trữ năng lượng.

6. Thường xuyên ăn trứng

Trứng là một nguồn axit folic đặc biệt tốt, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh: qua today.ps)

Ăn trứng từng được cho là gây cholesterol cao. Nhưng giờ đây, lời khuyên chính thức từ Quỹ Tim Anh nói rằng ăn tới một quả trứng mỗi ngày sẽ không làm tăng nguy cơ bệnh tim ở người khỏe mạnh, và có thể là một phần trong chế độ ăn lành mạnh. Trứng là một nguồn axit folic đặc biệt tốt, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, đó là báo cáo các nhà khoa học từ Bệnh viện Đại học số 1 Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 2015.

7. Duy trì mức năng lượng cao

Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng thế giới người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), ông là tác giả của cuốn sách “Power vs Force” (Năng lượng tâm linh). Trong đó đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực.

Tiến sĩ David R.Hawkins. (Ảnh: Cytaty.pl)

TS. Hawkins cho biết, những người không được thương yêu hay có tư tưởng tiêu cực, oán giận, chỉ trích, hận thù người khác hoặc sống ích kỷ đều có tần số rung động thấp. Trong quá trình trách móc, hận thù người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ, đồng thời tạo ra nhiều áp lực trên cơ thể và làm tăng nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Ăn kiêng và thể dục chỉ là một phần, nghiên cứu của TS Hawkins xác nhận những suy nghĩ có sức mạnh và tác động đáng kể đến sức khoẻ. Như vậy một trái tim yêu thương từ thiện là yếu tố không thể thiếu để có được hạnh phúc và sức khoẻ lâu bền.

Cao Sơn (Theo Telegraph)

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.