Bệnh dịch hạnh có khả năng lây lan rất nhanh, quá trình mắc bệnh ngắn, tỷ lệ tử vong cao. Thời trung cổ cũng từng xuất hiện những trận bệnh dịch hạch trên quy mô lớn và gây nên sự kiện người chết hàng loạt nổi tiếng. 

Theo thông báo chính thức từ chính phủ Trung Quốc, tối ngày 12/11 có 2 bệnh nhân người Nội Mông sống tại Bắc Kinh được chẩn đoán là mắc bệnh dịch hạch. Hai bệnh nhân này đang được điều trị tại bệnh viện Triều Dương ở thủ đô Trung Quốc – nơi có hơn 21 triệu dân sinh sống. Người phụ trách bệnh viện Triều Dương có trả lời phỏng vấn rằng người dân không cần phải lo lắng hoảng sợ, căn bệnh này vẫn nằm trong tầm kiểm soát được. Tuy vậy, rất nhiều người Trung Quốc vẫn không khỏi lo lắng rằng liệu việc bệnh dịch hạch lây lan ngoài tầm kiểm soát có bị che giấu và lặp lại giống như đại dịch SRAS trong lịch sử.

Bệnh dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết (ảnh: CNN).

Những trận đại dịch hạch trong lịch sử

Thực tế, bệnh dịch hạch chưa bao giờ biến mất. Nhiều hồ sơ đã ghi lại những trận đại dịch hạch gây nên cái chết hàng loạt trong lịch sử. Theo tổ chức Y tế thế giới, hiện vẫn còn 1000 ca đến 3000 ca mắc loại bệnh này trên toàn thế giới.

Trong quá khứ, trận đại dịch hạch đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ 6. Nó bắt nguồn từ bán đảo Sinai ở Ai Cập và lây lan đến các nước châu Âu khiến gần 100 triệu người thiệt mạng.

Trận đại dịch thứ 2 xảy ra vào thế kỷ 14. Nó bắt nguồn từ vùng Lưỡng Hà. Những mầm bệnh đã đi theo các cuộc thập tự chinh rồi lan sang bờ biển phía bắc của Eurasia và châu Phi, châu Âu. Trận đại dịch lần đó đã lấy đi tính mạng của rất nhiều người. Con số người chết lên đến 25 triệu. Đây chính là cái chết đen nổi tiếng trong lịch sử.

Tại Trung Quốc, theo biên niên sử của nhà Minh quyển 78 có ghi chép: “Vào năm Sùng Trinh đời nhà Minh, tại 3 tỉnh phía bắc của Trung Quốc có 10 triệu người chết do bệnh dịch hạch. Lúc đó, tình huống dịch bệnh lây lan rất phức tạp, trong vòng 8 tháng thì đại dịch đã lên đến đỉnh điểm. Ban đầu mỗi ngày chỉ có một hai người chết vì dịch bệnh nhưng sau đó có hàng trăm người tử vong mỗi ngày, Có những gia đình chết hết không một ai sống sót. Từ một gia đình rồi lây lan sang họ hàng và làng xóm, người chết xuất hiện ở khắp mọi nơi”.

Đại dịch thứ ba xảy ra vào giữa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với số người chết khoảng 12 triệu. Mặc dù số lượng này đã giảm dần nhưng nó vẫn cho thấy tỷ lệ tử vong cao và nhanh bất thường khi có đại dịch hạch xuất hiện.

Bệnh dịch hạch được phân loại như thế nào?

Dịch hạch là một loại bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis hình que thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Bệnh dịch hạch có 4 đường lây, trong đó chủ yếu lây qua đường máu.

Đường máu: Lây qua vết đốt của côn trùng, chủ yếu là do bọ chét Xenopsylla cheopis. Bọ chét hút máu làm lan truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người.

Đường tiêu hoá: Thực phẩm, nước bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo rắc mầm bệnh vào. Đường lây này trên thực tế ít nguy hiểm vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị chết khi đun sôi, nấu chín.

Đường hô hấp: Từ bệnh nhân bị dịch hạch thể phổi có thể lây trực tiếp cho người xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…

Đường da, niêm mạc: Khi da trên cơ thể người bị trầy xước, tổn thương, các vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh có thể xâm nhập qua da gây bệnh, những trường hợp này rất hiếm gặp.

Vi khuẩn dịch hạch. Ảnh: wikipedia.

Bệnh dịch hạch được điều trị như thế nào?

Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch, nếu được điều trị ngay lập tức, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn. Cách chủ yếu dùng trong điều trị bệnh dịch hạch là dùng kháng sinh và cách ly người bệnh với cộng đồng. Thường thì các bệnh nhân được điều trị trong vòng 10 ngày hoặc điều trị liên tục cho đến khi bệnh nhân bị sốt 2 ngày.

Triệu chứng bệnh dịch hạch

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao là do không kịp thời chữa trị. Do vậy, việc chẩn đoán kịp thời là rất quan trọng. Ví dụ như khi bạn đến một khu vực bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với bệnh nhân mà cảm thấy sốt, rùng mình, đau đầu, mệt mỏi thì cần kịp thời đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời. Các triệu chứng chính của bệnh dịch hạch như sau: 

1. Sốt cao

2. Viêm hạch bạch huyết ngứa

3. Viêm xuất huyết sinh mủ

4. Viêm phổi và ứ máu huyết thanh

Ảnh: Adobe Stock.

Phương pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch

Chúng ta không thể tiến hành diệt sạch chuột trên thế giới. Do vậy, chỉ có thể phòng bệnh bằng cách làm sạch môi trường xung quanh và thói quen sống. Các phương pháp phòng ngừa như sau:

1. Tránh đến các khu vực đang có bệnh dịch

Tránh đến các khu vực có bệnh nhân bị bệnh dịch hạch. Nếu công việc yêu cầu phải có mặt ở khu vực này thì chúng ta cần đeo khẩu trang phòng bệnh, đồng thời cần chủ động tự bảo vệ bản thân.

2. Phòng ngừa bị bọ chét cắn

Cách phòng ngừa nhiễm trùng chính là tránh để bọ chét cắn. Do đó, khi đi ra ngoài hoặc nơi có nhiều chuột sinh sống, bạn nên mặc quần áo dài tay và xịt thuốc có chứa DEET lên da hoặc quần áo để tránh bọ chét cắn.

3. Diệt trừ bọ chét sống ký sinh

Khi con chuột chết, bọ chét sẽ nhảy lên một con vật khác để sống ký sinh. Do vậy cần diệt bọ chét trước khi diệt chuột. Môi trường xung quanh cần giữ cho sạch sẽ tránh để chuột tới làm ổ. Những nơi như gầm cầu thang hay chỗ để rác cần được làm sạch thường xuyên. Đồng thời việc cất đặt đồ ăn cũng phải cẩn thận, tránh làm mồi nhử chuột đến sinh sống. Không ngủ với thú cưng và dùng các sản phẩm thích hợp tránh cho bọ chét ký sinh trên thân những con vật trong nhà.

4. Không chạm vào động vật bị nhiễm bệnh

Không tiếp xúc trực tiếp hoặc điều trị cho động vật bị bệnh để tránh lây nhiễm.

5. Tiêm vắc xin phòng bệnh

Vắc xin phòng bệnh dịch hạch chỉ có tác dụng trong vài tháng, tiêm liên tục 2 đến 3 liều cũng chỉ có thể bảo vệ trong khoảng thời gian nửa năm. Do vậy không nên tiêm. Cách phòng tránh tốt nhất không nên đến khu vực đang có dịch bệnh và nên thực hiện các liệu pháp phòng bệnh khác.

Nếu bạn đang đi du lịch hoặc hoạt động trong khu vực dễ bị bệnh dịch hạch, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp để tránh bị bọ chét cắn, tránh xa nơi chuột sinh sống và không tiếp xúc với loài gặm nhấm.

San San (TH)

Video xem thêm: Lời thú tội của bác sỹ Trung Quốc mổ cướp nội tạng

videoinfo__video3.dkn.tv||dfdee7409__