Khi chúng ta dần già đi, mạch máu sẽ không còn giàu tính đàn hồi như khi chúng ta còn trẻ, thậm chí có thể bắt đầu cứng lại và tắc nghẽn, máu cũng biến trở nên nhớt. Những triệu chứng nào là dấu hiệu báo trước của xơ cứng động mạch và tắc nghẽn? Có thể làm gì để phục hồi sức khỏe mạch máu?

Xơ cứng động mạch dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Xơ cứng động mạch đề cập đến bệnh động mạch gây ra “thành mạch máu biến dày” hoặc “tắc nghẽn bên trong mạch máu”. Khi xảy ra xơ cứng động mạch, mạch máu mất tính đàn hồi, tuần hoàn ngoại biên trở nên kém, dễ hình thành huyết khối. Tuy nhiên, máu là một vật chất sinh mệnh trọng yếu của thân thể, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và chất thải của quá trình trao đổi chất, duy trì hoạt động bình thường của thân thể. Khi máu trở nên quá đặc hoặc hình thành cục máu đông, chức năng vận chuyển của máu có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim và đột quỵ.

Xơ cứng động mạch có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, v.v.. Ngoài ra, béo phì, hút thuốc, uống rượu nhiều, rối loạn nội tiết, căng thẳng, kích thích tinh thần, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém, thiếu vận động và tuổi tác cũng liên quan đến chứng xơ cứng động mạch.

Xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đông máu, dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim. (Tổ Chương trình Truyền tim Y tế)

12 triệu chứng sớm của bệnh xơ cứng động mạch

Xơ cứng động mạch là một quá trình diễn ra từ từ và có thể không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu mắc các bệnh sau đây, thì nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch cao hơn:

1. Bị cao huyết áp, mỡ máu cao hoặc tiểu đường.
2. Có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu lâu dài.
3. Lạnh và tê ở tay chân.
4. Trí nhớ suy giảm, quên nhanh các con số, ngày tháng, tên người, địa điểm, vừa quay người liền quên mất những gì bản thân muốn làm.
5. Tính cách thay đổi, dễ bị kích động, hỷ nộ ai lạc biến hóa vô thường.
6. Thiếu lực tập trung, phản ứng tư duy chậm.
7. Chuyển động biến trở nên chậm chạp.
8. Thừa cân.
9. Chóng mặt, nhức đầu, lúc nhẹ, lúc nặng, nhiều lần phát tác.
10. Tay hơi run khi cầm đũa hoặc bút.
11. Giấc ngủ rất nông, khó ngủ sau khi thức dậy, mơ nhiều và thường xuyên bị mất ngủ.
12. Dễ mệt mỏi, mất hào hứng.

Nếu có các triệu chứng trên, bạn nên cải thiện chế độ ăn uống, áp dụng chế độ ăn ít cholesterol, ít muối và ít đường, tránh hút thuốc và uống rượu, đồng thời vận động phù hợp. Đặc biệt, việc kiểm tra xơ cứng động mạch nên được thực hiện thường xuyên.

Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, lúc nhẹ, lúc nặng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh xơ cứng động mạch. (Shutterstock)

4 dấu hiệu cho thấy máu có thể đã biến đặc

Bệnh nhân bị xơ cứng động mạch có nguy cơ bị nhớt máu cao hơn, độ nhớt của máu sẽ dẫn đến tuần hoàn máu và trao đổi chất kém, các triệu chứng thường gặp như đau đầu, đau vai gáy, tê tay chân, mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực và nổi mẩn da, v.v. 

Người trung niên, người già mắc bệnh mãn tính và người trẻ bị căng thẳng cao đều là nhóm có nguy cơ bị máu nhớt. Những người có tiền sử huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh tim, tiểu đường,… có nguy cơ phát sinh máu đặc sệt cao hơn. Một bộ phận nhỏ thanh niên chịu áp lực lớn trong công việc, thường xuyên giao lưu bia rượu, ăn nhiều thịt có thể dẫn đến hiện tượng nhớt máu sớm.

Hãy cảnh giác nếu bạn có 4 triệu chứng sau:

1. Cảm thấy chóng mặt khi dậy sớm, không tỉnh táo và suy nghĩ chậm. Bạn phải ăn sáng rồi thì đầu não mới tỉnh táo.

2. Bạn cần chợp mắt một lát sau bữa trưa, nếu không bạn sẽ bơ phờ suốt buổi chiều. Ngược lại, trạng thái tinh thần sau bữa tối đặc biệt tốt.

3. Bạn bị hen suyễn khi làm việc trong tư thế ngồi xổm. Khi ngồi xổm, lượng máu về tim và ngực giảm đi, thiếu máu cục bộ ở phổi, não và các cơ quan khác gây khó thở, dẫn đến cơn hen suyễn.

4. Thị lực mơ hồ có tính kịch phát. Khi máu trở nên đặc hơn, tốc độ lưu thông chậm lại, máu không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho dây thần kinh thị giác, hoặc dây thần kinh thị giác và võng mạc bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tạm thời, gây mờ mắt, nhìn gì cũng mơ hồ.

Xuất hiện bốn triệu chứng trên đây có thể là do máu đặc. (Tổ Chương trình Truyền tim Y tế)

Cảnh giác với 4 hành vi có thể gây tắc nghẽn mạch máu

Xơ cứng động mạch và máu nhớt có thể dễ dàng dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm các bệnh về tim mạch và mạch máu não như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và tăng mỡ máu, cũng như các bệnh mãn tính về gan, thận và phổi. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim gây tử vong, đột quỵ và tử vong đột ngột.

Những hành vi nào có thể khiến mạch máu bị tắc nghẽn, biến cứng và máu đục?

1. Tình tự cảm xúc

Áp lực tâm lý sẽ khiến các cơ và dây thần kinh căng cứng, mạch máu co thắt một cách vô thức, khi đó huyết áp sẽ tăng cao.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Châm cứu” phát hiện, áp lực sẽ kích thích hoạt động hạch hạnh nhân (amygdala) của đại não, và hoạt động ở vùng này cũng có thể dẫn đến những biến hóa về hormone và hệ thần kinh tự chủ, thúc đẩy tình trạng viêm động mạch và xơ vữa động mạch, làm gia tăng một loạt nguy cơ bệnh tim mạch.

2. Chế độ ăn uống

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa. Ăn đồ lạnh sẽ khiến mạch máu co lại, Trung y gọi đó là “hàn tắc huyết ngưng”, tức là lạnh ắt khiến máu đặc lại. Nếu bạn không uống đủ nước, máu sẽ đặc hơn, đồng thời quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng.

Khi đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè, bạn nên chú ý hơn đến việc uống nước. Tôi có một bệnh nhân ở độ tuổi 50, có lối sống tốt và chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng ông ấy uống khá ít nước, dẫn đến bị đột quỵ vào mùa hè.

3. Vận động

Thiếu vận động có thể làm lưu thông máu kém hơn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý vận động vừa phải, vận động quá sức vào mùa đông cũng có thể gây hại cho cơ thể.

4. Tránh hút thuốc và uống rượu

Những thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc, uống rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Nếu bạn không uống đủ nước, máu sẽ đặc hơn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. (Shutterstock)

7 loại thực phẩm giúp làm sạch mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu

Về mặt lâm sàng, máu lưu thông không tốt, Trung y gọi là “máu ứ”. Người bệnh thường biểu hiện môi thâm, trường hợp nặng, lưỡi có thể chuyển sang màu tím, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Đối với loại bệnh nhân này, tôi thường kê thuốc bổ khí, dưỡng huyết, tiêu huyết ứ để bổ sung năng lượng cho tim, các bài thuốc Đông y thường dùng bao gồm sinh mạch tán, huyết phủ trục ứ thang. Thực nghiệm trên động vật phát hiện, huyết phủ trục ứ thang có thể cải thiện tình trạng thiếu máu, điều trị huyết khối não v.v. Các thí nghiệm trên động vật phát hiện, huyết phủ trục ứ thang có thể cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ ở võng mạc và điều trị huyết khối não.

Người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, 7 loại thực phẩm sau đây đặc biệt có tác dụng bảo vệ mạch máu:

1. Thảo dược Trung y làm sạch mạch máu

Trung dược gồm đan sâm, sơn tra, xích thược, tam thất có tác dụng làm sạch huyết quản, tương đối an toàn, ôn hòa, sử dụng lâu dài sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu. Điều cần chú ý là, nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thì nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng các loại thảo dược này.

2. Thực phẩm màu đen

Các thực phẩm màu đen như mộc nhĩ, nho, nấm hương, hạt mè đen, rong biển, tảo bẹ có hiệu quả chống đông máu, có thể làm mềm mạch máu và cải thiện trao đổi chất. Rong biển và tảo bẹ đặc biệt hữu ích trong việc hạ mỡ máu. Các nghiên cứu đã phát hiện, ăn rong tảo biển có thể làm giảm cholesterol xấu.

Thực phẩm màu đen có tác dụng chống đông máu, có thể làm mềm mạch máu và cải thiện trao đổi chất. (Shutterstock)

3. Thực phẩm màu đỏ

Hầu hết các loại thực phẩm màu đỏ đều có ích cho quá trình lưu thông máu như cà rốt, lựu, cà chua, ớt chuông, v.v. Các nghiên cứu phát hiện, những người tiêu thụ nhiều cà chua và hồng tố lycopene có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn, đặc biệt là giảm 26% nguy cơ đột quỵ.

4. Gia vị

Hành lá, hành tây, gừng, tỏi, nghệ, v.v … có thể cải thiện lưu thông máu.

5. Thức ăn vị chua

Thực phẩm có tính axit như chanh, giấm, dứa,… có thể làm mềm mạch máu. Enzym dứa trong quả dứa có thể thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời có thể chống đông máu và chống huyết khối.

6. Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men như chao, natto, miso và dưa chua có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và rất có lợi cho sức khỏe. Chao, natto (đậu phụ lên men) có chứa nattokinase, có tác dụng chống đông máu.

Một nghiên cứu của Nhật Bản đăng trên Tạp chí Y học Anh (BMJ) vào năm 2020 cho thấy những người thường xuyên ăn chao, natto có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn đáng kể, trong đó nam giới giảm 24%, và phụ nữ giảm 21%.

7. Dầu tốt

Dầu cá, dầu trà và dầu ô liu nguyên chất ép lạnh đều giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều dầu tốt mới có thể giúp cơ thể chuyển hóa dầu xấu.

Các nghiên cứu phát hiện, lượng axit béo không bão hòa vừa phải sẽ giúp chống oxy hóa. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là axit béo Omega-3 có hàm lượng phong phú trong dầu cá, có tác dụng điều hòa tiểu cầu và ngăn ngừa đông máu.

Ngoài việc ăn những thực phẩm có tác dụng làm loãng máu, bạn cũng nên uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có đá lạnh và giảm căng thẳng. Vào mùa đông lạnh giá, suối nước nóng và tắm nước nóng cũng có thể giúp ích.

Bệnh nhân có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng, đối với người mắc bệnh tim hoặc người già thì đi bộ là bài tập đơn giản và an toàn nhất, cũng có thể tập khí công v.v.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch