Ánh sáng vốn vẫn là điều khiến con người ưa thích, nhưng đôi khi, trong nhiều hoàn cảnh, nó làm tổn hại đến hệ thực vật, động vật và sức khỏe con người.

Chúng ta đều nhìn thấy những con bướm đêm bị những ngọn đèn ngoài trời thu hút. Chúng đập cánh dập dờn không ngừng xung quanh các ngọn đèn. Đây cũng chính là bản năng dẫn lối loài bướm trong ánh sáng tự nhiên của trăng và các vì sao.

Những con bướm đêm bị những ngọn đèn ngoài trời thu hút. (Ảnh: Quebecyachting.ca)

Tuy nhiên, có một hiện tượng của ánh sáng không có tác động tích cực đến con người và động vật, đó là Ô nhiễm ánh sáng. Theo định nghĩa của Hiệp hội bầu trời đêm quốc tế (IDA), ô nhiễm ánh sáng là bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm, và lãng phí năng lượng.

Ô nhiễm ánh sáng làm rối loạn những luồng di cư, nghi lễ giao phối, săn bắt và nhiều quá trình khác cần thiết cho sự sống của các loài thực vật, côn trùng và động vật.

Di cư

Khoảng 450 loài chim ở Bắc Mỹ sử dụng mặt trăng và các ngôi sao để định hướng những chuyến di cư về đêm của chúng. Các nhà khoa học đã ghi nhận những sự cố về cả đàn chim khi va phải các tòa nhà thành phố rực sáng ánh đèn. Hàng chục ngàn con chim bị chết chỉ trong một đêm.

Các hiệu ứng cũng được ghi nhận trong sự di cư của động vật hoang dã trong không gian, trên đất và trong nước. Ví dụ, mô hình di cư của cá hồi liên quan với mặt trời lặn. Nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo, mô hình di cư này trở nên bất thường, theo một nghiên cứu được Hiệp hội quốc tế Dark-Sky công bố.

Cây cối

Một số loài cây rất nhạy cảm với độ dài của ngày, vì đây là yếu tố quyết định chu kỳ sinh trưởng theo mùa của chúng. Khi ánh sáng nhân tạo làm ngày dài ra, nó có thể làm thay đổi chu kỳ ra hoa, đâm chồi, rụng lá và nhiều thứ nữa.

Một số loài cây rất nhạy cảm với độ dài của ngày. (Ảnh: Soha)

Trong số các hậu quả nghiêm trọng nhất, theo khẳng định của William R. Chaney thuộc Khoa Rừng và Tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Purdue, Mỹ, ánh sáng nhân tạo có thể “khiến cây tăng trưởng liên tục, ngăn cản cây cối ngủ đông (để cho phép chúng sống sót trong mùa đông khắc nghiệt)“.

Bầu trời sao?

Khoảng 4/5 người Mỹ không thể nhìn thấy dải Ngân hà. Hơn 99% người Mỹ sống dưới một bầu trời được coi là bị ô nhiễm bởi ánh sáng. Trong khi tình trạng ô nhiễm ánh sáng là phổ biến tại Mỹ, thì đất nước này lại không có trong danh sách – được các nhà khoa học tại Harvard thiết lập vào tháng 6 năm 2015 – 20 quốc gia đứng đầu về ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng nhất. Trong số các nước G20, Mỹ đứng ở vị trí thứ chín về ô nhiễm ánh sáng cao nhất.

Những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người

Gia tăng nguy cơ mắc bệnh trên người. (Ảnh: Reader’s Digest)

Ô nhiễm ánh sáng cản trở khả năng của cơ thể sản xuất ra melatonin vào ban đêm. Tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có liên quan đến bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và các vấn đề sức khỏe khác.

Lãng phí năng lượng

Ánh đèn chiếu sáng đường phố và những khu vực đỗ xe trong cả nước Mỹ hàng năm tiêu thụ năng lượng tương đương với khối lượng năng lượng thành phố New York sử dụng trong hai năm, theo Hiệp hội quốc tế Dark-Sky. 50% lượng ánh sáng này là lãng phí vì nó không được quản lý đúng cách.

Mặc dù thắp sáng các con đường dường như là một biện pháp an ninh cần thiết, nhưng M. Chaney nhấn mạnh: “Nhiều con đường và các khu vực giao đông đông đúc được chiếu sáng khiến tầm nhìn bị giảm sút do lóa mắt và do không đầy đủ thiết bị bảo vệ“.

Theo Epochtimes France

Xuân Hà

Xem thêm:

Từ Khóa: