Theo truyền thống, lễ Giáng sinh thường được chào đón với cây thông xanh với các món ăn giàu chất béo và treo đèn để xua đi cái lạnh và tăm tối của mùa đông. Tuy nhiên, tại một số nơi, lễ Giáng sinh được thêm vào khá nhiều tập tục kỳ lạ. Tại một số nước, lễ Giáng sinh truyền thống mang theo một số dấu ấn của những ngày lễ ngoại giáo cũ, trong khi một số đã thay đổi qua nhiều thế kỷ đến mức khó có thể nhận ra nguồn gốc thực sự của những khác biệt ấy. Trong một số trường hợp, nó đơn giản là được gắn liền với những chiêu thức tiếp thị kinh doanh.

1. Krampus

(Nguồn: Flickr)

Nếu Santa Claus trao quà để khuyến khích hành vi trẻ em ngoan, thì quỷ Krampus có nhiệm vụ trừng phạt tất cả những đứa trẻ không ngoan. Krampus Night được tổ chức vào ngày 5 tháng 12, đêm trước của Ngày Thánh Nicholas, tại Áo và một số nước khác của châu Âu. Người ta ăn mặc như Krampus và đi lang thang trên đường phố tìm kiếm trẻ em hư để đánh bằng một cây gậy.

2. Caga Tiã³

Nhung-le-giang-sinh-doc-dao-tren-khap-the-gioi-2

Trong tiếng Anh, Caga Tió là “khúc gỗ đi ị” (the pooping log). Tại Tây Ban Nha, vào dịp Giáng sinh, người ta thường mua một Caga Tió cho gia đình, là một khúc gỗ nhỏ được trang trí như một nhân vật hoạt hình với với đôi chân và một khuôn mặt ngộ nghĩnh, thường là từ ngày 08 tháng 12. Vào đêm Giáng sinh, người ta sẽ đưa “anh” trong lò sưởi và đánh bằng gậy cho đến khi anh ta “ị” ra kẹo nhỏ, trái cây và các loại hạt. Khi cá trích muối, một bóng tỏi hoặc một củ hành rơi ra là dấu hiệu báo Caga Tiã đã hết kẹo. Một bài hát truyền thống sẽ được hát để khuyến khích Caga Tiã nhả kẹo trong suốt quá trình.

3. Đồ trang trí hình quả dưa ngâm

(Ảnh: Flickr)
(Ảnh: Flickr)

Tại Đức, khi gia đình trang trí cây Giáng sinh, vật cuối cùng được treo là dưa ngâm – thường là một vật trang trí làm bằng thủy tinh có thể đã được truyền qua nhiều thế hệ. Nó được giấu đi ở một nơi khó nhìn thấy. Đứa trẻ đầu tiên tìm thấy quả dưa trang trí vào buổi sáng Giáng sinh sẽ nhận được một món quà đặc biệt và may mắn trong cả năm sau.

4. Kentucky fried chicken – KFC

(Ảnh: Flickr)
(Ảnh: Flickr)

Lễ Giáng sinh tại các nước châu Á thường là kết quả của việc du nhập văn hóa từ phương Tây. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, truyền thống Giáng sinh đã được thêm bớt bởi… lợi ích thương mại. Các kỳ nghỉ thường là dịp để các đôi tình nhân vui chơi. Vì vậy, đó là một ngày mà lượng chi tiêu của người dân có thể tăng lên đáng kể. Các cửa hàng bánh ngọt bán bánh Giáng sinh trong khi các cửa hàng KFC tăng cường tiếp thị như một món ăn có thể thay thế cho món gà tây truyền thống của ngày lễ Giáng sinh.

Kể từ khi chiến dịch tiếp thị này được khởi đầu từ bốn thập kỷ trước đây, KFC đã gắn liền với Giáng sinh trong tâm trí của người Nhật qua các thế hệ như một truyền thống được tiếp nối qua các thế hệ dù nó được khởi đầu từ một ý tưởng thương mại. Hơn 240.000 thùng gà sẽ được bán trong dịp Giáng sinh, mang lại doanh thu gấp từ 5-10 lần doanh thu trung bình hàng tháng. “Tại Nhật Bản, Giáng sinh có nghĩa là KFC”, Sumeo Yokokawa, đại diện của KFC tại Nhật Bản cho hay.

5. Các Zwarte piet

Nhung-le-giang-sinh-doc-dao-tren-khap-the-gioi-6

Zwarte Piet, hay còn gọi là Black Peter, là những người trợ giúp của ông già Noel tại Hà Lan. Sinterklass (có vai trò giống ông già Noel) đến vào đêm trước của ngày Thánh Nicholas trong một chiếc tàu hơi nước với các nô lệ là Zwarte Piet – truyền thuyết này được diễn tả lại bằng đám rước tại các điểm công cộng của một số thành phố. Những trẻ em ngoan được trao quà trong khi những đứa trẻ hư bị mang về Tây Ban Nha, nơi Sinterklaas sống.

Trong những thập kỷ gần đây, khía cạnh phân biệt chủng tộc của tục lệ bị chú ý và câu chuyện về các Black Peter ngày nay bị chỉnh sửa thành câu chuyện về những người đàn ông bị đen vì chui qua ống khói thay vì là nô lệ của Sinterklass.

6. Mari Lwyd

Nhung-le-giang-sinh-doc-dao-tren-khap-the-gioi-7
(Ảnh: Flickr)

Trong tiếng Anh, Mari Lwyd có nghĩa là “ngựa xám”. Đây là một phong tục cũ giữa mùa đông ở xứ Wales, bắt nguồn từ một nghi lễ ngoài đạo Ki tô.

Trong những ngày đầu năm mới, một người được chọn ra sẽ dẫn chú ngựa (được dựng nên bởi một người cầm gậy gắn với hộp sọ ngựa, che phủ toàn thân bằng khăn trắng) tới trước các cửa nhà hoặc quán rượu. Sau khi người chúc hát vài câu giới thiệu, những người bên trong và bên ngoài sẽ hát các điệu hát thách đố nhau. Trận chiến của trí thông minh (gọi là pwnco) sẽ kết thúc khi một trong hai bên chịu thua.

Ngày nay, bạn có thể chiêm ngưỡng nguyên bản của phong tục này tại Llangynwyd, gần Maesteg.

7. Giáng sinh tưởng niệm người đã khuất

Các gia đình ở Phần Lan thường đến thăm ngôi mộ của tổ tiên và người thân vào đêm Giáng sinh để thắp nến tưởng nhớ những người đã khuất. Những người ở xa sẽ tới thăm nghĩa trang gần đó để đặt nến tưởng vọng cho các thành viên gia đình của họ được chôn ở nơi khác. Như thế, vào đêm trước Giáng sinh, nghĩa trang sẽ trở nên ấm áp lạ thường với những ngọn nến được thắp nên.

(Ảnh: Huffington Post)
(Ảnh: Huffington Post)

Thức ăn cũng được đặt lại trước các bia mộ và các thành viên trong gia đình sẽ ngủ trên sàn nhà để nhường giường cho những người thân đã khuất khi họ trở về đón Giáng sinh.

8. Hãy để chú dê sống đến Giáng Sinh

Năm 1966, một con dê cao 13 m được làm bằng rơm được dựng nên ở quảng trường thị trấn Gavle (Thụy Điển). Vào lúc nửa đêm của đêm Giáng sinh, con dê bị đốt cháy. Nhưng thành phố không bao giờ ngừng sửa lại nó từ năm này qua năm khác, trong khi những kẻ phá hoại không bao giờ ngừng cố gắng để phá hoại! Đến năm 2011, con dê đã bị cháy tới 25 lần. Việc đốt chú dê Gavle trở nên thường xuyên đến nỗi mọi người bắt đầu cá cược cho sự sống còn của nó từ năm 1988.

(Nguồn: Nicole)
(Nguồn: Nicole)

Rõ ràng, thị trấn không bao giờ muốn con dê bị đốt cháy. Trên thực tế, năm 2001, một du khách người Mỹ đã bị phạt tù vì cố gắng đốt cháy hình nộm dê.

Theo Mentalfloss

(Còn tiếp phần 2)