Tài hay đi đôi với tật. Câu nói này không chỉ là nghĩa bóng ám chỉ đạo đức của người có tài, mà thực sự còn chỉ ra một vấn đề là rất nhiều thiên tài nhưng lại bị khiếm khuyết thể chất, thậm chí cả trí não. Ví dụ điển hình có thể thấy ngay là nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.
Có vô số các ví dụ về trường hợp nhiều người dù bị rối loạn về trí não, nhưng lại có năng lực làm những điều phi thường; trẻ bị tự kỷ nhưng lại có khả năng tuyệt vời lắp ghép các mảnh xếp hình Logo; trẻ bị hội chứng Asperger (chậm nói) nhưng lại biết nhiều về lịch sử chính trị hơn cả người lớn; trẻ bị chứng khó đọc nhưng lại có khả năng nấu ăn tuyệt đỉnh.
Tất cả những hiện tượng trái ngược này không phải là sự trùng hợp, theo một cuốn sách mới ra có thể thay đổi cách thức người ta nhìn nhận và chữa trị ngay từ đầu.
Tiến sỹ Gail Saltz, một bác sỹ nhi đã viết trong cuốn sách rất thú vị có tiêu đề “Năng lực khác biệt: Mối liên hệ giữa dị tật và thiên tài”, mô tả những khác biệt trong bộ não gây ra các dị tật như khó đọc, trầm cảm và tự kỷ nhưng đồng thời có thể đưa đến những khả năng sáng tạo nghệ thuật, một tâm hồn nhiều cảm xúc và khả năng vật thể hóa theo nhiều cách khác nhau.
Tiến sỹ Gail Saltz tác giả cuốn sách “Năng lực khác biệt”. (Ảnh: Internet)
Theo tiến sỹ Saltz, những bệnh này lại sản sinh ra một số thiên tài. Kết luận này đưa ra sau khi tiến sỹ Saltz đã tiến hành phỏng vấn hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa, phát triển trẻ em, và giáo dục cũng như các cá nhân đã phải vật lộn với những mức độ khiếm khuyết và rối loạn về khả năng học tập khác nhau nhưng đã đạt được nhiều thành tích cao.
Tiến sỹ Saltz, đã có kinh nghiệm lâm sàng nhi khoa hơn 20 năm, giáo sư thực nghiệm về y tại bệnh viện Presbyterian, và trường y Weill-Cornel khẳng định mọi người thường hay có suy nghĩ bi quan tiêu cực về những căn bệnh này. Bản thân cô cũng không nói mắc những bệnh này thì không có gì là nghiêm trọng cả. Cô chỉ muốn nói thực ra có rất nhiều năng lực đặc biệt đi kèm khi mắc những chứng bệnh đó. Hiểu rõ về chúng cho phép bạn tìm kiếm và nuôi dưỡng con bạn đúng cách.
Saltz quan tâm tới vấn đề này, một phần là từ các bệnh nhân của cô, rất nhiều cháu bị tăng động nhưng làm ra nhiều điều đáng ngạc nhiên. Cô nhận thấy những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh đến chữa trị thường có những năng lực đặc biệt.
Những bệnh nhân này là nguồn cảm hứng để cô xây dựng seri Phố 92 Y ở Manhattan, kiểm chứng mối liên hệ giữa những năng lực siêu thường và các rối loạn về trí óc của một số tác giả, nghệ sỹ và nhân vật trong lịch sử ví dụ như Albert Einstein, Ernest Hemingway.
Tiến sỹ Saltz nói: “Những tên tuổi lớn bạn có thể nghĩ tới trong một số lĩnh vực cụ thể có tính khám phá và thay đổi thế giới chúng ta… thì hầu hết họ đều có vấn đề về trí óc, hoặc bị khiếm khuyết về khả năng học tập, thậm chí trong một số trường hợp mắc cả hai chứng trên.”
Trong cuốn sách “Năng lực khác biệt”, tiến sỹ Gail Saltz đã phân tích những khác nhau trong não gây ra rối loạn có thể đem lại nhiều năng lực sáng tạo và nghệ thuật.
Đề tài về thiên tài luôn hấp dẫn tiến sỹ Gail, cô bắt đầu với chính em trai nhỏ của cô, giáo sư trường đại học Johns Hopkins Adam Riess. Em trai cô luôn tỏ rõ năng lực sáng tạo và luôn học vượt lớp. Năm 2011, ở tuổi 42, Adam Riess trở thành một trong những người trẻ nhất đạt giải Nobel vật lý trong một công trình hợp tác cùng hai nhà khoa học khác, với đề tài nghiên cứu vũ trụ đang giãn nở với tốc độ nhanh chóng.
Tiến sỹ Saltz nói tất cả những điều này khiến cô muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn về thần kinh học, về những gì chúng ta đã khám phá, đồng thời muốn phổ biến cho cộng đồng hiểu rõ hơn về những tiềm năng nằm sau những hội chứng này.
Có rất nhiều thương nhân thành công bị mắc chứng bệnh thiếu tập trung
Saltz đề cập tới nghiên cứu kéo dài trong 10 năm về 30 nhà văn ưu tú trong một buổi hội thảo các nhà văn của trường đại học Iowa. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh nhóm 30 nhà văn này với một nhóm 30 người khác có cùng độ tuổi và chỉ số IQ nhưng làm việc trong các lĩnh vực không đòi hỏi mấy tính sáng tạo.
Kết quả, 80% nhà văn nói họ có một vài biểu hiện của bệnh tâm thần, trong khi đó nhóm còn lại chỉ bao gồm 30% những người lâm vào tình trạng này.
Rối loạn tập trung: một mặt khác của bệnh Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Một nghiên cứu khác do các nhà nghiên cứu tại trường đại học Northwestern thực hiện đã tìm ra ưu điểm sáng tạo của những người ở trạng thái bốc đồng. Theo tiến sỹ Saltz, người có khả năng kiểm soát tính bốc đồng thấp cũng giống như những người mắc chứng rối loạn giảm tập trung, lại có khả năng biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực hơn là chỉ ngồi nghĩ không.
Rối loạn tập trung có mối liên hệ với bệnh “thiếu khả năng liên kết” để biết khi nào cần tập trung khi nào không. Theo tiến sỹ Saltz, khả năng “bật và tắt” sự chú ý bị “lỗi” ở những người mắc chứng ADD (rối loạn tập trung) nhưng cũng nhờ điều này, xuất hiện một dòng chảy các ý tưởng bao gồm hàng loạt các ý tưởng khác nhau, không giống bình thường, mà có thể dẫn tới sự sáng tạo và đổi mới.
Nghiên cứu bệnh tự kỷ cho thấy hiệu quả chữa trị khi có cha mẹ cùng tham gia.
Nghiên cứu những người mắc tính bốc đồng cho thấy họ có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, phát triển. Đó cũng chính là lý do tại sao tỷ lệ doanh nhân mắc chứng bệnh ADD lại cao, theo tiến sỹ Saltz. Nhưng những người mắc bệnh ADD lại không có khả năng nắm bắt ý tưởng và biến nó thành hoa thơm quả ngọt, vì năng lực này đòi hỏi một khả năng liên kết khác trong não bộ. Đó chính là lý do tại sao cần kết hợp một người mắc ADD với một người trong thế giới kinh doanh, ví dụ như một thợ cơ khí. Tóm lại là một người có ý tưởng (mắc bệnh ADD) nên làm việc với một người có khả năng tổ chức, biến ý tưởng thành hiện thực.
“Cô ấy có thể nhìn thấy những điều người khác nhìn không thấy”
Theo tiến sỹ Saltz, với những người mắc chứng khó đọc, xác suất cao là họ có khả năng siêu thường trong mối liên hệ giữa không gian và tầm nhìn. Nó liên quan tới loại dây thần kinh khiến một người bị khó đọc và khó làm mọi việc cách cụ thể. Và loại dây thần kinh này cũng cho phép con người có một loại khả năng nhìn và xử lý hình ảnh ngoại biên cũng như tầm nhìn không gian, và nhận biết khuôn mẫu hay quy luật đằng sau.
Trong cuốn sách của mình, cô Saltz đưa ra nhiều ví dụ về những người thành đạt trong cuộc sống nhưng mắc chứng khó đọc như Tiến sỹ Bery Benacerraf, giáo sư lâm sàng trường đại học Harvard. Ông đã phát triển kĩ thuật ‘siêu âm di truyền’ (genetic sonogram) mà thay đổi phương pháp phát hiện hội chứng bệnh Down trong thời kỳ mang thai.
Tiến sỹ Bery Benacerraf.
Trong suốt thời kỳ trung học cơ sở, Benacerraf luôn phải vật lộn với các kỳ thi. Cách duy nhất vào được một trường y là nhắm tới trường nào không cần thi đầu vào. Theo cách đó, cô đã được chấp nhận vào trường y Harvard ở dạng chuyển tiếp sau khi bố cô thay mặt cô gọi một số cú điện thoại.
Trong suốt thời gian học ở trường y, cô nhanh chóng nhận ra mình dễ tiếp nhận thông tin nhờ cách học qua bảng biểu hơn là qua các đoạn văn bản.
Trong sách của tiến sỹ Saltz có viết một đoạn nhận xét của giáo sư của Benacerraf về năng lực đặc biệt này của cô khi kết thúc kỳ học về tia X như sau: “Tôi chưa từng thấy ai có tài tưởng tượng và khả năng nhận biết theo sơ đồ như em. Thật kỳ lạ”.
Điều đó đã đưa Benacerraf vào lĩnh vực tia X. Chính trong lĩnh vực này cô đã phát hiện ra chỉ số bào thai quan trọng liên quan tới hội chứng Down.
Tiến sỹ Saltz nói: “Cô ấy có thể nhìn thấy những điều mà người khác không thể nhìn trên khía cạnh tầm nhìn-không gian. Cô ấy giải thích cho tôi về việc những thứ ấy xảy đến với cô ấy thế nào, tựa như phép thuật vậy, và cô ấy nhìn thấy chúng. Cô ấy nghĩ ai cũng nhìn thấy như vậy cho tới khi một bác sỹ X-quang nói rằng, thực tế họ không thấy gì cả”.
“Tìm kiếm sức mạnh của họ”
Saltz liên tục nhấn mạnh đó là không phải cô ấy nói các căn bệnh kinh niên đeo bám hành hạ cuộc đời của một người và ảnh hưởng tới cuộc sống của họ đều là một món quà.
“Điều tôi muốn nói không phải như thế, nhưng tôi muốn nói những căn bệnh này không phải có tác dụng một chiều như người ta tưởng”. Có nhiều người với những khó khăn về trí não lại có nhiều năng lực trong một số lĩnh vực nhất định hơn là người bình thường không mắc chứng bệnh như tự kỷ hay rối loạn phân cực – Tiến sỹ Saltz nhấn mạnh.
“Họ có một số năng lực và khả năng tiềm ẩn. Đó là điểm mấu chốt”.
Làm thế nào rèn luyện trẻ bị chứng ADHD?
Lỗi của chúng ta, Saltz nói, toàn xã hội và ngay cả bậc cha mẹ của trẻ bị chứng khó học hay rối loạn trí óc là chỉ tập trung vào yếu điểm của các cháu. Chúng ta đầu tư nhiều thời gian và sức lực vào việc chữa trị, có xu hướng tập trung vào những mặt tiêu cực, bất kể loại tiêu cực nào. Chúng ta luôn suy nghĩ cố gắng làm mọi việc tốt hơn, và rồi mọi thứ sẽ ổn trở lại. Phản ứng kiểu này là hiểu được nhưng nó ngày càng trở nên cứng nhắc, một chiều, và nó cũng không phải là con đường tốt nhất.
Saltz nói mình đã từng trò chuyện với rất nhiều chuyên gia, trong lĩnh vực như tự kỷ. Các chuyên gia cho rằng chỉ nên dành 20% thời gian vào việc chữa trị, còn 80% vào việc khám phá và củng cố các năng lực đặc biệt của trẻ.
Không phủ nhận ở một số trẻ, vấn đề bệnh là cực kỳ nghiêm trọng, và khó tìm thấy bất kỳ năng lực đặc biệt nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho biết một nửa số dân Mỹ từng mắc một chứng thần kinh nào đó trong đời, và khoảng 6.5 triệu trẻ em Mỹ phải sử dụng các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Đây là thống kê của Trung tâm quốc gia về số liệu giáo dục. Rõ ràng, nhận thức cả điểm mạnh chứ không chỉ chú ý tới điểm yếu có thể tạo nên những thay đổi lớn và có tác động mạnh tới xã hội.
Tiến sỹ Saltz một lần nữa khẳng định cô muốn bố mẹ nhìn nhận và chữa trị cho con cái nếu trẻ gặp vấn đề, bởi vì như vậy sẽ giúp cuộc sống của trẻ tốt hơn. Cô cũng muốn các bậc cha mẹ hãy tìm kiếm các năng lực tiềm tàng của con mình. Cha mẹ hãy giúp con mình khắc phục các vấn đề dù nó có khó khăn đến mức nào, và hãy tận dụng ngay năng lực tiềm ẩn của trẻ trong quá trình khắc phục. Nhờ vậy, trẻ sẽ được tạo cơ hội để đạt được những thành công cao hơn.
Theo CNN
Lê Anh
Xem thêm: