Giáo dục con cái luôn là vấn đề quan tâm nhất của mỗi một gia đình. Nhưng thường thì “dục tốc bất đạt”, kết quả nhận được không như mong muốn.
Chúng ta hãy cùng nhìn xem phương thức giáo dục của cha mẹ một học sinh ưu tú, xem cha mẹ em đã giáo dục em như thế nào, hoặc giả cảm nhận của các bậc cha mẹ chúng ta về vấn đề này ra sao.
- Điểm số thi cử của con.
Chỉ cần có thái độ học tập nghiêm túc, điểm thi của tôi có thấp bố mẹ cũng không trách mắng tôi, cho nên tôi đối với điểm số tôi không bao giờ chịu áp lực, kết quả là rất ít khi tôi bị rơi vào trạng thái vì áp lực điểm số mà căng thẳng không làm được bài, thành tích cũng không sai lệch là mấy.
Khi bắt đầu bước vào trung học, mẹ nói với tôi: “Khi thi cũng nghiêm túc như khi làm bài tập ở nhà, ở nhà làm bài tập cũng nghiêm túc như khi thi, chỉ cần kết quả đánh giá được thực lực của bản thân con là được. Đôi khi vì một số nguyên nhân nào đó, con không thể phát huy được hết khả năng của mình, kết quả nhận được không tương xứng với những gì con bỏ ra. Lúc này bố mẹ chỉ biết lấy làm tiếc cho con.
Đời người là một trường thi lớn, luôn luôn có thử thách ở khắp mọi nơi, bình tĩnh đối diện với vấn đề, chỉ cần kết quả thể hiện được năng lực thực sự của mình là được. Về phương diện vật chất, nếu trong khả năng kinh tế cho phép thì bố mẹ luôn sẵn sàng mua cho tôi những thứ cần thiết, không cần thành tích học tập của tôi tốt hay xấu.
Quan điểm của bố mẹ là: Ngày này cuộc sống nhiều cám dỗ, do đó chỉ cần cuộc sống của con cái không thiếu vật chất và tình thương của cha mẹ, ra ngoài có gặp cám dỗ cũng sẽ ít vấp ngã hơn.
- Hưởng thụ cuộc sống.
Mục đích giáo dục con cái là để cho con cái có năng lực tạo dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc .
Chúng ta cảm nhận, hưởng thụ cuộc sống, không phải là đợi sau khi chúng ta trưởng thành, mà là ngay hôm nay, ngay giây phút này bắt đầu.
Báo đáp đối với bố mẹ không phải là điểm số cao, mà là chúng ta hãy sống cho tốt, tận dụng thời gian mỗi ngày sống cho ý nghĩa. Cho nên học tập chỉ là một trong những phần quan trọng của cuộc sống, không phải là toàn bộ.
3.Đọc các tác phẩm kinh điển.
Đọc các tác phẩm kinh điển là chìa khóa học tập ngôn ngữ, là cách tốt nhất để cảm nhận được giá trị cuộc sống.
Để trở thành một tác phẩm kinh điển, nhất định nó phải có yếu tố xuất sắc nào đó, đọc tác phẩm kinh điển nước ngoài, giúp tôi học văn hóa, làm đề thi cũng có giá trị cao hơn.
Kiến nghị mọi người đừng để cho con cái chúng ta đọc nhưng sách báo kiểu văn hóa nổi, sẽ ảnh hưởng không tốt tới tính cách của con cái, nên đọc những tác phẩm kinh điển của thế giới và thường là gắn liền, đi sâu vào cuộc sống của người đọc.
- Con cái trong giai đoạn “Phản kháng”, cần có cách giáo dục mềm mỏng khéo léo.
Tâm lý phản kháng, bảo vệ cái tôi của trẻ con rất lơn, tôi cũng không ngoại lệ.
Ví dụ như những việc tôi đọc sách, nghe nhạc, hay làm gì đó, mẹ tôi thường thể hiện rất bình thường, không bộc lộ ra ngoài, tùy theo thái độ của tôi mà hành xử, khi tôi muốn làm việc gì đó hay nghỉ ngơi, thường thì mẹ rất tôn trọng ý kiến của tôi, không cưỡng ép.
- Bố mẹ cần giáo dục con cái tính tự lập.
Con cái thì không thể nào dựa dẫm vào bố mẹ cả đời. Ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có ý thức giáo dục tôi có tính tự lập cao.
Tôn trọng quyết định của con cái, đây là vấn đề quan trọng. Đừng lấy quyết định của bố mẹ mà đánh giá con cái.
Đối với lựa chọn của tôi, bố mẹ đều tôn trọng, không đánh giá phụ diện. Trong các quyết định của tôi, thường bố mẹ đều tôn trọng, nó giúp tôi dần trưởng thành, khi gặp vấn đề cũng không trốn tránh, rèn luyện tư duy, có chính kiến của bản thân mình.
- Đừng nói con cái là “hậu đậu”
Thường hay nghe thấy nhiều bậc bố mẹ nói : Đề thi lần này đa số là dễ, chỉ là do hậu đâu, chủ quan mới không làm được.
Từ nhỏ, mẹ đã nói với tôi: “Hậu đậu, chính là năng lực kém cỏi, thể hiện của việc học tập không tốt!” Đừng bao giờ nói con cái thi không được là hậu đậu, là chủ quan.
Cẩn thận, bình tĩnh, vững chắc bước đi từng bước, khi có đầy đủ những năng lực, thi thoảng thiếu hụt 1,2 điểm số cũng có thể lý giải, vượt quá 2 điểm thì là học tập không vững.
- Năng lực giáo dục của bố mẹ.
Bố mẹ phải cho con cơ hội tự chủ, thể hiện bản thân. Trong phạm vi kiểm soát của mình, tốt nhất hãy để con cái tự do thực thi một số việc nào đó.
Bố mẹ phải có cách giáo dục con cái một cách thông minh, biết tạo cơ hội cho con cái trưởng thành, đồng thời cũng phải kịp thời khích lệ con cái. Bố mẹ sau cùng cũng sẽ già, phải biết cách giao lại vũ đài này cho con cái làm chủ, khi thích hợp, hãy để con cái phát huy hết năng lực của mình.
- Bố mẹ cần tán dương con cái, giúp con cái tự tin.
Cần chú ý lợi ích việc việc tán dương con cái, không nên nhấn mạnh sự thiếu sót của con cái.
Khi tôi làm tốt một việc nào đó, bố mẹ luôn kịp thời khích lệ, biểu dương tôi, khi nhận được sự khích lệ cho việc mình làm, tôi sẽ tiếp tục kiên trì phát huy, để ngày càng tốt hơn, tôi chỉnh sửa lại lời nói và hành động của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực của một người ưu tú như bố mẹ đã nói.
Khi con cái phạm sai lầm, cần tìm căn nguyên của vấn đề mà phân tích, đừng quá nhấn mạnh tới mặt tiêu cực của vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc và cuộc sống của con cái sau này.
Biên soạn: Minh Vũ
Xem thêm: