Ở Nhật, những trẻ em 5 hoặc 6 tuổi đã có thể đi xe bus hoặc đi bộ đến trường mà không cần bố mẹ. Ở nhà các bé nhỏ hơn cũng tự làm một số việc phù hợp với bản thân như mặc quần áo, đi dép, xách đồ… Bài viết này đề cập đến 3 phương diện mà cha mẹ Việt có thể học hỏi để dạy con tự lập hơn.

Tạo thói quen tự lập từ những việc nhỏ

Tự lập chính là một thói quen, nếu cha mẹ “quen” làm mọi việc cho con thì trẻ sẽ “quen” với việc ỷ lại, việc gì cũng muốn nhờ bố mẹ hoặc hơi khó một chút liền muốn bỏ cuộc.

Hãy bắt đầu dạy con tự làm những việc đơn giản như dạy trẻ tự mặc quần áo, dạy con phân biệt mặt trái phải, mặt trước sau. Hoặc dạy con tự gấp quần áo, hay chỉ đơn giản là bỏ chiếc bát mình vừa ăn vào bồn rửa hoặc rửa cốc nước rồi úp cho ráo, như thế con cũng sẽ dần hình thành thói quen tự làm mọi việc trong khả năng mà không phải phụ thuộc vào bố mẹ.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Khi mẹ làm bếp, mẹ cũng có thể cho bé làm “chân chạy vặt”, vừa giúp tăng sự kết nối giữa mẹ và bé vừa giúp trẻ tự lập hơn. Nhưng điều quan trọng trong quá trình này là cha mẹ cần kiên nhẫn, không nổi nóng và cũng không làm thay. Trẻ nhỏ chưa hiểu biết nhiều, tay chân vụng về khó mà làm được tốt, tuy nhiên điều trẻ học được sẽ trở thành nền tảng cho tính độc lập của con sau này, vì vậy điều này quan trọng hơn nhiều việc trẻ thực hiện có tốt hay không.

Trong quá trình này, sự hỗ trợ của cha mẹ là rất quan trọng, cha mẹ buông tay để con tự lập nhưng cần để ý tới khả năng và nhận thức của con để giúp đỡ. Ví dụ khi trẻ ăn, để tránh bé làm đổ vỡ bát đũa, bôi bẩn lung tung, cha mẹ có thể cho trẻ dùng bát đũa nhựa, trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn và bát. Ngoài ra trên giày dép của trẻ em Nhật thường có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để bé biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân.

Khen ngợi con nhiều hơn và không nên chỉ trích

Lời khen có tác dụng tích cực hơn những lời chỉ trích. Trong cuốn sách nổi tiếng “Thông điệp của nước“, tiến sỹ Masaru Emoto và nhóm nghiên cứu của ông đã ghi lại những giọt nước được tiếp xúc với những ý nghĩ hoặc thông điệp khác nhau, sau đó đem giọt nước đóng băng và ghi lại hình ảnh tinh thể nước được hình thành. Kết quả những giọt nước được tiếp xúc với thông điệp như “Yêu thương”, “Cảm ơn” sẽ cho ra nhiều kết tinh rất đẹp, trong khi nếu tiếp xúc với những điều tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.

Tinh thể nước khi được tiếp xúc với những thông điệp khác nhau (ảnh chia sẻ qua Facebook/ Mind Solutions/ Việt hóa: Ngọc Mai).

Từ một góc độ khác mà nhìn, 70% cơ thể con người là nước, nếu nước cũng có linh tính như thí nghiệm này đã chứng minh, vậy chẳng phải những lời nói tiêu cực và tích cực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân chính chúng ta? Nhất là với trẻ em, khi đang trên từng bước đầu tiên hình thành nhân cách thì việc cha mẹ khen ngợi khích lệ sẽ càng quan trọng hơn, giúp trẻ có được sự tự tin khám phá thế giới. Theo các chuyên gia thì giáo dục trẻ tự lập là quá trình để trẻ khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh và rút ra kinh nghiệm cho lần sau chứ kết quả thì không nhất định quan trọng.

Bản thân chúng ta khi học hỏi điều gì cũng cần thời gian, không phải phải lập tức có thể thành thạo nên việc trẻ em mắc sai lầm là điều rất bình thường, bởi vậy cha mẹ Nhật không chê trách con cái, ngược lại họ luôn khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn.

Tự lập tại môi trường không có cha mẹ

Trẻ em Nhật được dạy phải tự mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình khi đến trường. Ngoài ra khi lên cấp 1, các bé được khuyến khích là nên tự đi một mình và không nên “làm phiền” người khác quá nhiều trên đường đi học. Đương nhiên, ở đây không thể không kể đến sự đoàn kết và luôn giúp đỡ thúc đẩy sự độc lập của trẻ em của cộng đồng người dân Nhật Bản.

Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các em chia đều và cùng nhau làm, không phải phụ thuộc quá nhiều vào các nhân viên vệ sinh.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Ở Nhật, thời gian học ở trường thường kéo dài từ sáng tới chiều, nên các em thường được mẹ chuẩn bị bữa trưa mang theo và tự ăn trong những giờ nghỉ trưa. Việc một đứa trẻ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật.

Ở trên lớp, bên cạnh sự tự giác, các em nhỏ còn được rèn thói quen chủ động. Khi nộp bài, các em phải tự đưa lên cho giảng viên mà không truyền qua tay bạn, khi làm rơi đồ, các em được khuyến khích tự mình nhặt lên mà không nhờ vả bạn bè.

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy dỗ con cái, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của con sau này. Bản thân việc dạy con cũng mang đến cho cha mẹ rất nhiều trải nghiệm và bài học cuộc sống: Đó có thể là sự Chân Thành khi trò chuyện và lắng nghe con nói, có thể là Kiên Nhẫn khi một vấn đề phải nhắc lại nhiều lần mà con vẫn chưa nhớ, có thể là sự Bao Dung khi con tay chân vụng về làm đổ vỡ đồ đạc. Có thể nói dạy con cũng chính là quá trình “trưởng thành” của cha mẹ, quá trình ấy tuyệt vời hay chán nản, thành công hay thất bại, phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ.

Ngọc Mai (tổng hợp)

Video xem thêm: Nếu bạn có một đứa trẻ cứng đầu,hãy học cách dạy con này của cha mẹ Do Thái

videoinfo__video3.dkn.tv||b0db56686__

Xem thêm: