Một số người thường xuyên phê bình và yêu cầu người khác phải thay đổi thái độ hoặc ý kiến của họ. Tuy nhiên, càng muốn thay đổi người khác, cảm xúc của bản thân lại càng trở nên tồi tệ hơn. Tại sao vậy?

Lấy ví dụ như thế này, nhiều người đánh giá thấp giới trẻ ngày nay chỉ vì họ gặp người lớn không chào hỏi. Tuy nhiên, bản thân người không được chào đó có phải vì lòng tự trọng quá cao mà không thể chủ động nói câu “Xin chào!”?

Và tất nhiên là, người chuyên phê bình người khác cũng hiểu được rằng thay đổi thái độ của đối phương là việc làm quá khó khăn. Bởi vì đằng sau mỗi hành động đều có nguyên nhân. Khi chưa biết lý do mà một mực yêu cầu người khác làm theo thì họ sẽ không nguyện ý thay đổi. 

Trước đây, có một nhân viên cấp dưới đã thú nhận với cấp quản lý rằng anh rất khó tiếp chuyện với một khách hàng khó tính, cuộc nói chuyện giữa hai người thường không thuận lợi. Lúc đó, người quản lý đã chia sẻ với anh, rằng nên viết ra những ưu điểm của vị khách hàng này. Mặc dù phải suy nghĩ rất nhiều nhưng anh ta vẫn quyết định viết ra: nụ cười người này rất có duyên, biết quan tâm đến cấp dưới, tinh thần làm việc cũng rất nghiêm túc.

Sau đó, người quản lý nói với vị nhân viên cấp dưới rằng mỗi sáng trước khi gặp khách hàng này, anh hãy nhìn lên tờ giấy vừa viết một chút. Sau một thời gian, người nhân viên chia sẻ: “Tôi cảm thấy vị khách hàng đối đãi mọi việc đều rất nghiêm túc. Trông anh ấy có vẻ vất vả, bản thân cũng muốn giúp đỡ anh ấy một chút”. Bởi vì thái độ của người nhân viên đã thay đổi nên mối quan hệ giữa hai người cũng trở nên hòa hợp hơn. Lúc này, những suy nghĩ không tốt về người khách hàng khó tính này cũng biến mất.

Kỳ thực, những gì nhìn thấy ở người khác chính làm tấm gương phản chiếu nội tâm của chính mình. Khi bạn không có cảm tình với đối phương thì họ cũng sẽ không thích bạn lắm. Ngược lại, nếu bạn có thể thể hiện thiện chí thì đối phương sẽ có ấn tượng tốt với bạn. Có người nói rằng họ không thể hòa hợp với một ai đó bởi vì người này tỏ ra không thân thiết. Nhưng liệu có phải là chính người nói câu này đang giữ khoảng cách với đối phương không?

Do vậy, nếu muốn thay đổi người khác thì trước hết cần thay đổi chính mình. Ví dụ như, nếu đối phương không nói xin chào thì bạn sẽ chủ động chào họ. Nếu muốn người khác lắng nghe mình nói thì bản thân phải biết lắng nghe đối phương trước. Nếu muốn đối phương nói lời xin lỗi, bản thân cần xin lỗi họ trước. Điều duy nhất bạn có thể kiểm soát được chính là hành động và suy nghĩ của bản thân mình.

Thay đổi suy nghĩ và hành vi của chính mình thường đơn giản hơn nhiều so với việc đi cải biến thái độ của người khác. “Cảnh tuỳ tâm chuyển”, chỉ cần bạn không để cảm xúc chi phối, chủ động thay đổi chính mình, thì chắc chắn mọi thứ xung quanh ta cũng thay đổi theo. 

San San

Theo SecretChina

Video xem thêm: Trí tuệ binh Pháp Tôn Tử – Biết chờ thời mới có thể thành thục vươn lên

videoinfo__video3.dkn.tv||b99d0edf1__