Cách đây không lâu, một nhà khoa học Mỹ tên là Maud Ersi đã làm thí nghiệm với hai chú chuột con. Ông thả 2 chú chuột, một bạch, một xám vào trong khu vườn nhân tạo.

Trong 2 chú chuột này, chú chuột bạch đã được loại bỏ gen áp lực. Kết quả, chú chuột xám còn gen áp lực luôn luôn cẩn thận khi đi lại cũng như khi ăn. Sống trong môi trường mô phỏng theo tự nhiên có diện tích 500 m2, chú chuột xám sống liên tục 15 ngày không để xảy ra một sơ xuất nào. Chú còn bắt đầu biết tích lũy thức ăn cho mùa đông, cũng dần thích nghi với môi trường không có sự đe dọa của loài người, không bị ảnh hưởng của tiếng ồn, âm nhạc.

Còn với chú chuột bạch còn lại, ngay từ đầu chú đã sống rất vui vẻ, tính hiếu kỳ của chú vượt xa người anh em kia, chú chỉ tỏ ra sợ hãi khi bất ngờ có gió to làm đổ cây cối trong vườn.

Thống kê của nhà khoa học này cho thấy, chú chuột bạch trong 1 ngày đã khám phá hết toàn bộ khu vườn 500 m2, trong khi chú chuột xám phải mất đến 4 ngày mới làm quen hết toàn bộ không gian sống mới này.

chuot Bramble Cay meloymys 1
(Ảnh minh họa)

Chú chuột bạch trèo lên ngọn núi giả cao 13m trong khu vườn, trong khi chuột xám chỉ trèo đến chỗ giỏ đựng thức ăn cao 2m. Kết quả, chỉ đến ngày thứ 3, chuột bạch đã trèo được lên ngọn núi giả cao 13m do trong đầu chú không có bất kỳ một áp lực nàot.

Trong khi đó, chuột xám vì có áp lực nhất định nên lúc nào cũng cẩn thận, sau hơn 10 ngày làm thí nghiệm mà không hôm nào lên được đỉnh núi.

Chúng ta thường vì lười nhác mà oán trách môi trường xung quanh quá khắc nghiệt, vì năng lực của chúng ta không đủ nên áp lực đối với bản thân là quá lớn.

Trong khi trên thực tế, nếu không có áp lực, chúng ta sẽ giống như chú chuột bạch kia, sẽ bị ngã từ một độ cao mà bình thường ta đủ khả năng để vượt qua.

Quỳnh Chi

Xem thêm: