Chúng ta thường thấy ở cổng trường hay trước bệnh viện nhi đồng có rất nhiều người bán bóng bay cho trẻ em. Bọn trẻ thường rất thích thú với những quả bóng sặc sỡ, và cũng có rất nhiều đứa trẻ đòi bố mẹ mua.

Thế nhưng bạn có biết rằng, những quả bóng tưởng chừng rất đáng yêu nhưng lại có thể trở thành quỷ dữ bất cứ lúc nào!

Để cho những quả bóng đó có thể bay lên được thì bạn phải bơm khí heli hoặc khí hydro vào bên trong, hai khí trên đều nhẹ hơn khí oxi, nhưng nếu quả bóng được thổi bằng khí hydro thì quả thật cực kỳ nguy hiểm, bởi vì khí hydro rất dễ gây cháy nổ. Nhà nước đã cấm bơm khí hydro vào những quả bóng đó. Bên cạnh đó, do giá thành khí heli cao hơn khí hydro nên các nhà cung cấp bóng bay luôn đều cam kết bảo đảm sẽ dùng khí heli thay cho hydro.

Miệng nói chưa chắc đã đúng, cho nên chúng tôi đã làm 1 cuộc thử nghiệm như sau!

Tôi mua 10 quả bóng bay khí, mang đến đội phòng cháy chữa cháy , tiến hành thử nghiệm.

Thử nghiệm 1: Để bóng bay khí tiếp xúc với lửa.

Một tay giữ quả bóng, tay kia để lửa từ từ tới gần quả bóng. “ bùm” quả bóng lập tức phát nổ. Mặc dù tôi đã mặc áo bảo hộ nhưng vẫn cảm thấy sức nóng của quả bóng. Quả cầu lửa khí cháy lớn nhất có kích thước rộng bằng chiều ngang của 1 người, cao bằng nửa thân người.

thi nghiem 1

Thử nghiệm 2 : Dùng hình nhân mô phỏng tính sát thương của bóng bay sau khi phát nổ

Quả bóng phát nổ lập tức bao lấy hình nhân, khiến một bên tóc, mặt của hình nhân bị cháy đen.

thi nghiem 2a thi nghiem 2b

Thử nghiệm 3 : Để tia lửa gần quả bóng, liệu có phát nổ không?

Dùng máy cắt thép tạo ra tia lửa mô phỏng pháo hoa cầm tay. Khi tia lửa gần với quả bóng, thì quả bóng lập tức phát nổ.

thi nghiem 3

Thử nghiệm 4: Thuốc lá cũng có thể gây nguy hiểm

Quả bóng không phải là vật dẫn cháy, nguyên nhân có thể do ngọn lửa ngậm trong đầu thuốc, thông thường nhiệt độ thấp hơn 400 độ C, không thể làm cho khí hydro phát cháy. Nếu như hút một hơi mạnh, nhiệt độ đầu thuốc sẽ tăng lên, có thể khiến cho quả bóng phát nổ, bạn không nên coi thường.

thi nghiem 4

Thử nghiệm 5: Thử nghiệm ảnh hưởng của quả bóng khi phát nổ trong không gian nhỏ

Rất nhiều người để bóng bay trong một cái hộp, hoặc trong cốp xe hơi, và việc này là rất nguy hiểm! Chúng tôi để hai quả bóng bay khí vào trong một chiếc hộp giấy, sau đó đốt một tờ giấy vứt vào bên trong, quả thật quá nguy hiểm! Hai tiếng nổ rất lớn phát ra, ngọn lửa bùng lên từ chiếc thùng giấy.

thi nghiem 5

10 quả bóng được mua về, không quả nào là không phát nổ. Hiện nay, giá khí hydro và heli trên thị trường chênh nhau 10 lần, giá của mỗi m3 khí hydro là khoảng 12 tệ (41.000 đồng), còn khí heli phải hơn 135 tệ (460.000 đồng). Ước tính vốn đầu tư cho 1 quả bóng khí heli phải cao hơn 10 tệ.(34.000 đồng). Thật quá đáng! Chỉ vì giảm thiểu vốn đầu tư, họ đã đổi khí heli thành khí hydro nguy hiểm đó.

Vậy làm sao xử lý được quả bom nhỏ này?

Tôi đề nghị không nên mua nữa. Tuyệt đối không mang những quả bóng khí hydro tới những nơi có lửa hoặc những nơi đông người.

Làm thế nào phân biệt khí hydro và khí heli?

Bạn hãy để người bán hàng dùng bật lửa hoặc những vật tạo lửa, nếu họ dám bật lửa thì đó là bóng bay khí heli, còn không dám đánh lửa là bóng bay khí hydro.

Hơn nữa, tôi xin nhắc nhở các vị phụ huynh, nếu các vị mua cho con những quả bóng bay như thế này thì tốt nhất không nên để chúng mang đến những nơi có lửa như hội bắn pháo hoa hay những nơi có đông người, cũng không nên cầm bóng bay ngồi trong xe ô tô, hay để vào cốp xe, bởi vì khi khí hydro phát nổ trong không gian chật hẹp thì sẽ dẫn đến lực tác động cực kỳ lớn!

Theo NTDTV

Xem thêm: