Bạn có khá nhiều kĩ năng (và thường không dùng hết những kỹ năng này trong công việc), hoặc thậm chí còn biết nhiều kiến thức hơn nữa. Làm thế nào để bạn áp dụng những kiến thức đó vào công việc/nghề nghiệp và tăng giá trị bản thân? Hãy đọc và làm theo những bước sau.
1. Chứng tỏ và liệt kê mọi thứ bạn đã làm được trong công việc. Giữ một sổ nhật ký công việc và viết xuống mọi điều bạn làm.
✔ Liệt kê các nhiệm vụ cụ thể bạn thi hành, dù là công việc thường lệ hay đặc biệt.
✔ Liệt kê các kĩ năng bạn sử dụng trong quá trình làm việc. Những kỹ năng này có thể là kỹ năng máy tính, các kỹ năng sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ, hay các kỹ năng thông thường, như khả năng quản lý tiền bạc hay các dự án.
✔ Liệt kê các kỹ năng mềm, như kỹ năng giao tiếp. Bạn có từng giao thiệp với những người khó tính hay xử lý các tình huống khó khăn? Bạn có quản lý mọi người được không? Hay bạn có thể giúp khách hàng quyết định điều gì cô ấy thật sự mong muốn và biến đổi thông tin đó vào một sản phẩm rõ ràng hay không? Hãy viết tất cả những điều này xuống.
✔ Liệt kê các kiến thức đáng giá cho công ty. Như là bạn có nhớ lịch sử của một sản phẩm hay tiến trình hoặc tại sao một việc gì đó không được thực hiện bằng một cách cụ thể nào đó nữa? Hay bạn có biết chính xác nơi để tìm thông tin bằng văn kiện hay dữ liệu không?
2. Cũng hãy giữ một danh sách/bản tóm tắt những gì bạn làm ngoài công việc. Các hoạt động ngoại khóa có thể cho bạn những ý tưởng về các kỹ năng và sở thích mà bạn có thể chưa sử dụng vào công việc.
✔ Các lớp học dù là trực tiếp hay học trực tuyến.
✔ Các trang mạng và những gì mà bạn làm trên các trang đó hay làm cho các trang đó.
✔ Các hoạt động tình nguyện.
✔ Các sở thích và thú tiêu khiển.
3. Quyết định những kỹ năng nào trong số đó có liên quan đến công việc hiện tại của bạn.
✔ Hãy nhìn vào mô tả công việc với một con mắt phán xét, cả cho những gì của công việc trong hiện tại và những gì mà bạn có thể mong muốn trong công việc.
✔ Hãy nghĩ về phía trước và những đường hướng mà bạn mong muốn sự nghiệp của mình có thể đạt được.
4. Hãy nói chuyện…
✔Hãy nói chuyện với những người quen biết trong công việc và xin họ các ý kiến chuyên nghiệp.
✔Hãy hỏi các đồng nghiệp của bạn, và nếu có thể thì là giám sát viên của bạn về những gì họ thấy ở bạn như các điểm mạnh và điểm yếu.
✔Hãy chuẩn bị để nhận những lời phê bình một cách lịch sự và vui vẻ.
5. Phát triển tri thức, các kỹ năng và khả năng của bản thân.
✔Nhận các nhiệm vụ mới hơn hoặc khó khăn hơn.
✔Tham gia một lớp học hay tập huấn.
✔Đọc các sách, thủ tục, hướng dẫn hay bất kỳ thông tin nào khác có liên quan đến các mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
✔Luyện tập nhiều hơn đối với một kỹ năng chưa hoàn thiện.
✔Học từ những người khác làm cùng những công việc hay nhiệm vụ bạn mong muốn thử nghiệm.
✔Nếu tìm kiếm trên mạng về các cơ hội công việc trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ có thể thiết lập một danh sách 3-5 kỹ năng bạn đang thiếu. Một khi bạn học những kỹ năng này, bạn sẽ trở thành một nhân viên có giá trị hơn nhiều.
✔Hãy hợp nhất các kỹ năng bạn đã học bên ngoài chỗ làm hay các kỹ năng từ những công việc trước đó vào công việc hiện tại của bạn.
6. Đánh giá lương bổng của bạn so với những người khác trong cùng lĩnh vực
Hãy cân nhắc tại nơi bạn sống và làm việc, và loại trừ nơi mà người khác có thể sống và làm việc.
7. Viết lại mô tả công việc của bạn gồm những kỹ năng đặc biệt.
8. Yêu cầu tăng lương
Khi bạn có thể chứng minh sự phát triển và một sự tăng trưởng giá trị cho công ty về mặt lý tưởng, sử dụng các biên bản để tóm tắt sự tăng trưởng và giá trị đó. Và rồi, hãy mang trường hợp của bạn đến bất kỳ ai.
9. Yêu cầu thăng chức
Nếu công việc của bạn đã tăng trưởng và thay đổi to lớn, hay nếu trách nhiệm của bạn về thực chất đã tăng, hãy yêu cầu một chức vụ mới cũng như một mức lương mới. Điều này có thể để bạn nhận được sự tôn trọng từ các đồng nghiệp cũng như đặt bạn vào một mức lương cao hơn.
Hình ảnh thông qua wikihow
Niệm biên dịch
Xem thêm: