Ai cũng biết nấu cơm thật đơn giản, nhưng đơn giản là một chuyện, nấu ngon là chuyện khác; dưới đây là một số sai lầm mà nhiều người mắc phải, bạn xem mình có hay không nhé!
1. Vo gạo kỹ quá
Nhiều người nấu cơm có thói quen vo gạo từ 4 – 5 lần, cách làm này rất không nên vì làm mất nguồn dinh dưỡng. Không nên vo gạo cho nước chảy, chỉ cần cho vào trong thau và khuấy tay nhẹ 1 – 2 lần để loại bỏ bụi bẩn là được.
2. Không chú ý vừa nước
Nhiều người khi nấu cơm không chú ý thêm nước, dẫn đến cơm nhão hoặc cứng, vì thế tính toán lượng nước chuẩn là rất quan trọng. Nếu cơm gạo tẻ trắng, tỷ lệ giữa gạo và nước là 1: 1,2 – 1,4, thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 4 – 6 mm là vừa (tùy loại gạo). Nếu có trộn thêm lương thực phụ như gạo tím, cao lương hoặc kê… thì phải thêm nước, vì lương thực phẩm phụ rất “ăn nước”.
3. Nấu chín liền mở vung ngay
Thông thường, khi nồi cơm điện tự ngắt là cơm đã chín, nhưng nếu lúc này mở nắp vung ra ngay sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt hơi nhão, còn tầng dưới thì chặt quá, còn nếu dính nồi sẽ gây khó khăn khi rửa. Cách nên làm là sau khi công tắc nhảy sang trạng thái giữ ấm không nên rút phích cắm ra ngay mà để khoảng 5 phút, sau khi rút phích ra lại om thêm 5 phút, để cơm ngon và không dính nồi.
Mẹo nhỏ giúp cơm ngon gấp 10 lần
Cuối cùng xin đưa ra một mẹo nhỏ giúp cơm ngon hơn: Trước khi đậy nắp nồi nấu cơm hãy nhỏ vài giọt dầu thực vật (dầu ô liu, dầu đậu nành đều được), vài giọt giấm. Dầu giúp hạt cơm chín và bóng hơn, giữ hình hạt gạo rõ ràng; giấm giúp bảo vệ vitamin để cơm tơi xốp và thơm.
Theo NTDTV
Xem thêm:
- Gạo giả Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam chưa?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu kho dự trữ thóc gạo lớn nhất thế giới của Trung Quốc toàn gạo ẩm mốc?
- Các chuyên gia dinh dưỡng đang ra sức kéo con người quay lại với… gạo lứt
- Nguy cơ tiểu đường do ăn nhiều cơm gạo trắng!
- Phương pháp bảo quản gạo lâu mà không bị mốc
- Công nghệ dưỡng tóc thời xưa: Gội đầu bằng nước gạo