Nếu một ngày đi trên đường bạn bắt gặp những những con người vất vả mưu sinh bên vỉa hè, có bao giờ bạn tự hỏi rằng phải chăng chúng ta đã quá thờ ơ, hãy mở lòng và lắng nghe nỗi lòng của họ, có thể bạn sẽ biết rằng đằng sau đó là một câu chuyện đầy cảm động, cảm giác lòng mình như se lại ngập tràn cảm xúc.
Chương trình “Yêu thương cuộc sống” của HTV từng nhận được lá thư một một cháu bé kể một câu chuyện đầy cảm động về bà ngoại của mình, sau đây là nội dung lá thư như sau:
“Con là một đứa trẻ không phải mồ côi, nhưng cha mẹ ly dị, nên từ nhỏ đã về sống với bà ngoại. Tuổi thơ của con gắn liền với những đêm cùng bà ngoại vá xe ở vỉa hè đường Hàm Nghi, Quận 1. Bà ngoại nói bằng mọi giá phải lo cho con ăn học, con nghĩ đó là lý do khiến đêm nào bà ngoại cũng nán lại thêm vài giờ đồng hồ để chờ người ta mang xe đến vá, khi thì 12 giờ đêm, có khi đến 1,2 giờ sang.
Những đêm ngồi nhìn ngoại vá xe, con cứ nghĩ làm cách nào để ngoại con bớt khổ. Năm nay con học lớp 5, tuy nhiên ai nhìn con cũng hỏi con học lớp 1 hay lớp 2. Cũng vì nhỏ con nên con chẳng giúp gì được cho ngoại.
Hằng đêm chăm chú nhìn ngoại vá xe, con mong sau một đêm ngủ dậy con sẽ trở thành người lớn để phụ ngoại, nhưng con ngủ hoài vẫn là đứa bé nhỏ xíu, vậy nên con chỉ biết cố gắng học thật giỏi”.
Cậu bé trong bức thư này tên là Tuấn hiện đang học lớp 5, còn bà ngoại tên là Ngọc Anh, hai bà cháu ngụ ở căn nhà đơn sơ chưa đến 15m2 ở phường 4, quận 4, Sài Gòn.
Hàng ngày cứ 5 giờ đến 5 giờ 30 chiều, bà Ngọc Anh lại đạp xe đạp đến góc đường Hàm Nghi – Nam kỳ khởi nghĩa để vá xe cho khách, đến tận 12 giờ đêm, khi bắt đầu một ngày mới bà lại đạp xe về nhà.
Bà đã làm nghề này suốt 29 năm nay, ban đầu là làm cùng chồng, thế nhưng gần 3 năm trước trong một căn bệnh cùng tuổi già sức yếu đã khiến chồng bà mãi mãi ra đi, để lại bà thân già yếu nuôi đứa cháu ngoại.
Hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật Tuấn lại đến giúp ngoại vá xe, vì còn nhỏ nên cậu bé chỉ chiếu đèn cho sáng để bà vá xe cho khách.
Thu nhập của hai bà cháu rất bấp bênh, một ngày chỉ vài chục ngàn đồng, có hôm chỉ vài khách bơm xe thu được chưa đến 10.000 đồng. Đoạn đường này có mấy tiệm sửa xe, nên phải chờ lâu mới có một người đến.
Những dịp lễ, tết, bà Anh vẫn phải tận lực làm như ngày thường, bởi thu nhập ngày nào hết ngày ấy, nếu không làm thì không còn gì để ăn.
Dù thu nhập rất bấp bênh nhưng bà Anh cũng không thể chuyển sang nghề khác, trước đây khi còn sức khỏe bà từng đạp xích lô chở hàng thuê, nay không còn sức nữa nên bà chẳng thể chọn nghề khác.
Bà Ngọc Anh phải nuôi Tuấn từ khi mới 3,4 tháng tuổi cho đến nay. Lúc Tuấn còn nhỏ, vì không có ai trông cháu, bà phải đạp xích lô chở Tuấn ra tận nơi để vá xe.
Đáp lại những khó khăn vất vả của bà, năm nào Tuấn cũng mang giấy khen học sinh giỏi về làm quà tặng bà, và những tờ giấy khen ấy đã tiếp sức thêm cho bà còm cõi kiếm tiền nuôi cháu.
Ước mơ của Tuấn là lớn thật nhanh để có thể giúp sức cùng bà, thế nhưng điều này thật khó khăn khi bữa ăn hai bà cháu thật đạm bạc, mọi chi tiêu đều giảm đến mức thấp nhất có thể để có tiền cho Tuấn đi học, và không biết đến bao giờ ước mơ của cậu bé này mới thành hiện thực.
Năm nay bà Ngọc Anh đã 58 tuổi, chiếc xe đạp bà mua 11 năm trước ở cửa hàng phế liệu cũng ngày càng nặng nề và chạy chậm hơn theo tuổi tác của bà.
Sài Gòn đang bước vào mùa mưa, đây là thời điểm bà Ngọc Anh lo lắng nhất, những lúc trời mưa to bà chỉ biết ngồi co ro dưới cái ô đã phai màu qua thời gian mà lòng buồn rười rượi “lại đói nữa rồi”
Ảnh lấy từ youtube Yêu thương cuộc sống
Ngọn Hải Đăng
Xem thêm: