Các nhà nghiên cứu cảnh báo 1/4 diện tích đất nhiệt đới trên thế giới có thể biến mất vào cuối thế kỷ nếu chúng ta không giảm lượng tiêu thụ thịt và sữa.

 Nếu nhu cầu toàn cầu cho các sản phẩm động vật tiếp tục tăng lên, những vùng đất tự nhiên rộng lớn sẽ biến mất, dẫn đến việc mất đi nhiều loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

Cần thay đổi chế độ ăn ‘để cứu’ các vùng đất nhiệt đới
Ảnh: sonnenseite

Khoảng 9% đất tự nhiên – 95% trong số chúng nằm ở vùng nhiệt đới – sẽ khó có thể tồn tại trong 80 năm tiếp theo trừ phi con người thay đổi thói quen ăn uống của mình, các nhà khoa học nhận định.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh (Scotland) và Đại học Công nghệ Karlsruhe (Đức) đã nghiên cứu tác động của xu hướng tiêu dùng đến các vùng đa dạng sinh học – nơi có nhiều loài động vật có vú, chim, động vật lưỡng cư và thực vật.

Họ phát hiện sự gia tăng nhanh chóng trong sản xuất thịt và sữa dẫn đến sự gia tăng mạnh trong việc giải phóng mặt bằng ở các vùng nhiệt đới có mức độ đa dạng sinh học cao.

Khi thu nhập trên toàn cầu tăng, sản phẩm tiêu dùng đã chuyển từ các mặt hàng chủ lực như thực vật và tinh bột sang thịt, sữa và đường tinh chế.

 Việc sản xuất thịt và sữa sẽ cần sử dụng nhiều đất và nước hơn, đồng thời phát thải khí nhà kính cao hơn bất kỳ thực phẩm nào khác.

Nếu có thể thay thế các sản phẩm động vật bằng các sản phẩm nguồn gốc thực vật, người ta dự đoán nhu cầu cho đất nông nghiệp trên toàn cầu sẽ giảm 11%.

Cần thay đổi chế độ ăn ‘để cứu’ các vùng đất nhiệt đới
Đã đến lúc chúng ta nên để mắt hơn đến một chế độ ăn nhiều rau (ảnh: The Independent)

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hệ thống cho ăn kiểu công nghiệp làm giảm sự mở rộng đất chăn nuôi nhưng có thể làm tăng sự suy thoái môi trường từ các chất ô nhiễm nông nghiệp như phân bón.

Cần thay đổi chế độ ăn ‘để cứu’ các vùng đất nhiệt đới
Mô hình cho ăn công nghiệp (ảnh: hikopimg.pw)

Nghiên cứu được đưa ra sau khi Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tuần trước công bố một báo cáo đặc biệt xác định việc giảm tiêu thụ thịt là một trọng tâm quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Tác giả chính, Tiến sĩ Roslyn Henry, cho biết: “Giảm tiêu thụ thịt và sữa sẽ có tác động tích cực đến khí thải nhà kính và sức khỏe con người. Nó cũng củng cố đa dạng sinh học, vốn cần được bảo tồn để đảm bảo cho lượng dân số toàn cầu đang gia tăng, hướng đến một tương lai bền vững hơn và bổ sung cho các mục tiêu an ninh lương thực trong khi giải quyết sự bất bình đẳng lương thực toàn cầu”.

videoinfo__video3.dkn.tv||5be64cb9e__