Từ xưa đến nay, sư tử đá vẫn luôn được xem là linh vật cát tường của người Trung Hoa. Trước cổng quan phủ, cung đình, miếu, chùa cho đến những nhà giàu có… đều có hình bóng của đôi sư tử đá tọa trấn. Đôi sư tử đá này có ý nghĩa gì?

Thời Trung Quốc cổ đại, trước cổng chính cung điện, nha môn, lăng mộ, miếu mạo, chùa chiền… đều có hình bóng những chú sư tử đá sừng sững uy nghiêm với đủ mọi dáng hình. Trong sách cổ Thanh triều chu tượng hiền có chép: “Ngoài cổng cung điện, nha môn đều có một con thú bằng đá to sừng sững, lông quăn, mắt mở to, móng vuốt sắc bén co duỗi, khuôn miệng há to, tục xưng là sư tử đá”.

Nguồn gốc sư tử đá và mối quan hệ với Phật giáo

Sư tử là loài vật hoang dã, thân hình săn chắc mạnh mẽ, di chuyển linh hoạt. Sư tử có chiếc bờm dài xung quanh phần đầu, lông màu vàng, hai mắt đen và có tầm nhìn rất nhạy bén. Nó còn có cái miệng rộng với hàm răng sắc nhọn, tiếng gầm dữ dội tựa như tiếng vọng vang dội từ hoang dã. Con mồi của nó là những loài động vật to lớn như ngựa vằn, linh dương, hươu cao cổ… Sư tử được mệnh danh là “Chúa tể sơn lâm”. Tuy vậy, sư tử nguyên cũng không phải sinh ra tại Trung Quốc, vì lẽ gì lại xuất hiện và trở thành “linh vật cát tường” trong văn hóa truyền thống phương Đông?

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, sư tử bắt đầu du nhập vào Trung Quốc là vào thời điểm Hán Vũ Đế phái Trương Khiên đến Tây Vực để mở rộng giao thương. Trương Khiên là nhà lữ hành, nhà ngoại giao kiệt xuất đời Tây Hán, có đóng góp to lớn trong việc mở ra con đường Tơ Lụa, kết nối giao thương nhà Hán với các nước Tây Vực. Những năm đầu dưới trị vì của Hán Chương Đế, vị hoàng đến thứ ba của Đông Hán, đế quốc Parthia đã dâng một loài động vật, gọi là Phù Bạt, có ngoại hình giống như kỳ lân, nhưng không có sừng”. Có lẽ đây chính là sư tử. 

Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, sư tử dần dần thay thế địa vị của hổ, vua các loài thú. Một vị tăng nhân thời nhà Tống đã soạn cuốn Truyện đăng lục, trong phần đầu có ghi lại: “Thời điểm Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, Người một tay chỉ lên trời cao, một tay chỉ xuống mặt đất, làm bộ sư tử hống mà nói: ‘Khắp thiên hạ này, duy ngã độc tôn”. Từ đó, “sư tử hống” được dùng so sánh với thanh âm quảng đại Phật Đà thuyết, mang thần uy có thể chấn nhiếp hết thảy tà ma ngoại đạo. Thêm vào đó, địa vị của sư tử trong Phật giáo hết sức trọng yếu, được xem là thần thú trang nghiêm, mang đến may mắn. 

Ảnh: Pixabay.

Tại sao trong kiến trúc cổ đại, đôi sư tử đá luôn được đặt trước cổng?

Người thời cổ đại rất kính ngưỡng, sùng bái sư tử. Với họ, sư tử là loại thần thú đầy uy quyền và là biểu trưng cho điềm lành. Rất nhanh sau đó, sư tử trở thành chủ đề điêu khắc truyền thống tại Trung Hoa cổ đại. Trong lăng mộ các vị vua từ thời Hán đến thời Đường, hoặc trong các mộ phần của giới quý tộc đều xuất hiện bóng dáng những chú sư tử bằng đá sừng sững, uy nghiêm. Tuy vậy, thời điểm này, sư tử đá vẫn chưa được dùng thông dụng, mới chỉ xuất hiện trong các lăng tẩm, mộ phần, cùng với tượng ngựa đá, tượng dê… trưng bày, mục đích là để răn đe con người. 

Từ thời Đường, Tống về sau này, tượng sư tử bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Người ta đặt tượng sư tử trước cửa nhà giống như dựng tượng một vị Thần, bảo vệ cuộc sống người dân, xua đuổi ma quỷ, vừa mang tính trang trí lại vừa là điềm lành. Mỗi triều đại, hình dáng sư tử đá lại có sự khác biệt. Cho đến thời Thanh, hình dáng điêu khắc đã dần được định hình. Thời Hán Đường, người ta điêu khắc tượng sư tử cường hãn, uy mãnh. Thời Nguyên, sư tử có thể trọng gầy hơn nhưng rất có lực. Vào thời Minh Thanh thì sư tử lại mang hình dáng ôn hòa, thuần hậu, dễ bảo hơn. 

Thời đại khác nhau, các đặc điểm của sư tử đá tuy bất đồng nhưng cũng mang những nét đặc sắc rất thú vị. Vì vậy, điêu khắc sư tử đá còn chia ra làm hai phái Bắc – Nam. Các nghệ nhân phía bắc khắc những pho tượng có bề ngoài khá đơn giản nhưng lại mang đến cảm giác hùng mãnh, uy nghiêm của Vua các loài thú. Nghệ nhân miền nam thì điêu khắc các pho tượng có hình dáng đa đạng hơn, bề ngoài cũng rất thú vị.  

Cổ nhân cho rằng vạn sự, vạn vật trên đời đều có âm dương, cần phải chú trọng cân đối âm dương. Cho nên đối với điêu khắc tượng sư tử cũng đặt ra một số quy tắc. Tượng sư tử, một bên là con đực uy nghiêm, một bên là con cái. “Nam tả, nữ hữu” cho nên con đực sẽ nằm bên tay trái, con cái nằm bên phải. Sư tử đá là một vật cát tường, vì vậy thường sẽ đặt một quả tú cầu dưới móng vuốt con đực, đại diện cho quyền lực. Còn dưới chân con cái là tượng sư tử con, tượng trưng cho mong muốn con đàn cháu đống.

Một câu nói ác ý có thể làm hao tổn phúc báo cả đời người

videoinfo__video3.dkn.tv||ab2e68952__