Có nhiều định nghĩa khác nhau về nghệ thuật. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Trong vườn hoa nghệ thuật muôn màu muôn vẻ của xã hội hiện đại, thật khó để một khán thính giả bình thường có thể nhận ra đâu mới là bản chất và sứ mệnh nguyên sơ của nghệ thuật. Với mong ước giúp quý vị độc giả tìm về các giá trị nghệ thuật chân chính, Đại Kỷ Nguyên xin trích đăng một bài phân tích công phu, giàu ý nghĩa trên Minh Huệ Net về nghệ thuật.
Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người
Nền văn minh nhân loại đã sáng tác ra vô vàn cuốn sách về cái đẹp chân chính. Những người tin vào Thần biết rằng, mọi thứ đẹp nhất đều đến từ Thiên quốc. Nghệ thuật cao thâm đều gắng sức mô phỏng và triển hiện vẻ đẹp nơi Thiên quốc tại cõi người. Có những từ vựng nghệ thuật bắt nguồn từ chính từ ngữ của Thần liên quan trực tiếp diễn biến mà ra.
Nếu như người nghệ sỹ ở một lĩnh vực nào đó có thể đắc được khải thị hoặc sự gia trì của Thần thì có thể trở thành người tài năng xuất chúng trong lĩnh vực đó.
Các bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng luôn giữ vững sự thành kính và niềm tin đối với Thần, dốc lòng dốc sức sáng tác những tác phẩm ca tụng Thần. Chính niệm và việc làm của họ có được sự khẳng định và gia trì của Thần. Các nghệ sỹ vào trung kỳ của thời Phục Hưng gồm có Da Vinci, Michelangelo, Raphael, đã nắm vững các kỹ pháp một cách thần kỳ, vượt rất xa thế hệ trước cũng như những người cùng thời. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc của họ đã trở thành các tác phẩm kinh điển, bất hủ của nghệ thuật nhân loại.
Những tác phẩm này đã kiến lập nên khuôn thước đỉnh cao cho nhân loại suốt mấy trăm năm qua. Thưởng thức và tham chiếu những tác phẩm này không những có thể giúp những nghệ sỹ thế hệ sau học tập kỹ pháp nghệ thuật thuần chính, mà còn giúp dân chúng phổ thông thể nghiệm một cách chân thực sự quan tâm và chiếu cố của Thần đối với con người. Nếu những tác phẩm nghệ thuật ấy, thủ pháp và tinh thần truyền qua các nghệ sỹ được bảo tồn đầy đủ thì xã hội nhân loại có thể duy trì mối liên hệ với Thần. Như vậy, cho dù vào lúc toàn xã hội nhân loại trượt dốc thì vẫn còn hy vọng quay trở về con đường truyền thống và được cứu độ.
Âm nhạc cũng đồng dạng như vậy. Một nhà hát Opera ở Đức có câu như: “Bach đã cho chúng ta ngôn ngữ của Thượng đế, Mozart đã cho chúng ta tiếng cười của Thượng đế, Beethoven đã cho chúng ta ngọn lửa của Thượng đế, còn Thượng đế đã ban cho chúng ta âm nhạc, để chúng ta có thể cầu nguyện mà không cần dùng ngôn ngữ.” Johann Sebastian Bach cả đời coi việc kính ngưỡng, ca ngợi và cung phụng Thần là nguyên tắc sáng tạo tối cao. Trong tất cả những bản nhạc quan trọng của Bach, đều có thể nhìn thấy ba chữ cái SDG – từ viết tắt của câu tiếng La-tinh “Soli Deo Gloria”, nghĩa là “Vinh quang thuộc về Thượng đế”.
Đó là cảnh giới cao nhất của nghệ sỹ, cũng chính là sau khi nhận được khải thị của Thần, họ đem sự vật ở thế giới thiên quốc biểu hiện ra trong không gian vật chất của chúng ta. Trong lịch sử nhân loại, những bức hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất, những bản nhạc kiệt xuất nhất trong âm nhạc cổ điển, đều là do những người tin vào Thần sáng tác ra, và trở thành đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Nghệ thuật bao hàm ba nguyên tố quan trọng nhất, đó là mô phỏng, sáng tạo và truyền tải. Mọi sáng tác nghệ thuật đều mang một “chủ đề” nào đó, tức là thông điệp mà tác giả muốn biểu đạt, cho dù loại hình nghệ thuật đó là thi ca, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, hý kịch, vũ đạo hay điện ảnh. Người nghệ sỹ truyền “chủ đề” này sang tâm của người đọc, người nghe hoặc người xem. Quá trình này chính là “truyền tải” – tức là để cho người đọc người xem tiếp thu tư tưởng của tác giả, cũng là mục đích sáng tác nghệ thuật.
Để đạt được mục đích truyền tải, nghệ sỹ cần có năng lực mô phỏng và biểu đạt cao siêu, mà đối tượng mô phỏng lại có thể là thế giới của Thần, nhân gian hoặc thế giới ma quỷ. Trên cơ sở “mô phỏng”, nghệ sỹ lại thêm vào sự “sáng tạo”, tinh lọc ra nguyên tố tinh tế, sâu sắc hơn của đối tượng mô phỏng, nâng cao sức biểu đạt hay năng lực truyền tải của người nghệ sỹ. Nếu như người nghệ sỹ có sự thành kính, chính tín vào Thần và có đạo đức cao thượng thì sẽ được Thần ban cho linh cảm sáng tác. Tác phẩm mà anh ta sáng tác ra là có Thần tính, thuần chính, thiện lương – đối với bản thân người đó, khán giả và xã hội đều có lợi ích.
Ngược lại, khi người nghệ sỹ mất đi đạo đức, phóng túng ma tính của bản thân, thì những nhân tố bất hảo sẽ có thể thừa cơ tác động, lợi dụng người đó để miêu tả những hiện tượng xấu xí, dơ bẩn, thậm chí là những biểu hiện thế giới của linh thể tầng thấp, ma quỷ. Loại tác phẩm này, đối với người sáng tác và xã hội, đều có hại.
Hiểu được điểm này, chúng ta không khó lý giải giá trị của nghệ thuật truyền thống chính thống. Văn hóa nghệ thuật thần truyền Đông Tây phương là đường thông đạo kết nối văn minh nhân loại với Thần. Điều được truyền tải là những thông điệp về cái đẹp, cái thiện, quang minh và hy vọng. Còn các loại nghệ thuật biến dị mà ma quỷ thao túng con người sáng tác ra lại là khiến cho con người rời xa Thần và tiến gần hơn đến ma quỷ.
Ảnh hưởng to lớn của nghệ thuật đối với nhân loại
Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có tác dụng truyền thừa văn minh, trau dồi đạo đức, truyền bá tri thức, hun đúc tình cảm. Trong các nền văn minh lớn của Đông Tây phương, những tác phẩm như thế đều có địa vị cao quý.
Pythagoras (Pi-ta-go), nhà toán học, triết gia Hy Lạp cổ đại, cho rằng, sự huyền bí của âm nhạc nằm ở chỗ mô phỏng số hòa âm mà thiên thể biểu hiện ra, từ đó phản ánh ra quy luật hài hòa của vũ trụ. Người Trung Quốc cũng có quan điểm tương tự. Trong “Sử ký luật thư” và “Nhạc thư” đều bàn về sự đối ứng giữa âm nhạc và ngũ hành, cho đến phương pháp chế tác các loại nhạc cụ, có thể biểu đạt và mô phỏng số Thiên Địa. Chỉ có như vậy mới có thể khiến âm nhạc đạt đến sự hài hòa với Thiên Địa – tức là, âm nhạc vĩ đại và thiên địa phải có sự tương hòa. [1] Nhạc như vậy không chỉ có thể nghênh đón được các thần điểu như tiên hạc, phượng hoàng, mà còn có thể thỉnh mời được Thần Tiên.
Khổng Tử từng nói: “Văn vẻ rực rỡ thay, ta theo nhà Chu” [2], là bởi vì Khổng Tử sùng bái Chu Công lấy lễ nhạc trị quốc. “Vua Thuấn tạo ra ngũ huyền cầm, ca bài thơ Nam phong mà Thiên hạ trị”, cũng thuyết minh cho tác dụng giáo hóa của âm nhạc thuần chính đối với con người. [3]
“Tần Vương phá trận nhạc” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân uy phục tứ bề, trong “Tân Đường thư” có ghi chép, khi Huyền Trang sang Tây Thiên lấy kinh, Giới Nhật Vương Thi La Dật Đa của Trung Thiên Trúc nói với Huyền Trang: “Vị quân vương của nước các vị là một thánh nhân, đã làm ra ‘Tần Vương phá trận nhạc’.” [4]
Hoàng gia nước Pháp thời đại Vua Louis XIV, thông qua khiêu vũ và nghệ thuật, đã triển hiện sự ưu nhã và quy phạm công dân. Khiêu vũ không chỉ là kỹ thuật về động tác, mà còn là lễ nghi xã giao và quy tắc ứng xử. Vua Louis XIV dùng nghệ thuật và văn hóa để cảm hóa Châu Âu, khiến Châu Âu và các hoàng gia khác noi theo.
Frederick Đại đế của nước Phổ không chỉ là vị vua kiệt xuất, mà còn là một nhà âm nhạc tài năng, vừa sáng tác vừa diễn tấu sáo. Ông hạ lệnh xây dựng Nhà hát Opera Berlin, đích thân làm chỉ huy ca kịch, và mở cho nhiều giai tầng xã hội đến tiếp xúc với opera. Cho đến hôm nay, opera đã trở thành bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Đức. Từ mấy ví dụ nói trên có thể thấy nghệ thuật chính thống có ảnh hưởng lâu dài và sức cuốn hút thế nào trong xã hội.
Nghệ thuật chính thống phù hợp với tự nhiên hay phép tắc của vũ trụ, noi theo trí huệ của Thần, có mang theo tác dụng và năng lượng đặc thù, đối với thân thể và tinh thần của con người thì đều có ảnh hưởng chính diện to lớn. Khi sáng tác nghệ thuật chính thống, các nghệ sỹ không những phải vận dụng thân thể, kỹ thuật, mà còn phải hòa quyện tinh thần, phải có sự câu thông giữa linh hồn và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật. Những nghệ sỹ như vậy thường có trải nghiệm về một lực lượng cao tầng vượt khỏi thế giới vật chất này. Ví như khi hát những bài hát ca tụng Thần thì sự trang nghiêm, cung kính ấy cũng mang lại thể nghiệm về sự huy hoàng, mỹ hảo của Thần, khó có thể miêu tả bằng bút mực.
Còn đối với người thưởng thức nghệ thuật mà nói, nghệ thuật trở thành tải thể đặc thù có thể nối thông đến Thần, đằng sau cô đọng rất nhiều trí tuệ, sáng tạo và linh cảm của con người, thông thường có nội hàm thâm sâu, siêu việt khỏi bề mặt. Có tác phẩm thậm chí truyền tải năng lượng tinh thần đặc biệt. Những điều này đều có thể khởi tác dụng độc đáo đối với con người ở tầng diện linh tính và tinh thần, mà loại tác dụng này thì các biện pháp vật chất khác không cách nào thay thế được.
Về phương diện ảnh hưởng đến đạo đức tinh thần xã hội, một nghệ sỹ giỏi có thể thông qua câu chuyện làm lay động lòng người mà rót những giá trị trừu tượng vào trong tâm người ta. Ngay cả một người không có học vấn cao thâm, chưa trải qua sự giáo dục tốt cũng có thể được khai mở tâm linh, lĩnh hội bài học đạo đức qua những gì nghệ thuật truyền thống truyền tải. Trong xã hội truyền thống, người phương Tây có thể nhận thức được biết bao nhiêu về thị phi thiện ác qua những câu chuyện cổ tích dân gian như “Nàng tiên cá”, “Bạch Tuyết”; người Trung Quốc lĩnh hội được biết bao nhiêu từ tứ đại danh tác, truyện dân gian, hý kịch? Còn những tác phẩm triển hiện thế giới thiên quốc kia, những đạo lý dành cho con người càng khiến con người cảm thụ được sự vĩ đại của Thần, tâm sinh ra nguyện vọng quy y hướng về phía Thần.
Những giá trị bại hoại cũng có thể thông qua nghệ thuật mà bất tri bất giác ảnh hưởng đến con người. Giáo sư Robert McKee viết trong cuốn sách “Câu chuyện”: “Mỗi một câu chuyện hữu hiệu đều sẽ truyền cho chúng ta một ý tưởng, thực ra là mang cái tư tưởng đó vào trong chúng ta, khiến chúng ta phải tin. Thực ra, sức thuyết phục của một câu chuyện lớn đến nỗi cho dù chúng ta thấy nó phản cảm về mặt đạo đức, chúng ta vẫn có khả năng sẽ tin vào giá trị mà nó truyền tải.” [5]
Nghệ thuật về cả hai phương diện chính và phản đều có thể ảnh hưởng to lớn đến giá trị đạo đức, tư tưởng và hành vi của nhân loại. Nói vậy cũng không phải là cường điệu. Trong xã hội chúng ta hiện nay, vẫn có thể tìm được rất nhiều ví dụ cụ thể.
Chẳng hạn, “Hiệu ứng Mozart” đã gây được chú ý trên phạm vi toàn thế giới. Giới khoa học đã khai triển rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng chính diện của âm nhạc Mozart đối với con người và động vật. Năm 2016, một nghiên cứu sâu hơn về hiệu ứng Mozart đã phát hiện, âm nhạc của Mozart có tác động tích cực đối với chức năng nhận biết và hành vi của con người. Điều khiến người ta kinh ngạc là, phát ngược nhạc Mozart thì tác dụng gây ra là hoàn toàn tương phản. Còn âm nhạc vô điệu tính của Arnold Schoenberg đối với con người thì gây ra tác dụng hết sức tương tự với nhạc Mozart phát ngược, nghĩa là gây ảnh hưởng tiêu cực. [6]
So với âm nhạc vô điệu tính, tác dụng phụ diện của rock & roll còn lớn hơn nữa. Một nhà nghiên cứu từng tổng hợp dữ liệu của hai thành phố tương tự nhau: thành phố phát sóng truyền hình, truyền thanh với lượng lớn các bản nhạc rock & roll thì số trường hợp có con trước hôn nhân, bỏ học, thanh thiếu niên tử vong, phạm tội… cao hơn 50% so với thành phố phát nhạc bình thường. [7] Có loại nhạc rock & roll còn coi tự sát là điều hợp lý. “Giai điệu đen tối và ca từ gây ức chế của nó đương nhiên có thể được xem là một hình thức cổ động việc tự sát, hơn nữa người trẻ tuổi nghe nhạc rock & roll nhiều rồi đi tự sát đã là một hiện thực không thể chối cãi”. [8] Thanh thiếu niên nghe nhạc rock & roll rồi tự sát theo cách chết miêu tả trong ca từ cũng không ít. Những tay nhạc rock & roll rơi vào trầm cảm, lạm dụng ma tuý, thậm chí tự sát cũng là một hiện tượng phổ biến.
Một ví dụ phụ diện khác mà nhiều người biết đến là bộ phim chủ nghĩa dân tộc của Đức quốc xã “Khúc khải hoàn của ý chí” (Triumph of the Will). Mặc dù đạo diễn Leni Riefenstahl bào chữa rằng đó là bà làm phim tài liệu, nhưng bộ phim tuyên truyền này có thủ pháp nghệ thuật cao siêu. Bộ phim đưa ra những cảnh tượng hoành tráng về sức mạnh, khiến khán giả đồng cảm với năng lượng và tinh thần đằng sau đó. Nhiều thủ pháp, kỹ xảo quay và chỉnh sửa của nó đã ảnh hưởng đến điện ảnh tới vài thập kỷ sau này. Dẫu sao, bộ phim này cũng đã khởi tác dụng tuyên truyền to lớn cho Hitler và Đức quốc xã, và được coi là một trong những bộ phim tuyên truyền thành công nhất trong lịch sử. Năm 2003, tờ báo Độc lập (The Independent) của Anh bình luận: “’Khúc khải hoàn của ý chí’ đã khiến nhiều người thông thái say mê, khiến họ ngưỡng mộ thay vì khinh miệt, và đương nhiên, nó đã giành được tình hữu nghị với nhiều nước và có được đồng minh trên khắp thế giới.” [8]
Hiểu được sức mạnh to lớn của nghệ thuật, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa tầm quan trọng của nghệ thuật truyền thống và tại sao ma quỷ lại muốn làm biến dị và phá hoại nghệ thuật nhân loại.
Tài liệu tham khảo:
[1] “Record of Music,” Classic of Rites, Chinese Text Project, https://ctext.org/liji/yue-ji?filter=435370&searchmode=showall#result [2] Khổng Tử: “Luận ngữ – bát dật” [3] Tư Mã Thiên: “Sử ký – nhạc thư” [4] Âu Dương Tu và Tống Kỳ: “Tân Đường thư” quyển 237 [5] Robert McKee, Story: Style, Structure, Substance, and the Principles of Screenwriting (New York: Harper-Collins Publishers, 1997), 129–130. [6] Yingshou Xing, et al., “Mozart, Mozart Rhythm and Retrograde Mozart Effects: Evidences from Behaviours and Neurobiology Bases,” Scientific Reports Vol. 6, Article #: 18744 (2016), https://www.nature.com/articles/srep18744. [7] David A. Noebel, The Marxist Minstrels: A Handbook on Communist Subversion of Music, (Tulsa, Okla.: American Christian College Press, 1974), 58–59. [8] David Cloud, “Rock Music and Suicide,” Way of Life Literature, December 20, 2000, https://www.wayoflife.org/reports/rock_music_and_suicide.html.Video: Người vô Thần chỉ tin vào khoa học, các nhà khoa học lại tin vào Thần học