Trong cuộc đời, chúng ta có mối nợ ân tình với người thân và bạn bè, ngược lại, họ cũng đặt kỳ vọng vào chúng ta. Đền đáp ân tình có nhiều cách, trở nên giàu có là một cách, nổi danh cũng là một cách. Nhưng có lẽ, sự đền đáp tốt nhất chính là tu dưỡng một trái tim thanh khiết và từ bi.

Khi còn trẻ, chúng tôi thường ngâm thơ Đường. Một trong những vần thơ rất ngắn, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc khó quên trong tim tôi là: “Lạc Dương thân hữu như tương vấn. Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ”.

Vào lúc đó, mặc dù tôi ngâm nó, tôi không thực sự hiểu ý nghĩa bên trong. Cùng với thời gian và sự tích lũy kinh nghiệm, tôi có thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc hơn là: Sự đền đáp tốt nhất đến người thân và bạn bè chính là một trái tim tinh khiết và từ bi.

Câu “Lạc Dương thân hữu như tương vấn. Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” là từ bài thơ “Phù Dung lâu tống Tân Tiệm” của Vương Xương Linh. Bài thơ đầy đủ là:

Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô;
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

Tạm dịch (bản dịch của Tương Như):

Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm

Mưa lạnh tràn song, đêm đến Ngô,
Sáng ra tiễn khách, núi buồn trơ;
Lạc Dương nếu có người thân hỏi,
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.

(Ảnh minh họa: xuehua.us)

Bài thơ mô tả cảnh thi nhân đưa tiễn người bạn của mình ở Phù Dung, nơi mà ông nói với người bạn của mình rằng: nếu người thân của ông ở Lạc Dương hỏi thăm ông, thì vui lòng gửi lời chúc tốt lành và trái tim thuần khiết (phiến băng tâm) của ông đến họ.

Bài thơ nói về việc đưa tiễn bạn, nhưng nó phảng phất nỗi buồn biệt ly nhẹ nhàng và nêu lên tầm quan trọng của phẩm giá đạo đức. Hai câu đầu mô tả sự cô độc của chia ly. Hai câu cuối so sánh chính tác giả với phiến băng tâm, ngọc hồ và thể hiện tư tưởng rộng mở với quyết tâm mạnh mẽ.

Thời cổ Trung Quốc, trong thời Lưu Tống, thi nhân Bào Chiếu sử dụng “thanh như ngọc hồ băng” để mô tả sự thanh khiết cao độ của đạo đức. Trong thời Đường, tể tướng Diêu Sùng viết “Băng hồ giới”. Thi nhân nhà Đường như Vương Duy, Thôi Hạo, Lý Bạch đều sử dụng “băng hồ” như một ẩn dụ văn chương để khích lệ bản thân và tán dương phẩm cách cao quý. Trong bài thơ này, Vương Xương Linh sử dụng trái tim thanh tựa pha lê và băng hồ để khuyến khích và truyền dẫn sự tự tin vào chính mình.

Theo đó, điều quý giá nhất gửi đến bạn bè và người thân của ông là khi ông tặng cho họ một trái tim thanh khiết tựa băng tại ngọc hồ. Thông điệp ông muốn người bạn của mình truyền đi không phải là một thông điệp bình thường về sự an toàn, mà là thông điệp về việc giữ gìn đạo đức trong sạch và niềm tin của riêng ông. Với phẩm chất trung thực này, ông nhận được sự tôn trọng, và người đời sau luôn sử dụng “phiến băng tâm tại ngọc hồ” để mô tả khát vọng và những sở thích cao quý.

Người khác nhau có những hoài bão và mơ ước khác nhau. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, một vài người nghĩ rằng tiền là quan trọng nhất và họ theo đuổi sự giàu có suốt đời họ. Một vài người đặt nặng danh tiếng, quyền lực và dành cả cuộc đời để đoạt lấy nó. Cuối cùng, vài người khác thì bận rộn cả đời vì một chữ ‘Tình’. Chỉ có những ai với cái tâm thanh khiết giản dị mới có thể vượt qua thế tục này và không bị mê ảo bởi danh, lợi, tình.

Thanh Ngọc

(Theo Chánh Kiến)

videoinfo__video3.dkn.tv||022ec838d__

Xem thêm: