Vào đêm Trung thu, khi bạn nhìn lên vầng trăng sáng như chiếc đĩa bạc trên bầu trời, bạn có nghĩ đến những câu chuyện trong truyền thuyết như Hằng Nga, Thỏ Ngọc và Ngô Cương chặt quế không? Câu chuyện “Hằng Nga bay lên cung trăng” đã được tương truyền qua rất nhiều thế hệ, sớm nhất từ thời đại Thương Chu, còn câu chuyện Võ Cương và Thỏ Ngọc đều là hình thành vào thời nhà Đường, những câu chuyện trung thu được lưu truyền trong dân gian đều đã có trên ngàn năm, thậm chí vài ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nghiên cứu Mặt Trăng đã có bước tiến nhảy vọt. Phân tích khoa học chỉ ra: Mặt Trăng là nhân tạo! Liệu phát hiện này có truyền cảm hứng cho chúng ta có những quan điểm và lĩnh ngộ mới về truyền thuyết Tết Trung thu không?

Mặt Trăng là do con người tạo ra

Các nhà khoa học ngày nay đã phát hiện ra rằng: Mặt Trăng là một vệ tinh rất lớn, vĩnh viễn hướng một mặt về Trái Đất, có quỹ đạo hình tròn, Mặt Trăng là một quả cầu kim loại rỗng, dưới bề mặt Mặt Trăng có một lớp vỏ rất cứng, Mặt Trăng chứa một lượng lớn kim loại nguyên chất cực kỳ hiếm thấy trên Trái Đất, trên Mặt Trăng có “mùi Mặt Trăng” đặc biệt như mùi khói thuốc súng, đồng thời trên Mặt Trăng cũng có những cấu trúc bí ẩn và phi tự nhiên. [1] Những phát hiện này từ nhiều phương diện chỉ ra sự thật rằng, Mặt Trăng là do con người thuộc một nền văn minh tiền sử sáng tạo ra. Phát hiện phi thường này truyền cảm hứng cho chúng ta nhận thức đối với sinh mệnh thuộc các tầng thứ khác nhau, một tư duy mới đối với những câu chuyện “thần thoại” truyền thống.

Mặt Trăng là do con người tạo ra. (Ảnh: The Epoch Times và Shutterstock/AstroStar/milart)

Hằng Nga bay lên Mặt Trăng

Truyền thuyết Hằng Nga bay lên Cung Trăng khiến Mặt Trăng trở thành một bí ẩn vô cùng thú vị và khó lý giải. Trong sách cổ “Kinh Dịch” và “Quy Tàng” có truyền thuyết kể rằng Hằng Nga nuốt thuốc bất tử của Tây Vương Mẫu và bay lên Mặt Trăng, trở thành tinh nguyệt.

Thi nhân Lý Thương Ẩn nói: “Hằng Nga ứng hối thâu linh dược, bích hải thanh thiên dạ dạ tâm” (Hằng Nga có lẽ hối hận vì đã đánh cắp linh dược, bởi biển xanh và bầu trời xanh luôn ở trong trái tim nàng mỗi đêm). Sau khi bay lên cung trăng, Hằng Nga đã ​​xảy ra chuyện gì? Có bao nhiêu người đặt ra câu hỏi này?

Tô Thức nói: “Ngã dục thặng phong quy khứ” (Tôi muốn cưỡi gió trở về), “Bất tri Thiên Thượng cung khuyết, kim tịch thị hà niên?” (Không rõ nơi cung khuyết trên Thiên thượng, hôm nay là ngày đêm nào?). Câu nói đầy chất thơ này cũng có thể mang một cách giải thích: thời gian-không gian khi Hằng Nga cưỡi gió trở về và thời-không của phàm gian là khác nhau!

“Tây phương Cực Lạc thế giới du ký”

Trong Phật giáo có thuyết “Một ngày trên trời, ngàn năm mặt đất”. Cuốn sách “Tây phương Cực Lạc thế giới du ký” là của pháp sư Khoan Tịnh (tên tục là Phan Kim Vinh), đệ tử của hòa thượng Hư Vân, mô tả những trải nghiệm của ông ở thế giới Cực Lạc khiến người thường chấn động. Vào tháng 4 năm 1987, pháp sư Khoan Tịnh thuyết giảng tại núi Nam Hải Phổ Đà ở Singapore, những cư sĩ tu tại gia đã chỉnh lý những trải nghiệm được ông mô tả tại buổi thuyết giảng, chỉnh lý thành cuốn sách “Tây phương Cực Lạc thế giới du ký” truyền thế.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 1967 hoàng lịch, pháp sư Khoan Tịnh, trụ trì chùa Mạch Tà Nham tỉnh Phúc Kiến, khi đang tọa thiền tại chùa, thì đột nhiên được gọi đi, ông rời khỏi chùa và đi đến động Di Lặc ở núi Cửu Tiên, trên đường đi, ông được pháp sư Viên Quán, hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, dẫn đến “Tây phương Cực Lạc thế giới”. Ở đó, ông đã thăm quan các cảnh giới khác nhau như Động La Hán, Trời Đao Lợi, Trời Đâu Suất và Cửu Phẩm Liên Hoa, bái kiến Đức Phật A Di Đà. Quá trình này, ông cảm giác chỉ kéo dài khoảng một ngày đêm, tuy nhiên, khi ông trở lại nhân gian, thì đã là ngày 8 tháng 4 năm 1973 âm lịch, tức là hơn 6 năm 5 tháng đã trôi qua. Trong thời gian này, tất cả tăng lữ và cư sĩ trong chùa đã tìm kiếm hơn một trăm hang động lớn nhỏ quanh núi Vân Cư, nhưng tuyệt không thấy pháp sư Khoan Tịnh đâu cả.

Khi pháp sư Khoan Tịnh đến “Tây phương Cực Lạc thế giới”, ông đã cầu xin được ở lại thế giới Cực Lạc mỹ hảo. Nhưng Đức Phật A Di Đà nói rằng hai kiếp trước, chính pháp sư Khoan Tịnh đã phát nguyện cứu độ tất cả chúng sinh theo phương thức này. Trong chớp mắt khi Đức Phật nói những lời này, pháp sư Khoan Tịnh đã nhìn thấy đoạn nhân duyên trong quá khứ đó. Sau đó, pháp sư Khoan Tịnh theo Bồ Tát Quán Thế Âm đến ao Liên Hoa, theo chỉ dẫn của Quán Âm xuống ao gội đầu rửa mình, y phục đều không bị ướt. Điều kỳ diệu hơn nữa là muốn nổi, chìm hay trôi đều do chính ý niệm của mình khống chế.

Cảnh tượng “thế giới Cực Lạc” do pháp sư Khoan Tịnh nhìn thấy và mô tả khác với những gì được các pháp môn Phật giáo khác tường thuật. Bởi vì từ lý giải của Phật pháp, người tu luyện ở tầng thứ bất đồng, thì cảnh tượng mà họ nhìn thấy cũng bất đồng; Cảnh tượng mà người thường và người tu luyện nhìn thấy thì lại là cách biệt một trời một vực. Vậy chân tướng về Mặt Trăng là gì? Hằng Nga ở đâu sau khi nàng bay lên trời? Không thể dùng mắt thịt để nhìn được chân tướng. Nhưng câu chuyện Hằng Nga bay lên cung Trăng cho chúng ta suy tư về sự thăng hoa của sinh mệnh: Việc thoát phàm thăng thiên có phải là nhờ nắm giữ linh dược mà có được? Hay là do sự hồi báo của lòng tốt? Nếu là vị tư, liệu có thể vượt qua khảo nghiệm của Thiên thượng không? Vì nghĩa của nhân gian, phóng hạ cái tình của nhân gian, đó là biểu hiện tầng thứ cao hơn phàm giới. Chúng ta cũng có thể thấy được một hình tượng tu hành như vậy ở Hằng Nga.

Vị cao tăng du hành đến thiên giới Phật quốc trong một ngày, lúc trở về thì đã hơn sáu năm năm tháng trôi qua. (Ảnh: “Bí ẩn chưa được giải đáp”)

Tại sao Thỏ Ngọc có thể lên trời?

Khoan Tịnh cho biết, chúng sinh trong thế giới Ta Bà của chúng ta đều có nhiều nỗi khổ không thể tránh khỏi, chẳng hạn như sinh, lão, bệnh, sinh ly tử biệt, oán hận, cầu không được, ngũ âm thịnh (bị bao quanh bởi những phiền não sắc, thụ, tưởng, hành, thức v.v.). Còn trong thế giới Cực Lạc lại không có khổ mà chịu, nên không dễ tu hành. Nhưng nếu người ta trong thế giới Ta Bà của phàm gian mà hạ quyết tâm cần cù chịu khổ để tu luyện, thì lại có thể đạt được tu thành đắc đạo.

Truyền thuyết kể rằng Thỏ Ngọc giã thuốc vào giữa đêm trăng. Trải nghiệm Thỏ Ngọc thăng thiên là đối ứng với triển hiện của nhân gian tu hành đắc đạo.

Trong thư tịch thời nhà Hán có thuyết pháp “có thỏ trong trăng”, Lưu Hướng thời nhà Tây Hán đã nói trong “Ngũ kinh thông nghĩa – thể điều phiên” rằng, “trong trăng có thỏ và có cóc”. Phó Hàm thời nhà Tấn đã nói trong “Nghĩ ‘Thiên vấn’” rằng: “Nguyệt trung hà hữu? Ngọc thố đảo dược.” (Trong trăng có gì? Thỏ ngọc giã thuốc).

Trong cuốn “Đại Đường Tây Vực Ký” của Huyền Trang thời nhà Đường dịch, có ghi chép về con thỏ thăng thiên. Trong khu rừng hoang vu của Hồ Liệt Sĩ ở Tây Vực, một con thỏ bầu bạn với một con cáo và một con vượn. Mặc dù ba con thú này không phải là đồng loại, nhưng chúng lại đồng tình như thể chân tay. Thiên Đế vì để khảo nghiệm chúng, đã hóa thân thành một ông già đói khát và kiệt sức  đến cầu xin sự giúp đỡ. Cả ba con vật đều muốn giúp ông già, chúng đều ra khỏi nhà tìm thức ăn, cáo và vượn đều tìm được thức ăn, riêng thỏ thì tìm mãi không thấy. Lúc đó, ông lão nói rằng con thỏ không thực tâm muốn bầu bạn cùng cáo và vượn. Con thỏ buồn bã nhảy vào ngọn lửa rực cháy, hiến thân mình trong lửa, hiến dâng thịt của chính nó để bù đắp cho sự kém cỏi của bản thân. Thiên Đế cảm động, đã đưa Thỏ Ngọc lên Mặt Trăng, để cho sự tích về sự vô tư hiến thân của Thỏ Ngọc được hậu thế lưu truyền thời thời đại đại.

Thỏ Ngọc trên cung trăng. (Shutterstock)

Một tầng hàm ý của Ngô Cương chặt quế

Ghi chép sớm nhất về cây quế giữa Trăng được tìm thấy vào thời Tây Hán. Sách “Hoài Nam Tử” của nhà Tây Hán ghi lại: “Trong trăng có cây quế” (trích trong “Thái bình ngự lãm” ). Ngoài ra còn có truyền thuyết về nàng tiên Mặt Trăng và cây quế trong các tác phẩm thời Tấn (được ghi lại trong “An Thiên luận” của Ngu Hi). Về câu chuyện Ngô Cương chặt quế, lần đầu tiên nó được thấy trong “Thiên chỉ thiên” trong cuốn tiểu thuyết bút kỉ “Dậu dương tạp trở” của Đoàn Thành Thức thời nhà Đường.

“Thiên chỉ thiên” ghi rằng, ở giữa Mặt Trăng có một cây nguyệt quế thần kỳ, cây cao năm trăm trượng, có năng lực phục nguyên thần kỳ, bất kỳ vết thương nào trên thân cây đều sẽ lành ngay lập tức. Tương truyền có Ngô Cương người Tây Hà vào thời nhà Hán, tu tiên đạo phạm lỗi bị sư phụ phạt lên cung Trăng chặt cây quế.

Ngô Cương đã chặt cây quế trong một thời gian dài. Chàng trong tâm bực bội, muốn được thoải mái, không thể lúc nào cũng chặt, nên cứ chặt lại dừng, chặt lại dừng, cây quế đã lành lại trong khoảng thời gian giữa những lần dừng chặt. Ngô Cương vẫn không ngộ ra, chịu khổ cũng là tu hành, và quan trọng hơn, tu tâm mới là đạo lý của tu hành, nên chàng ta không cách nào tu thành đắc đạo. Và cây quế thần kỳ sẵn có năng lực phục nguyên thần kỳ đặc biệt cường thịnh, đã triển thị cho con người thấy một loại công năng bảo trì thanh xuân siêu thoát phàm giới!

Giáo huấn từ thủy triều sông Tiền Đường

Từ phát hiện khoa học cho rằng Mặt Trăng là nhân tạo, nhân loại không chỉ có một lần văn minh! Ngoài ra còn có rất nhiều phát hiện khảo cổ học ủng hộ mạnh mẽ tính khoa học của quan điểm này. Tuy nhiên, tại sao thế hệ nhân loại tiền sử lại biến mất? Tại sao lịch sử loài người cứ tuần hoàn và luân hồi hết lần này đến lần khác? Từ những lời tiên tri trọng đại khác nhau và thế thái thiện ác điên đảo ngày nay mà xét, nhân loại ngày nay đang trên bờ vực của nguy cơ tận thế, làm sao để giải cứu?

Vào thời Nam Tống, khi Tết Trung thu đến, hầu hết người dân ở đô thành Lâm An (Hàng Châu) đều đi xem thủy triều dâng cao hàng năm trên sông Tiền Đường. Thủy triều sông Tiền Đường sẽ lên đến đỉnh điểm trong vòng ba ngày sau ngày rằm Trung thu. Thủy triều khi đó thường lên tới năm mét, không có gì lạ khi thủy triều hồi (sóng thủy triều đập vào núi và dội lại) lên tới hai mươi mét. “Tây Hồ du lãm chí dư” ghi lại rằng Tết Trung thu năm thứ 8 Thiệu Hưng vào thời Nam Tống, những chuyện kỳ lạ từng xảy ra khi đang ngắm thủy triều. Hai đêm trước ngày 18 tháng 8, một số cư dân dọc sông Tiền Đường đã nghe thấy những giọng nói trong không trung, nói rằng hàng trăm người sẽ chết trên cầu trong năm nay, họ đều là những kẻ tà ác, dâm loạn, bất hiếu, còn nói, những ai có tên trong sổ tử vong nên bảo đến nhanh, còn những ai không có tên trong sổ thì phải nhanh chóng rời đi. Đêm hôm sau, người dân sống hai bên cầu Quán Triều Phổ mơ thấy có người đến cảnh báo: “Ngày mai đừng lên cầu, cầu sẽ gãy.” Sau bình minh, một số gia đình sống cạnh cầu hỏi thăm nhau, mới biết đêm qua họ đều có những giấc mơ giống nhau.

Vào ngày ngắm thủy triều, cây cầu chật kín người. Những người nhận được chỉ điểm trong giấc mơ đến bên cầu, tận lực cứu người. Họ tha thiết khuyên người thân, người quen nhanh chóng rời khỏi cầu, nhưng người nói thì tha thiết, người nghe lại coi thường, thậm chí có người còn coi lời khuyên thiện chí đó là lời nói dối đánh lừa quần chúng để có chỗ lên cầu. Thủy triều đang dâng cao, giữa tiếng hò reo, sóng thủy triều trong chốc lát ập tới, phá sập cây cầu ngắm thủy triều. Cây cầu ngắm thủy triều nhanh chóng rơi xuống nước, hàng trăm người trên cầu bị đè chết và chết đuối. Sau này, người ta phát hiện, những người chết trong thảm họa đều là những kẻ hung dâm, bất hiếu.

Cảnh tượng thủy triều sông Tiền Đường đã nổi tiếng qua mọi thời đại. Bức tranh vẽ sông Tiền Đường trong “Mặc Diệu Châu Vạn” của Lệ Tông Vạn thời nhà Thanh. (Ảnh: Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc)

Tết Trung thu được chiếu sáng bởi “Mặt Trăng nhân tạo” đan xen với câu chuyện Trung thu truyền thống, lại thêm “Tây phương Cực Lạc thế giới” triển hiện cho con người một tầng diện mới, cấp cho chúng ta sự khai sáng cao hơn. Nhân loại vì sao lại luân hồi hết nền văn minh này đến nền văn minh khác? Hằng Nga, Thỏ Ngọc và Ngô Cương, những nhân vật trong truyện truyền thống của Tết Trung thu, trong ẩn ý mà dẫn dắt con người tiếp xúc với cảnh địa siêu phàm. Bài thơ “Mai hoa thi” của Thiệu Ung nói: “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, kỉ nhân quy khứ kỉ nhân lai” (Cổng thiên đường từ vạn cổ đã mở ra, có ai trở về có ai tới) Cơ duyên được trở về thiên đàng hiếm có khó đắc đến như vậy! Từ cổ chí kim, Thần vì độ người phản bổn quy chân trở về cố hương mỹ hảo nơi sinh mệnh được sinh ra, mà lúc ẩn lúc hiện soi sáng con người bằng đủ loại thần tích ngoài sức tưởng tượng của con người, có lúc lại giáng những tai họa khủng khiếp để trừng phạt những kẻ ác nhân lạc lối và sa ngã, hết thảy những điều này đều là để cứu chuộc nhân gian. Những câu chuyện và nhân vật truyền thống của Tết Trung thu, sự triển hiện của “Tây phương Cực Lạc thế giới”, đối với nhân loại chúng ta ngày nay đang đối diện hiểm nguy, đó là sự soi sáng siêu việt phàm giới.

Ghi chú:
[1] Xem: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên hay nhân tạo?

Tài liệu tham khảo:
“Tây phương Cực Lạc thế giới du ký” của Thích Khoan Tịnh

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: