Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Trước khi ĐCSTQ kiến chính vào năm 1949, Trung Quốc có một số trường đại học truyền giáo do các giáo sĩ phương Tây sáng lập, không ít trường trong số đó nằm trong số những trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc đương thời, phát huy vai trò quan trọng trong sự trao đổi văn hóa Đông Tây.
Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, toàn bộ các trường đại học của giáo hội này đều bị triệt tiêu. Điều này rốt cuộc là gì?
Hôm nay, chúng tôi dựa trên bài báo “Số phận lịch sử của các trường đại học Cơ đốc giáo ở Trung Quốc” của Tống Thạch Nam và các tài liệu khác, nói về nguyên do tại sao ĐCSTQ triệt tiêu tất cả các trường đại học Cơ đốc.
16 trường đại học giáo hội nổi tiếng
Trước khi ĐCSTQ kiến chính, ở Trung Quốc có 16 trường đại học tôn giáo nổi tiếng. 13 trong số đó được điều hành bởi giáo hội Cơ đốc giáo, cụ thể là: Đại học Yến Kinh, Đại học Tề Lỗ, Đại học St. John, Đại học Hỗ Giang, Đại học Kim Lăng, Đại học Nữ Kim Lăng, Đại học Đông Ngô, Đại học Chi Giang, Đại học Hoa Trung, Đại học Hiệp Hòa Phúc Kiến, Đại học Nữ Hoa Nam, Đại học Hiệp Hòa Hoa Tây, Đại học Lĩnh Nam; Ngoài ra còn có 3 trường do giáo hội Thiên Chúa giáo sáng lập, là Đại Học Chấn Đán, Đại học Phụ Nhân, Đại học Tân Cô.
16 trường đại học Cơ đốc giáo tọa lạc tại các thành thị trung tâm như Bắc Kinh, Tế Nam, Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, Vũ Hán, Phúc Châu, Quảng Châu và Thiên Tân.
Đại học Yến Kinh được coi là trường đại học giáo hội số một ở Trung Quốc; Đại học Tề Lỗ được mệnh danh là “Học phủ đệ nhất Hoa Bắc” vào thời kỳ đỉnh cao, cũng nổi tiếng như Đại học Yến Kinh, còn có danh xưng là “Nam Tề Bắc Yến”. Đại học St. John’s được mệnh danh là “Harvard của phương Đông”; Đại học Nữ Kim Lăng là trường đại học nữ đầu tiên ở Trung Quốc; Học viện Y tế Hiệp Hòa là cơ sở nghiên cứu và giáo dục y tế có chất lượng tốt nhất và cao nhất tại Trung Quốc đương thời.
Vai trò của các trường đại học Giáo hội
Vương Trung Hân, tiến sĩ triết học tại Đại học Boston, từng nhận xét: “Các trường đại học của Giáo hội đã đột nhiên rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục đại học của Trung Quốc và phương Tây hàng trăm năm”.
Nhà sử học Trương Khai Nguyên bình luận trong bài viết “Số phận lịch sử của các trường đại học Cơ đốc giáo Trung Quốc” rằng, so với các trường giáo hội ở Châu Phi, các trường đại học giáo hội Trung Quốc có tầng thứ giáo dục cao hơn; So với các trường đại học giáo hội ở Ấn Độ, tuy số lượng ít nhưng chất lượng thì tốt hơn; Nó có thể so sánh với các trường đại học giáo hội Nhật Bản, còn so với các trường đại học công lập thì có lực cạnh tranh hơn.
Mặc dù các trường đại học Thiên Chúa giáo có những hạn chế về lịch sử và thời đại, nhưng khách quan mà nói, những đóng góp của họ cho Trung Quốc vẫn còn rất nhiều. Các trường đại học Thiên Chúa giáo đã bồi dưỡng một số lượng lớn nhân tài được đào tạo bài bản, tăng cường trao đổi văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học tư thục và do chính phủ điều hành ở Trung Quốc.
Đến năm 1949, hơn 15% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đến từ các trường đại học của nhà thờ và có rất nhiều nhân tài. Ví dụ:
Những người nổi tiếng được Đại học St. John Thượng Hải bồi dưỡng nên bao gồm: Cố Duy Quân, một nhà ngoại giao Trung Quốc hiện đại, Trương Bá Linh, người sáng lập Trường Nam Khai, nhà văn Lâm Ngữ Đường, Tống Tử Văn, bộ trưởng Bộ Tài chính, bộ trưởng Ngoại giao và Viện trưởng Viện Hành chính của Trung Hoa Dân Quốc, Lưu Hồng Sinh, một ông trùm công nghiệp ở Trung Hoa Dân Quốc, và kiến trúc sư vĩ đại Bối Luật Minh, v.v.
Các cựu sinh viên nổi tiếng của Đại học Yến Kinh bao gồm: Lý Cảnh Quân, người tiên phong trong lĩnh vực di truyền nhân loại, cựu chủ tịch Hiệp hội Di truyền Nhân loại Mỹ; Tả Thiên Giác, chuyên gia về thuốc lá và chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Thuốc lá của Bộ Nông nghiệp Mỹ; Đào Hành Tri, một nhà giáo dục; Tôn Minh Kinh, cha đẻ của truyền hình Trung Quốc; Trình Bão Nhất, viện sĩ Học viện Văn học Pháp; Tái Trân Châu, người đoạt giải Nobel văn học, v.v.
Các trường đại học của Giáo hội bị ĐCSTQ dỡ bỏ
Việc chỉnh trị các trường đại học giáo hội của ĐCSTQ bắt đầu từ Đại học Công giáo Phụ Nhân. Vào tháng 10 năm 1950, ĐCSTQ đã tiếp quản ngôi trường này.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 1951, ĐCSTQ ban hành “Chỉ thị xử lý các trường giáo hội và các cơ sở giáo dục nhận trợ cấp của Hoa Kỳ”, khiến tất cả các trường đại học giáo hội buộc phải thoát ly quan hệ với giáo hội nước ngoài.
Năm 1952, ĐCSTQ tiến hành đại điều chỉnh các trường cao đẳng và đại học. Tất cả các trường đại học giáo hội đều bị giải tán, các khoa viện bị triệt tiêu và sáp nhập vào các học viện liên quan.
Ví dụ, khoa văn, khoa lý của Đại học Yến Kinh bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh, các khoa kỹ thuật bị sáp nhập vào Đại học Thanh Hoa, và địa điểm trường “Yến Viên” trở thành khuôn viên của Đại học Bắc Kinh. Các khoa của Đại học St. John bị sáp nhập vào Đại học Phúc Đán, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Đồng Tế và Đại học Sư phạm Hoa Đông, Học viện Chính pháp Hoa Đông được xây dựng trên địa chỉ cũ của ĐH St. John. Các khoa của Đại học Chi Giang bị sáp nhập vào Đại học Chiết Giang và Đại học Đồng Tế, và Đại học Sư phạm Chiết Giang được xây dựng trên địa chỉ cũ của ĐH Chi Giang. Học viện Thần học của Đại học Tề Lỗ và Sở nghiên cứu Quốc học bị triệt tiêu, Học viện Văn lý được quy hoạch về Đại học Sơn Đông, Đại học Nam Kinh, Học viện Sư phạm Sơn Đông, chuyên khoa Nông nghiệp bị quy hoạch về Học viện Nông nghiệp Sơn Đông, Học viện Y tế bị đổi tên thành Học viện Y Sơn Đông.
Tại sao ĐCSTQ phải triệt tiêu tất cả các trường đại học của giáo hội?
Có thể có bốn nguyên nhân chủ yếu:
Đầu tiên, ĐCSTQ tín phụng vô thần luận
Những người sáng lập các trường đại học giáo hội Trung Quốc nếu không là tín đồ Cơ đốc giáo, thì cũng là tín đồ Thiên Chúa giáo, họ đều tín ngưỡng Thần. Một trong những mục đích của họ khi thành lập các trường đại học giáo hội ở Trung Quốc chính là truyền bá đạo Cơ đốc và Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc, để người dân Trung Quốc tín phụng vị Thần mà họ tôn sùng.
Những người tín Thần tin rằng, Sáng Thế Chủ sáng tạo ra thiên, địa, nhân và vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Sáng Thế Chủ là Thần tối cao vô thượng. Nền văn hóa Người truyền cấp cho nhân loại chính là văn hóa Thần truyền. Chỉ khi con người tín Thần, kính Thần, mới có thể nhận được sự ban phước và bảo hộ của Thần.
Vô thần luận mà ĐCSTQ tin tưởng về cơ bản là đối lập với hữu thần luận được những nhà sáng lập các trường đại học giáo hội tin tưởng.
ĐCSTQ không tin vào Thần, vậy nó tin vào cái gì? Tin vào chủ nghĩa Mác-Lê đối lập với các giá trị truyền thống và giá trị phổ quát về căn bản, tin vào đảng do chủ nghĩa Mác-Lê chỉ đạo, tin vào lãnh tụ tối cao của đảng được cho là đã nắm vững chân lý của chủ nghĩa Mác-Lê.
Ngay từ những năm 1940, khi ĐCSTQ xác lập địa vị cốt lõi của Mao Trạch Đông thông qua vận động Chỉnh phong Diên An, đã nâng Mao lên vị trí của Thần.
Năm 1945, Lưu Thiếu Kỳ đã ca ngợi Mao Trạch Đông tại Đại hội toàn quốc lần thứ bảy của ĐCSTQ là “nhà lý luận và nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc”, người “có tu dưỡng lý luận cao nhất và dũng khí về lý luận tối đại”, coi tư tưởng Mao Trạch Đông là “tư tưởng chỉ đạo duy nhất chính xác” của ĐCSTQ”.
Vì Mao là lãnh tụ tinh thần vĩ đại nhất trong lịch sử, nên sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền, toàn đảng, toàn quân, toàn dân phải sùng bái ai? Câu trả lời của ĐCSTQ đương nhiên là: sùng bái Mao.
Những nhà sáng lập đại hội giáo hội lại sùng bái Thần, những nhà truyền giáo của giáo hội dạy sinh viên đại học sùng bái Thần, làm sao ĐCSTQ cho phép điều này xảy ra?
Thứ hai, ĐCSTQ độc tôn chủ nghĩa Mác-Lê
Ngày 30/8/1949, Mao Trạch Đông phát biểu trong bài “‘Hữu nghị’ hay là xâm lược”, rằng: “So với các quốc gia chủ nghĩa đế quốc khác, chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong một thời gian rất dài đã chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động về phương diện xâm lược tinh thần, từ hoạt động tôn giáo đến hoạt động ‘từ thiện’, văn hóa… Nhiều trường học nổi tiếng ở nước ta như vậy như Yến Kinh, Hiệp Hòa, Hoài Văn, St. John, Kim Lăng, Đông Ngô, Chi Giang, Tương Nhã, Hoa Tây, Lĩnh Nam, v.v., đều là do người Mỹ thiết lập “.
Phân tích của Mao về các trường đại học giáo hội là lấy chủ nghĩa Mác-Lê làm chỉ đạo. Chủ nghĩa Mác-Lê đã tạo ra thể hệ diễn ngôn văn hóa đảng. Trong bộ thể hệ diễn ngôn này, “chủ nghĩa đế quốc” là một thứ rất xấu.
Ngay từ năm 1916, Lê-nin nhận định, chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản “lũng đoạn, ký sinh, suy đồi và sắp chết”, là “giai đoạn cao nhất và cuối cùng” của sự phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, giai cấp vô sản trên toàn thế giới phải đoàn kết dùng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, “giải phóng toàn thể nhân loại”.
Theo logic của hệ thống diễn ngôn văn hóa đảng do chủ nghĩa Mác-Lê tạo ra, chủ nghĩa đế quốc không tốt, chủ nghĩa đế quốc Mỹ không tốt, các trường đại học giáo hội do đế quốc Mỹ điều hành khẳng định không tốt, đương nhiên phải bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, ngày nay ở thế kỷ 21, “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Thực tế này chứng tỏ đầy đủ lý luận về chủ nghĩa đế quốc của Lênin năm 1916 là cực đoan, hoang đường, không phải là chân lý.
Như đã đề cập ở trên, các trường đại học giáo hội do Anh và Mỹ sáng lập ở Trung Quốc không phải là không có thị phi, nhưng chúng đã khởi tác dụng chính diện phi thường quan trọng trong nền giáo dục Trung Quốc hiện đại.
Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, nó muốn chủ nghĩa Mác-Lê thống trị các trường đại học Trung Quốc.
Bắt đầu từ năm 1952, ĐCSTQ bắt đầu thực hiện các vận động cải tạo tư tưởng đối với giới trí thức đại học nhằm “loại bỏ ảnh hưởng của sự xâm lược văn hóa của đế quốc Mỹ, đoạt lấy trận địa xâm lược văn hóa của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ở Trung Quốc”.
Kết quả là, tại các trường đại học Trung Quốc, đặc biệt là các trường đại học nhà thờ, những người du học ở Anh và Mỹ trở về, hoặc đã tiếp nhận nền giáo dục của Anh và Mỹ trong một thời gian dài, đã bắt đầu đào sâu hơn vào “quan điểm tôn thờ thần thánh”. Giai cấp tư sản Anh, Mỹ, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa tiêu chuẩn, chủ nghĩa cá nhân.”, thống nhất tư tưởng, lời nói, hành động theo lập trường của đảng và lập trường của chủ nghĩa Mác – Lê.
Thứ ba, ĐCSTQ “hoàn toàn một chiều” theo Liên Xô
Ngay trước khi ĐCSTQ kiến chính, nó đã thiết lập chính sách đối ngoại “một chiều” đối với Liên Xô, tức là gia nhập phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và sao chép mô hình Liên Xô trên nhiều lĩnh vực như như chính trị, kinh tế và văn hóa.
Liên Xô đã cử một số lượng lớn chuyên gia đến Trung Quốc để giúp ĐCSTQ tiến hành cải cách thể chế giáo dục của Trung Quốc. Chuyên gia Liên Xô Alshindev trở thành cố vấn chung của Bộ Giáo dục ĐCSTQ. Thống kê cho thấy từ năm 1949 đến năm 1959, có tổng cộng 861 chuyên gia Liên Xô làm việc tại các trường đại học Trung Quốc.
Bằng cách học hỏi những ý tưởng giáo dục đại học của Liên Xô, toàn bộ hệ thống giáo dục đại học tương tự như Liên Xô đã được thành lập ở Trung Quốc. Từ năm 1952 đến năm 1953, số trường đại học tổng hợp ở Trung Quốc giảm từ 55 xuống 14, số trường kỹ thuật tăng từ 28 lên 38, số trường cao đẳng sư phạm tăng từ 12 lên 33. Tỷ trọng các ngành văn khoa, chính pháp, tài kinh và các chuyên ngành khác giảm mạnh. Năm 1947, sinh viên chuyên ngành văn nghệ và kinh doanh chiếm 47,6% tổng số sinh viên đại học. Tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 22,5% vào năm 1952 và 9,6% vào năm 1957.
Sau khi tái cơ cấu các cơ sở giáo dục đại học Trung Quốc vào năm 1952, Trung Quốc trở thành quốc gia có ít trường đại học toàn diện và sinh viên nghệ thuật tự do nhất thế giới.
Các trường đại học của giáo hội hoàn toàn khác với nền giáo dục theo định hướng của ĐCS Liên Xô, đương nhiên nằm trong danh sách bị đào thải.
Thứ tư, ĐCSTQ coi Mỹ là kẻ thù của mình
Vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, Quân đội Cộng sản Bắc Triều Tiên do Kim Il Sung lãnh đạo đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc. Quân Bắc Triều Tiên nhanh chóng vượt vĩ tuyến 38 và chiếm Seoul, thủ đô của Hàn Quốc; đến đầu tháng 9, họ đã chiếm được 90% lãnh thổ Hàn Quốc.
Trước tình hình Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, ngày 7 tháng 7 năm đó, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết thành lập lực lượng Liên hợp quốc do quân đội Mỹ chỉ huy để giúp quân đội Hàn Quốc chống quân xâm lược. Ngày 15/9, quân Liên hợp quốc đổ bộ vào thành phố Incheon, Hàn Quốc, nhanh chóng vượt qua vĩ tuyến 38, quân Triều Tiên bị đánh bại trên toàn tuyến, rơi vào thế tuyệt vọng.
Ngày 8 tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông ra lệnh cho Quân dã chiến Đông Bắc của ĐCSTQ cải biên lại thành “Quân tình nguyện”, bí mật vào Bắc Triều Tiên tham chiến. Chẳng bao lâu, Quân đội Cộng sản Trung Quốc và Quân đội Mỹ gặp nhau trên chiến trường Triều Tiên.
Trung Quốc và Mỹ đã trở thành những quốc gia đối địch. Trong trường hợp này, ĐCSTQ khẳng định sẽ tiêu diệt các trường đại học giáo hội do người Mỹ thành lập ở Trung Quốc.
Kết luận
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố không tin Thần, nhưng trên thực tế, ĐCSTQ cũng lại tín phụng “thần”. Mà “thần” mà ĐCSTQ tin tưởng này là ai? Ông ta là người thực quyền tối cao trong giới cao tầng của ĐCSTQ. Toàn đảng, toàn quân, toàn dân phải tin tưởng, phục tùng ông ta, phải cúng ông ta trên bàn thờ, phải bày tỏ lòng tôn kính ông ta.
Vậy thì, tất cả những người tín Thần trong giáo hội đều trở thành cái gai trong mắt ĐCSTQ, đâm vào thịt, không loại bỏ không được. Sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền, số phận của tất cả các trường đại học giáo hội đã được định đoạt.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch