Tháng 9 năm 1999, cuốn sách “Tiên thanh của lịch sử” do nhà sử học Trung Quốc Tiếu Thục biên tập được xuất bản, đã bị Bộ Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ phê bình nghiêm trọng, sau đó cuốn sách bị cấm. Đây là tài liệu lịch sử của chính ĐCSTQ, tại sao nó lại sợ hãi đến vậy?
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Tháng 9 năm 1999, cuốn sách “Tiên thanh của lịch sử” do nhà sử học Trung Quốc Tiếu Thục biên tập đã được Nhà xuất bản Đại học Sán Đầu xuất bản.
Theo hồi ức của Tiếu Thục, ngay sau khi cuốn sách được xuất bản, nó đã bị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương phê bình nghiêm trọng và sau đó bị cấm. Nhà xuất bản Đại học Sán Đầu bị đình chỉ để chỉnh đốn, người phụ trách xuất bản bị điều động ra khỏi Đại học Sán Đầu. Tất cả sách tồn trong kho đều bị tịch thu và biến thành bột giấy; Bắc Kinh thậm chí còn điều công an đến Vườn sách Vạn Thánh ở Bắc Kinh để lục soát cuốn sách.
Những bài viết trong cuốn sách này không phải do những nhân sĩ chống cộng nước ngoài viết, cũng không phải do những nhân sĩ chống cộng trong nước viết, mà là ngôn luận của chính ĐCSTQ.
Phần lớn bài viết trong sách được tuyển chọn từ tờ “Tân Hoa Nhật Báo” do Chu Ân Lai lãnh đạo khi ở khu vực do Quốc dân đảng kiểm soát vào những năm 1940, và một số được chọn từ tờ “Giải phóng Nhật báo”, tờ báo chính thức của cơ quan Trung ương ĐCSTQ ở Diên An. Đương thời hầu hết là những bài xã luận và bình luận được hai tờ báo này xuất bản, có một số là trực tiếp từ các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, những bài báo khác được tạo ra bởi các văn nhân nổi tiếng của ĐCSTQ.
Tại sao việc sưu tầm những ngôn luận của ĐCSTQ trước năm 1949 lại bị cấm? Đây là tuyển tập các ngôn luận của ĐCSTQ, tại sao Bộ Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ lại cấm chỉ cuốn sách này?
Hôm nay, chúng ta sẽ dựa trên nội dung cuốn sách “Tiên thanh của lịch sử” để phân tích lý do vì sao ĐCSTQ lại cấm nó.
Có ít nhất năm lý do chính khiến ĐCSTQ cấm cuốn sách này:
Đầu tiên, ngôn luận của ĐCSTQ trong cuốn sách hoàn toàn trái ngược với hành động bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.
Hai tháng trước khi cuốn sách này được xuất bản, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động vận động chính trị lớn nhất kể từ Cách mạng Văn hóa – chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Khi đó, Giang Trạch Dân đã kích hoạt toàn bộ bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, ngày đêm không ngừng phát tán những lời dối trá nhằm công kích, lăng mạ, bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công, đồng thời phát tán những lời dối trá này ra khắp thế giới.
Đồng thời, Giang Trạch Dân đã kích hoạt tất cả bộ máy chuyên chế của ĐCSTQ để theo dõi, bắt giữ, bỏ tù, tra tấn nhục hình và xét xử các học viên Pháp Luân Công. Đương thời, tất cả các đồn cảnh sát, trại tạm giam, trại lao động và trung tâm tẩy não trên toàn quốc đều tràn ngập các học viên Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công liên tiếp bị kết án và bỏ tù, một số thậm chí còn bị đánh đến chết.
Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, các quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do không phải sợ hãi của các học viên Pháp Luân Công, toàn bộ đều bị tước đoạt.
Bất cứ ai tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” đều bị ĐCSTQ bức hại; bất cứ ai nói “Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là tốt” sẽ bị bức hại; bất cứ ai kiên định tu luyện Pháp Luân Công sẽ bị sa thải khỏi công chức; bất cứ ai không từ bỏ tu luyện sẽ bị trừng phạt bằng bộ máy chuyên chế.
Trên khắp đất nước, đối với Pháp Luân Công, chỉ có một tiếng nói duy nhất của ĐCSTQ, tất cả các kênh hợp pháp để các học viên Pháp Luân Công nói ra sự thật về Pháp Luân Công, toàn bộ đều bị chặn chết. ĐCSTQ đã đối đãi với Pháp Luân Công theo phương thức chuyên chế, độc tài và cực quyền nhất.
Ngược lại, cuốn sách “Tiên thanh của lịch sử” có chín phần, trong đó:
Phần 1 là: Không có dân chủ, hết thảy chỉ là bột phấn;
Phần 2 là: Đấu tranh vì dân chủ là việc của nhân dân cả nước;
Phần 3 là: Tính sắc bén của chủ nghĩa dân chủ ;
Phần 4 là: Để tư tưởng xung phá khỏi cái lồng;
Phần 5 là: Trung Quốc cần quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự;
Phần 6 là: Trường học phải là pháo đài của dân chủ;
Phần 7 là: Nhân quyền là thiên phú, là bất khả xâm phạm;
Phần 8 là: Nhất đảng độc tài, tai họa khắp nơi;
Phần 9 là: Ai khiến Trung Quốc bất ổn, chính phủ chuyên chế.
Nội dung chính của nó là chống chuyên chế, chống độc tài, chống cực quyền.
Nếu độc giả đối chiếu những ngôn luận của ĐCSTQ trong “Tiên thanh của lịch sử” với việc Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, sẽ phát hiện những ngôn luận này của ĐCSTQ hoàn toàn trái ngược với hành vi của Giang Trạch Dân.
Thứ hai, những ngôn luận trong cuốn sách hoàn toàn trái ngược với hành vi bán nước của Giang Trạch Dân.
Ngày 9/12/1999, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ĐCSTQ, 21 năm “cải cách mở cửa”, 8 năm sau Liên Xô giải thể, quốc lực của Nga suy yếu, Giang Trạch Dân và tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ký “Nghị định thư tường thuật về hai đoạn phía Đông và phía Tây của Đường biên giới Trung-Nga”, công nhận đầy đủ hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng được ký kết giữa chính quyền cuối nhà Thanh tham nhũng và bất tài với nước Nga Sa hoàng, nhượng vô điều kiện một triệu km2 lãnh thổ ở Đông Bắc Trung Quốc do Nga hoàng chiếm đóng cho Nga, đồng thời trao vô điều kiện cho Nga khu vực chưa từng ký kết là Tangnu Ulianghai, phần lãnh thổ từng bị Nga hoàng và sau đó là Liên Xô chiếm đóng. Hoàn toàn có thể nói, Giang Trạch Dân là tên giặc bán nước tối đại của Trung Quốc đương đại.
Tuy nhiên, trong cuốn “Tiên thanh của lịch sử”, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ luôn nói về “độc lập chủ quyền”, “thu phục lãnh thổ”, v.v., và luôn đứng trên quan điểm đạo đức cao nhất của cái gọi là “lòng yêu nước”.
Nếu độc giả đối chiếu những ngôn luận này với hành vi bán nước của Giang Trạch Dân, chẳng phải ĐCSTQ đang tự tát vào mặt mình sao?
Thứ ba, những ngôn luận của ĐCSTQ trong cuốn sách chỉ là tuyên truyền phẩm để ĐCSTQ lật đổ Trung Hoa Dân Quốc.
Trong 28 năm kể từ khi thành lập, từ năm 1921 đến năm 1949, ĐCSTQ chủ yếu làm một việc, đó là không từ thủ đoạn lật đổ quyền lực chính trị hợp pháp của Trung Quốc: Trung Hoa Dân Quốc.
Một trong những thủ đoạn là phê phán gay gắt chính quyền độc tài một đảng của Quốc Dân Đảng; đồng thời, khi giặc ngoài xâm lược, đương đầu với quốc nạn và nguy vong của dân tộc, ĐCSTQ đã không ngừng đòi hỏi Quốc Dân Đảng dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp trị.
Khoảng thời gian mà các bài viết trong “Tiên thanh lịch sử” chủ yếu là khi Tưởng Giới Thạch lãnh đạo các tướng sĩ của Trung Hoa Dân Quốc, “mỗi tấc sơn hà, mỗi tấc máu” trong những trận chiến đẫm máu với quân Nhật xâm lược.
Khi đó, Tưởng Giới Thạch không chỉ là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Trung Hoa Dân Quốc, mà còn là thống soái tối cao của Chiến khu Đồng minh quân Trung Quốc, không chỉ lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân dân Trung Hoa Dân Quốc, mà còn hợp tác hiệu quả với quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong 8 năm kháng chiến, quân dân Trung Quốc đã hy sinh to lớn, lập nhiều chiến công anh hùng kinh thiên địa, khốc quỷ thần. Cuối cùng, dân tộc Trung Hoa đã giành được thắng lợi hoàn toàn đầu tiên trước sự xâm lược của ngoại bang trong thời cận đại.
Đối với Tưởng Giới Thạch, đối với Quốc Dân Đảng, đối với Trung Hoa Dân Quốc, những thành tựu lịch sử vĩ đại trong kháng chiến chống Nhật rất hiếm khi được bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ đương thời đưa tin một cách chính diện và khẳng định đầy đủ, trái lại, đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình này, ĐCSTQ phóng đại vô hạn, đưa lên đầu trang, thâm phê mãnh phán.
Đối với các vấn đề phản dân chủ, phản tự do, phản pháp quyền và phản nhân quyền nghiêm trọng khác nhau của ĐCSTQ, những công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ lại cực lực che đậy.
Ví dụ, vào những năm 1930, ĐCSTQ thanh trừng nội bộ, đả đảo “đoàn AB”, tàn sát bừa bãi 10 vạn người. Vào những năm 1940, trong thời kỳ chỉnh phong Diên An, ĐCSTQ bắt giữ 15 ngàn người bị tình nghi là “đặc vụ”. Theo Lý Duệ, người sau này giữ chức thư ký của Mao Trạch Đông, trong số họ không có ai là đặc vụ thật. ĐCSTQ cấu kết với quân xâm lược Nhật Bản, trong cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 8 năm, quân đội ĐCSTQ đã tấn công quân đội Quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc 3.200 lần, tiêu diệt và làm bị thương 143.000 lính Quốc quân, v.v. nhưng những điều này hoàn toàn không được đưa tin trên “Tân Hoa Nhật báo” hay “Giải phóng Nhật báo” lúc đó.
Đặc biệt là, nếu so sánh chính quyền chuyên chính một đảng của Quốc Dân Đảng trước năm 1949 với chính quyền chuyên chính một đảng của ĐCSTQ sau năm 1949, thì chính quyền chuyên chính một đảng của ĐCSTQ độc tài độc ác hơn gấp trăm lần, ngàn lần, vạn lần chính quyền của Quốc Dân Đảng.
Mao Trạch Đông đã giết hại 80 triệu người Trung Quốc trong 27 năm cầm quyền. Đặng Tiểu Bình đã tạo ra vụ thảm sát sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn “ngày 4 tháng 6 năm 1989”. Giang Trạch Dân giết người bằng phương thức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, phạm tội diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại loài người “chưa từng có trên hành tinh này”.
Hiện tại quay đầu nhìn lại những lời phê phán của ĐCSTQ đối với chính quyền chuyên chính một đảng của Quốc Dân Đảng, bất cứ ai có tư duy bình thường đều không thể không thừa nhận rằng, đó chỉ là một kiểu tuyên truyền mị dân và lừa dối thế giới.
Thứ tư, những ngôn luận của ĐCSTQ trong sách chỉ là tài liệu tuyên truyền nhằm lừa dối Mỹ và các nước phương Tây khác.
Trong kháng chiến chống Nhật, sự hỗ trợ của Mỹ là viện trợ nước ngoài lớn nhất của Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Để giành được sự ủng hộ của Mỹ, đồng thời làm suy yếu sự ủng hộ của Mỹ đối với Quốc Dân Đảng, ĐCSTQ đương thời đã đưa ra nhiều ngôn luận thân Mỹ, ca ngợi nước Mỹ tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp trị.
Chẳng hạn, ngày 15/9/1943, tờ “Tân Hoa Nhật Báo” đăng bài xã luận “Dân chủ số một”, cho rằng tuyên bố “Dân chủ số một” do phó tổng thống Mỹ Wallace đưa ra “là rất đúng đắn”.
Vào tháng 7 năm 1944, Tạ Vĩ Tư, cố vấn của Tham mưu trưởng Chiến khu Đồng minh Trung Quốc Stilwell, đi cùng đội quan sát quân sự Mỹ đến Diên An, hội kiến Mao Trạch Đông.
Mao nói với ông: “Chúng tôi không sợ ảnh hưởng dân chủ của Mỹ, chúng tôi hoan nghênh điều đó.” “Mỗi người lính Mỹ ở Trung Quốc phải là một quảng cáo sống động cho dân chủ. Anh ta nên đàm luận về dân chủ với mọi người Trung Quốc mà anh ta gặp. Các quan chức Mỹ nên đàm luận về dân chủ với các quan chức Trung Quốc. Nói tóm lại, người Trung Quốc tôn trọng lý tưởng dân chủ của người Mỹ các bạn.”
Mao cũng nói: “Mỹ sẽ phát hiện, hợp tác với chúng tôi dễ dàng hơn ới Quốc Dân Đảng”. “Mỹ không phải lo lắng về việc chúng tôi không hợp tác. Chúng ta nên hợp tác. Chúng ta phải nhận được sự giúp đỡ từ Mỹ.”
Tuyên truyền của ĐCSTQ thực sự đã khởi tác dụng. Đương thời, nhiều quân nhân, nhà ngoại giao và ký giả Mỹ đóng tại Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ, họ tin những tuyên bố của ĐCSTQ là thật, thậm chí còn cổ động Mỹ hợp tác với ĐCSTQ.
Sau khi kháng chiến chống Nhật kết thúc, Mỹ cử Marshall đến Trung Quốc để điều đình cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng. Marshall cũng bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của ĐCSTQ, ảo tưởng về ĐCSTQ. Sau khi điều đình thất bại, ông đổ lỗi cho chính phủ Quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc, đề nghị tổng thống Truman ngừng bán vũ khí cho quân đội Quốc gia. Tháng 8 năm 1946, Truman chính thức công bố mệnh lệnh này.
Tuy nhiên, ngay khi ĐCSTQ lật đổ Trung Hoa Dân Quốc ở Trung Quốc đại lục, nó ngay lập tức tuyên bố “cùng phe” với Liên Xô và gia nhập phe chống Mỹ. Những tuyên truyền như “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ quyết tâm tiêu diệt chúng ta” và “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc Mỹ” đã kéo dài hàng chục năm.
Thứ năm, bản chất của ĐCSTQ chính là “giả, ác, đấu”
Trước năm 1949, ĐCSTQ đưa ra rất nhiều lời hứa hẹn với người dân Trung Quốc, chẳng hạn như tuyên bố sẽ thực hiện chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh do Tôn Trung Sơn đề xuất; thực hiện dân hữu, dân trị, dân hưởng do tổng thống Mỹ Lincoln đề xuất, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do không phải sợ hãi, tự do không bị nghèo đói v.v. do tổng thống Mỹ Roosevelt đề xuất.
Tuy nhiên, 75 năm đã trôi qua và ĐCSTQ vẫn chưa thực hiện bất kỳ lời hứa nào trong số này.
Tại sao? Vào tháng 11 năm 2004, tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung đã xuất bản loạt bài xã luận “Cửu Bình về ĐCSTQ”, thông qua truy tìm căn nguyên của nó, phát hiện ĐCSTQ từ gốc rễ chính là tà. Vô luận bề ngoài ĐCSTQ tán hoa tán mỹ đến đâu, thì bản chất của nó vẫn là “giả, ác, đấu”.
Bất cứ ai có lương tâm, đối chiếu những gì ĐCSTQ nói hồi đó với những gì ĐCSTQ làm ngày nay, sẽ thấy rằng ĐCSTQ đã luôn dối trá và lừa gạt người dân.
Để ngăn chặn người dân sử dụng “ngọn giáo” của ĐCSTQ để tấn công “cái khiên” của ĐCSTQ, Bộ Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ không làm gì khác, chỉ đơn giản là phong sát những ngôn luận ngày đầu của chính nó.
Tuy nhiên, lệnh cấm của ĐCSTQ đối với cuốn sách này không những không có tác dụng, mà ngược lại còn khiến danh tiếng của nó ngày càng lan rộng.
Tiếu Thục, người biên tập cuốn sách này, đã đề cập trong một bài báo: “Đối phó với những tài liệu lịch sử của bản thân mình, ĐCSTQ lại hoàn toàn dùng chiến thuật đấu tranh đối địch, điều này cho thấy mức độ sợ hãi của chính quyền. Nhưng nỗi sợ hãi của họ là có đạo lý. Cuốn sách này, họ không những không có bất cứ biện pháp nào phản bác nó, cũng không có biện pháp nào khống chế ảnh hưởng của nó. Lệnh cấm bằng nắm đấm sắt không những vô dụng, mà còn trở thành quảng cáo tốt nhất cho cuốn sách. Cho đến hôm nay, tỷ lệ dẫn dụng của cuốn sách này vẫn giữ mức cao không hạ.”
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch