Câu đối là một trong những bảo vật của văn hóa Trung Hoa

Trung Hoa đại địa được mệnh danh là Thần Châu, có nghĩa là đất nước của thần tiên, đâu đâu cũng có những đền chùa, đạo quán có lịch sử xa xưa, trên xà cửa là những câu đối họa long điểm nhãn trang nghiêm thù thắng, ý tứ đầy thú vị hấp dẫn chúng nhân. Câu đối là một trong những bảo vật của văn hóa Trung Hoa, các câu đối trái phải (hoặc trên dưới) dùng phương thức đối ngẫu công phu hoàn chỉnh, bình trắc hiệp điều và hình thức gieo vần biểu hiện mỹ cảm văn học của văn hóa Trung Hoa, với văn chương tao nhã và nguồn gốc điển cố thâm hậu, triển hiện cảm xúc nhân văn phong phú, khắc họa hoàn cảnh lịch sử và phong cách tinh thần của nhân vật, cũng phản ánh tư tưởng tình tự khiến người đời sau ngưỡng mộ. Đại sư câu đối Lương Chương Cự triều Thanh (1775-1849) trong “Doanh Liên Tùng Thoại Vị Biên” nói rằng những câu đối trong các đền chùa này có thể bắt đầu từ thời nhà Minh, và phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Thanh, tình huống nhã tục hỗn tạp đương thời cũng đều có thể nhìn thấy.

Mỗi đôi câu đối trong chùa tất nhiên đối ứng với đặc sắc của chùa, thể hiện tinh thần tế tự thổ thần. Ví dụ, Thổ địa công là một vị thần thổ địa được thờ phụng ở khắp nơi, và trong các ngôi chùa thờ Thổ địa công lớn nhỏ đều có câu đối. Dưới là câu đối của Chùa Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần:

福德廣施千家慶;
正神永鎮萬事興.
Phúc đức quảng thi thiên gia khánh;
Chính Thần vĩnh trấn vạn sự hưng.

Có thể thấy rõ là hai câu đối trên và dưới lần lượt dùng “Phúc đức” và “Chính Thần” đứng đầu, đây là hình thức “thủ khảm”, biểu hiện minh xác hàm ý. Một số chùa câu đối có thể không đơn giản như thế này, phải biết bối cảnh điển cố và ám chỉ về các vị thần được thờ phụng thì mới có thể lý giải.

Ví dụ, người Trung Quốc đều biết rằng người được thờ phụng trong đại thành điện của Đền Khổng Tử là người thầy chí thánh tiên sư, người đầu tiên mở trường tư thục, dạy học không phân biệt của Khổng Tử. Câu đối trong Kinh sư Đại thành điện ca ngợi Khổng Tử như sau:

氣備四時 與天地日月鬼神合其德
教垂萬世 繼堯舜禹湯文武作之師
Khí bị tứ thời, dữ thiên địa nhật nguyệt quỷ thần hợp kì đức
Giáo thùy vạn thế, kế Nghiêu Thuấn Vũ Thang văn vũ tác chi sư  

Ngoài đền Thổ địa công và đền Khổng Tử thường thấy, người dân trong các triều đại trước đã lập đền thờ thần tiên, thánh nhân, đồng thời lưu lại rất nhiều câu đối. Trong các câu đối, diện mạo và phong thái tinh thần của họ được triển hiện trong lịch sử thật sống động.

Sưu tập các câu đối tại đền chùa

Mỗi câu đối sau đây có chủ riêng của nó. Ai là chủ nhân của câu đối? Hãy xem phần lời giải ở cuối bài. 

1. 尊王言必稱堯舜;憂世心同切孔顏
Tôn vương ngôn tất xưng Nghiêu Thuấn; 
Ưu thế tâm đồng thiết Khổng nhan. 

2. 我具一片婆心,抱個孩兒送汝;你做百般好事,留些陰騭與他
Ngã cụ nhất phiến bà tâm, bão cá hài nhi tống nhữ; 
Nhĩ tố bách bàn hảo sự, lưu ta âm chất dữ tha

3. 上帝本好生,求我與以兒女,不求我亦與以兒女;
     下民須自愛,為善報在子孫,為不善亦報在子孫
Thượng đế bổn hiếu sanh, cầu ngã dữ dĩ nhi nữ, bất cầu ngã diệc dữ dĩ nhi nữ;
Hạ dân tu tự ái, vi thiện báo tại tử tôn, vi bất thiện diệc báo tại tử tôn.

4. 音亦可觀,方信聰明無二用;佛何稱士,須知儒釋有同源

Âm diệc khả quan, phương tín thông minh vô nhị dụng; 
Phật hà xưng sĩ, tu tri Nho Thích hữu đồng nguyên

5. 八百里湖山,知是何年圖畫;十萬家煙火,盡歸此處樓台.

Bát bách lí hồ san, tri thị hà niên đồ họa;
Thập vạn gia yên hỏa, tận quy thử xứ lâu thai

6. 任憑你無法無天,到此孽鏡懸時,還有膽否;
    須知我能寬能恕,且把屠刀放下,回轉頭來.
Mhậm bằng nhĩ vô pháp vô thiên, đáo thử nghiệt kính huyền thì, hoàn hữu đảm phủ; 
Tu tri ngã năng khoan năng thứ, thả bả đồ đao phóng hạ, hồi chuyển đầu lai.  

7. 息宋興亡隨逝水,死生恩怨問桃花
Tức tống hưng vong tùy thệ thủy; Tử sanh ân oán vấn đào hoa.

Một câu đối khác: 列女傳從劉向定,夫人心只息侯知.
Liệt nữ truyền tòng lưu hướng định, Phu nhân tâm chỉ tức hầu tri.

8. 日月雙懸出師表,風雲長護定軍山.
Nhật nguyệt song huyền xuất sư biểu, phong vân trường hộ định quân sơn.

9. 梁父吟成高士志;出師表見老臣心;
Lương phụ ngâm thành cao sĩ chí;
Xuất sư biểu kiến lão thần tâm

10. 懍懍生氣,悠悠蒼天.
Lẫm lầm sinh khí, du du thưởng thiên.

11. 千秋冤獄莫須有;百戰忠魂歸去來.
Thiên thu oan ngục mạc tu hữu; Bách chiến trung hồn quy khứ lai.

12. 德必有鄰,把臂呼岳家父子;忠能擇主,鼎足定漢室君臣.
Đức tất hữu lân, bả tí hô nhạc gia phụ tử; 
Trung năng trạch chủ, đỉnh túc định Hán thất quân thần

13. 春雨樓桑,無限落花悲帝子;秋風劍閣,有人釃酒弔將軍.
Xuân vũ lâu tang, vô hạn lạc hoa bi đế tử; 
Thu phong kiếm các, hữu nhân si tửu điếu tướng quân

14. 雲行雨施,不崇朝而遍天下;理大物博,祖陽氣之發東方.
Vân hành vũ thi, bất sùng triều nhi biến thiên hạ;
Lí đại vật bác, tổ dương khí chi phát đông phương.

15. 睡至二三更時,凡功名都成幻境;想到一百年後,無少長俱是古人.
Thụy chí nhị tam canh thời, phàm công danh đô thành huyễn cảnh;
Tưởng đáo nhất bách niên hậu, vô thiểu trường câu thị cổ nhân.

16. 親不負楚,疏不負梁,愛國忠君真氣節;
      騷可為經,策可為史,經天行地大文章.
Thân bất phụ sở, sơ bất phụ lương, ái quốc trung quân chân khí tiết; 
Tao khả vi kinh, sách khả vi sử, kinh thiên hành địa đại văn chương. 

Lã Động Tân là tiên nhân tu Đạo thành tiên nổi tiếng nhất trong dân gian Trung Quốc. Ảnh: Hai vị tiên Lã Động Tân và Hán Chung Ly hoan hội. (Được cung cấp bởi Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Loan)

Lời giải các câu đối trên

1: Trong đền Mạnh Tử ở Trâu Huyện, có một câu đối do Hoàng đế Càn Long khắc, khi ông đến thăm Trâu Huyện vào năm Càn Long thứ 22. Mạnh Tử, tên là Kha, tự là Tử Dư, là người Trâu thời Chiến Quốc, là đệ tử của Tử Tư. Ông đề xướng vương đạo, trọng nhân nghĩa, coi nhẹ công lợi, hậu thế tôn xưng là “Á Thánh”.

2. và 3. Câu đối trên chùa Tống Tử Quan Âm ở Hàng Châu.

Quan Âm là người hầu bên trái của Phật A Di Đà, một trong ba vị thánh phương Đông, là tượng trưng cho từ bi. Hình tượng “Tống Tử Quan Âm” được sáng tạo bởi Phật giáo Trung Quốc. Trong “Kinh Pháp Hoa” nói: “Nếu người phụ nữ muốn cầu con trai, lễ bái cung dưỡng Quan Thế Âm Bồ Tát, thì sẽ sinh con trai có phúc đức trí huệ; nếu muốn cầu con gái, thì sẽ sinh ra con gái có tướng mạo đoan chính.” Điều này là nguồn gốc của từ “Tống Tử Quan Âm” trong dân gian, còn gọi là Quan Âm Đại Sĩ”.

4. Các câu đối trên cột của tượng Quán Âm Đại Sĩ ở chùa Vĩnh Tử ở Yến Tử Ki.

5. Câu đối trong đền Thành Hoàng An Khánh.

Thành Hoàng là vị Thần bảo vệ thành trì. Vào thời nhà Chu, có đại lạp tế điển tế tự Thủy Dung, chính là tế tự Thành và Hoàng, “thủy tắc Hoàng dã, dung tắc Thành dã”, Thành quản dung, Hoàng quản thủy. Đến thời Bắc Tề, “Thành Hoàng’ hợp lại, có ghi chép về tế tự “Thành Hoàng”. (Xem “Bắc Tề thư. Tập 20. Lệ truyền. Mộ Dung Nhiễm”) Thời Minh Thái Tổ phong thưởng lớn, Hoàng Thành cũng được dùng quảng đại để hộ quốc an bang, điều hóa phong vũ, tiễn hung trừ ác, quản lĩnh những chuyện vong hồn người chết. Quan lại nhậm chức phải y lệ tuyên thệ trước miếu Hoàng Thành, cầu che chở, trở thành trọng tâm của tín ngưỡng dân gian.

6. Câu đối của đền thờ Thành Hoàng ở Hàng Châu. Ngôi đền này ở trên núi Phượng Hoàng, có địa thế cao ráo, thoáng đãng, nhìn ra Tây hồ.

7. Câu đối Đền Tức phu nhân ở Hán Khẩu. Vợ của Tức hầu thời Xuân Thu, họ Quy, được gọi là phu nhân đào hoa. Chu Văn Vương giết Tức, rồi nạp Tức phu nhân làm thê thiếp, sinh ra Đổ Ngao và Thành  Vương, phu nhân vì nỗi đau chồng bị giết mà cả đời không nói chuyện với Sở Văn Vương. Xem “Tả Truyền. Trang Công năm thứ mười bốn”. “Liệt nữ truyện” của Lưu Hướng gọi bà là Tức quân phu nhân, người được liệt trong danh sách “Trinh Thuận”.

8. Câu đối ở đền thờ Thừa tướng nước Thục (Gia Cát Lượng) 

9. Câu đối ở đền thờ Gia Cát Trung Vũ Hầu. “Tam quốc chí · Thục chí · Gia Cát Lượng truyền” viết: “Lượng cung canh lũng mẫu, hảo vi ‘lương phụ ngâm’” (Gia Cát Lượng làm ruộng, thích ngâm khúc ‘lương phụ ngâm’). Trước và sau “xuất sư biểu” là kiệt tác tản văn của Gia Cát Lượng, vì sự tồn vong nguy cấp của nhà Thục Hán, ông đã ra tay giúp, cấp sách lược trị quốc cho hậu chủ, mỗi chữ đều trung trinh.

10. Các câu đối ở đền Thang Âm Nhạc Trung Vũ (còn gọi là Đền Nhạc Phi, đền Nhạc Vương) 

11. Các câu đối của đền Nhạc Vương ở Tây Hồ. Nhạc Phi đã cống hiến cả cuộc đời mình để phục quốc, nhưng bị hãm hại vì những tội ác “không hề có”, tâm trung thành kính liệt nghiêm chính của ông vẫn còn lưu lại mãi mãi trong thiên địa.

12. Câu đối cửa đền Quan Đế. Đền Quan Đế, còn được gọi là Đền Võ, Đền Võ Thánh, Đền Văn Hoành, Điện Hiệp Thiên, Đền Ân Chủ Công, v.v., là một ngôi đền thờ Quan Vũ, một vị tướng của thời Tam Quốc. Danh hiệu Quan Đế xuất phát từ danh hiệu “Quan Thánh Đế Quân” do Minh đế phong cho Quan Vũ.

13. Câu đối đền Hoàn Hầu ở Thục Trung. Đền Hoàn Hầu là ngôi đền thờ tổ tưởng niệm Trương Phi, một danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Trương Phi, Lưu Bị, Quan Vũ kết nghĩa anh em ở Đào Viên, trung thành với nhà Thục Hán, nhưng vị dũng tướng “địch vạn người” một thời đại lại bị thuộc hạ giết chết, sau này, nhà Nguyên gia phong cho ông là Vũ Nghĩa Trung Hiển Anh Liệt Linh Huệ Trợ Thuận Vương. Trương Phi đã trồng rất nhiều cây bách trên đoạn đường dốc Kiểm Các Cổ, thời cổ đại gọi là đường Kiếm Châu, còn được người dân gọi là “Trương Phi bách”.

14. Đôi câu đối đền Đông Nhạc. Đền Đông Nhạc thờ sơn Thần Đông Nhạc Đại Đế, vị Thần đế vương âm phủ quản sinh lão bệnh tử ở nhân gian.

15. Câu đối cổ ở đền Lã Tiên (Đền Lã Động Tân) ở Hàm Đan kể rằng Lã Động Tân có một giấc mơ về hoàng lương, thể nghiệm nhân sinh ngắn ngủi, công danh chỉ là huyễn cảnh ngắn ngủi, và có thể ngộ “ngũ thập niên gian, nhất khoảnh nhĩ, đắc bất túc hỉ, tang hà túc bi”, ý tứ là năm mươi tuổi, được không đủ vui, mất sao đủ buồn. 

16. Câu đối ở Từ đường Khuất Nguyên và Cổ Nghị xưa ở Trường Sa. Nguyên tác “Ly Tao” của Khuất Nguyên nổi tiếng khắp thế giới, và Cổ Nghị đã lưu lại sách chính luận “Trần Chính Sự Sớ” và “Qua Tần Luận”, là những đại kiệt tác của nhà Tây Hán.

Nguồn: “Doanh liên tùng thoại toàn biên”, “Thanh Bại Hoại Sao”

Tác giả: Doãn Gia Huy, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch