Người xưa coi trọng việc con người sống phải “bằng lòng với số mệnh, vui với số mệnh trời ban”. Người tu luyện lại coi trọng “tuỳ kỳ tự nhiên”, “thuận theo tự nhiên”. Họ tin rằng, cả đời của một người là đã được định trước rồi!

Trong cuốn “Triều Dã Thiêm Tải” có ghi chép lại một câu chuyện nói rõ rằng, đời người là đã có sự an bài. Chúng ta hãy cùng xem để hiểu hơn về điều này!

Thời Nguỵ Trưng, một nhà chính trị và sử học của triều đại nhà Đường còn chưa trở thành tể tướng, ông từng đảm nhận chức Phó xạ. Khi ấy, có hai người làm việc dưới quyền của ông.

Một lần, Nguỵ Trưng thấy hai người này đang đứng ở dưới cửa sổ và nói chuyện với nhau.

Một người trong họ nói rằng: “Chức sắc của chúng ta đều là do ông già ấy (ý chỉ Nguỵ Trưng) quyết định cả đấy!”

Người kia lại nói rằng: “Là do ông trời quyết định.”

Thế là, ngay ngày hôm sau, Nguỵ Trưng viết một phong thư rồi sai người mà tin rằng mệnh của mình là do ‘ông già ấy’ quyết định đưa đến phủ Thị Lang.

Nội dung trong lá thư này là: “Ban tặng cho người mang lá thư này một chức quan tốt trong triều đình.”

Người này không biết trong lá thư ấy viết những gì. Ngay sau khi ông ta bước ra khỏi cửa, ông cảm thấy bị đau ngực, vì vậy ông tìm người kia, người mà tin rằng “mệnh do trời quyết định, và nhờ ông này mang lá thư đi hộ.

Ngày hôm sau, người mà tin vào số trời định đã được ban cho một chức quan tốt và được giữ lại đảm nhận chức vị ngay lập tức.

Khi Nguỵ Trưng biết về sự việc này, ông không khỏi cảm thán mà thốt lên rằng: “Chức sắc, bổng lộc của một người quả thực là do trời định, thật không sai chút nào!”

Qua câu chuyện này có thể thấy rằng, không chỉ số mệnh của một người mà ngay cả chức sắc, số bổng lộc mà một người được nhận trong đời cũng là đã được định sẵn từ trước!

Vậy thì tranh tranh đấu đấu để mà làm gì. Nhọc tâm, tổn sức, ăn không ngon ngủ không yên, một chút thanh thản bình yên cũng không có. Cả đời tranh đấu ngược xuôi, cuối cùng cũng chỉ để hiểu rằng, danh lợi chỉ là phù du hư áo.

Kẻ giác ngộ biết mệnh số do Trời nên chỉ chuyên tâm sống sao cho đúng đạo, thì cái gì của mình sẽ là của mình, cái gì không phải của mình thì có muốn cũng chẳng được. Sông hòa hợp với Thiện lý chẳng phải là lựa chọn của bậc trí giả, của người giác ngộ hiểu thấu lẽ đời hay sao?

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: