Nhà viết kịch nổi tiếng Trung Quốc Sa Diệp Tân đã đưa ra một bản tổng kết sắc bén về văn hóa “tham nhũng hủ bại” của ĐCSTQ: Các quan tham của ĐCSTQ là “dâm đãng lập đỉnh cao, nhân cách thấp cùng cực”. Toàn cảnh quan trường ĐCSTQ là như thế nào?
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Sa Diệp Tân, một nhà viết kịch nổi tiếng của Trung Quốc, trong “Văn hóa ‘tham hủ’ – Dân tộc Trung Hoa đã đến thời điểm nguy hiểm nhất”, đã từng nói một đoạn thế này:
“Tôi đang ‘dã tâm bừng bừng’ cố gắng phác thảo bức tranh toàn cảnh về tham nhũng hủ bại ở Trung Quốc đương đại. Chỉ sau khi ‘phác thảo’, tôi mới thâm cảm rằng tôi đã không lượng được sức mình. Cái ‘sức’ ở đây cũng bao gồm cả ‘sức tưởng tượng’. Bởi vì tham nhũng hủ bại ở Trung Quốc đương đại, là toàn xã hội, là tất cả các phương diện, là cực kỳ điên cuồng, là không còn đê tuyến, là nan lý giải, là vượt ngoài sức tưởng tượng”.
“Không có việc gì không dám làm, chỉ có điều bạn không thể tưởng tượng được, bởi vì không ai có sức tưởng tượng siêu phàm như vậy… Tham hủ ở ngay trước mắt bạn, tham hủ ở ngay bên thân bạn, tham hủ ở những nơi mà bạn không nghi ngờ, tham hủ cả trong những nơi mà trí tưởng tượng của bạn cũng không vươn tới được…”
Sa Diệp Tân còn nói, tham hủ đã trở thành bộ phận tổ thành của chế độ chính trị ở Trung Quốc ngày nay. Các quan tham của ĐCSTQ đã “phát triển mang tính sáng tạo” về quy mô tham ô, mức độ hủ bại, sách lược đối phó, phương pháp lựa chọn, v.v., các phương diện đều có, còn có “tham hủ đặc sắc Trung Quốc”.
Cụ thể là những “đặc sắc” gì? Trong tập này, hãy cùng lắng nghe phần tổng kết sắc bén của Sa Diệp Tân.
Tập đoàn hóa
Sa Diệp Tân đề cập, trong một khoảng thời gian sau những năm 1950, tham hủ của ĐCSTQ chủ yếu là đơn thương độc mã, về cơ bản là một người một vụ, có rất ít tổ án hoặc chuỗi án. Tuy nhiên, từ những năm 1990, các phần tử tham hủ dần dần liên kết với nhau thành các băng nhóm, thường gồm “chục người bảy tám khẩu súng”, thậm chí xuất hiện tập đoàn tham hủ hàng chục, hàng trăm người. Sau khi bước sang thế kỷ 21, tham hủ có tính tập thể càng diễn càng cường liệt, phân bố toàn quốc, năm nào cũng có đại án, án nào cũng có quan lớn.
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Hồ Kiện Dũng, cựu bí thư huyện Vu Đô, thành phố Cống Châu, tỉnh Giang Tây, bị kết án tù chung thân vì tội tham hủ. Theo báo cáo của “Tuần báo kinh tế Trung Quốc”, Hồ Kiện Dũng sau khi bị tống vào tù, đã viết một số bức thư tường trình.
Theo báo cáo, trí nhớ của Hồ Kiện Dũng thật đáng kinh ngạc. Một người nắm rõ nội tình tiết lộ rằng khi ông ta viết bức thư tường trình trong tù, “ai đã đưa cho ông ta cái gì khi nào, và ông ta đã đưa cho ai cái gì khi nào, đều nhớ rõ từng chi tiết”. Ông ta đã báo cáo tổng cộng hơn 300 người.
Về vấn đề này, tài khoản công chúng “Mặc Thành Hà Bạn” nhận xét, vụ án này đã phản ánh ra một vấn đề: giới quan chức của huyện Định Nam và huyện Vu Đô nơi Hồ Kiện Dũng từng làm việc hầu như không tìm thấy người tốt.
Bộ ngành hóa
Đặc điểm thứ hai của tham hủ của ĐCSTQ được Sa Diệp Tân chỉ ra là bộ ngành hóa. Điều đó có nghĩa là nói, mặc dù tham hủ của các bộ phận chức năng và hệ thống ngành nghề trong một địa khu nhất định cũng có tính chất tập đoàn, nhưng đặc điểm bộ phận này của nó phi thường nổi bật. Chẳng hạn như tham hủ trong hệ thống chính trị pháp luật, tham hủ trong hệ thống quân đội, tham hủ trong hệ thống năng lượng, tham hủ trong cơ cấu tổ chức, tham hủ trong hệ thống kiểm tra kỷ luật, tham hủ trong hệ thống giáo dục, tham hủ trong hệ thống y tế, v.v.
Hãy lấy hệ thống năng lượng làm ví dụ. Vào tháng 1 năm 2015, Bạch Khắc Lực được điều nhiệm từ chủ tịch Khu tự trị Tân Cương sang phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách Phát triển Quốc gia và cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia. Bởi vì trước ông ta, Cục Năng lượng Quốc gia có một nhóm phần tử tham hủ nghiêm trọng. Là những ai?
Người tiền nhiệm của ông, Lưu Thiết Nam, bị kết án chung thân vào tháng 12 năm 2014 vì tội tham nhũng nghiêm trọng. Vào tháng 4 cùng năm, các nhà điều tra đã thu được hơn 230 triệu tệ tiền mặt từ nhà của Ngụy Bằng Viễn, phó ty trưởng Ty Than đá của Cục Năng lượng Quốc gia. Từ tháng 4 đến tháng 6 cùng năm, Hác Vệ Bình, ty trưởng Ty Điện Hạt nhân của Cục Năng lượng Quốc gia; Hứa Vĩnh Thịnh, phó cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia; Vương Tuấn, ty trưởng Ty Năng lượng Mới và Năng lượng Tái tạo của Cục Năng lượng Quốc gia; và Lương Ba, phó ty trưởng Ty Điện lực của Cục Năng lượng Quốc gia, đã liên tiếp ngã ngựa.
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2018, Vương Hiểu Lâm, phó cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia, bị điều tra về tội tham hủ nghiêm trọng.
Đến tháng 9/2018, Bạch Khắc Lực cũng bị điều tra về hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng, sau đó bị kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ 79,1 triệu tệ.
Thị trường hóa
Đặc sắc thứ ba của tham hủ của ĐCSTQ được Sa Diệp Tân tổng kết, là sự xuất hiện của “thị trường hóa” đúng theo ý nghĩa kinh tế. Biểu hiện cụ thể là trong tham nhũng có người mua kẻ bán, có giao dịch, có hạch toán, có giá cả, có báo giá, có mặc cả, có hoàn giá, có đầu tư, có lại quả, có quy tắc, có lợi nhuận.
Thị trường hóa tham hủ tất nhiên cũng chú ý đến giá cả, mỗi cơ quan, ngành nghề đều có một mức giá đã được ước định trước.
Vào tháng 3 năm 2015, trong thời gian “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, thiếu tướng Dương Xuân Trường của Học viện Khoa học Quân sự đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với các phóng viên: “Trong quân đội, bao gồm cả Cảnh sát, Giải phóng quân, vào đảng bao nhiêu tiền, đề bạt cấp tiểu đội, cấp đại đội, cấp trung đoàn, cấp sư đoàn, đều có thị trường, đều có bảng giá”.
“Sau khi (cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương) Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng sinh chuyện, những người xung quanh họ nói rằng họ có quyền lực quá lớn, người nhà một tư lệnh quân khu lớn hối lộ ông ta 10 triệu tệ, lại có một người khác hối lộ ông ta 20 triệu tệ, ông ta liền không nhận 10 triệu tệ”.
Mọi người thử nghĩ xem, những kẻ bán quan đều là quan tham, những kẻ mua quan cũng nhất định sẽ biến thành quan tham. Kẻ mua quan một khi quyền lực đến tay, khẳng định phải thu lại khoản “đầu tư” mua quan của họ với lợi nhuận gấp bội chứ? Loại hoạt động này đã hoàn toàn biến quan trường thành thị trường, mua vào bán ra, bán ra mua vào, càng mua càng tham, càng bán càng tham, vòng tuần hoàn ác tính cứ thế tiếp diễn.
Hắc bang hóa
Đặc điểm thứ tư của tham hủ của ĐCSTQ mà Sa Diệp Tân tổng kết là “hắc bang hóa”, chủ yếu đề cập đến việc “xã hội đen hóa” hệ thống tư pháp, dẫn đến sự câu kết giữa cảnh sát và xã hội đen, quan chức và xã hội đen, cho đến trong quá trình chấp pháp sử dụng thủ đoạn hắc đạo phi pháp. Vốn dĩ, nhân viên tư pháp và đạo tặc là quan hệ mèo với chuột, nhưng một khi nhân viên tư pháp dính líu đến “hắc bang”, trở thành ô dù bảo hộ xã hội đen, thậm chí trở thành thành viên của xã hội đen, thì loại tham hủ này sẽ rất đáng sợ.
Hãy nghĩ đến án lầu hồng ở Thượng Hải. Thủ phạm chính trong vụ án, Triệu Phú Cường, nguyên là một thợ may nhỏ ở thành phố Thái Hưng, tỉnh Giang Tô, đến Đại Thượng Hải vào năm 2000, sau đó bắt đầu buôn bán xác thịt, kinh doanh tổ chức mại dâm. Sau khi hoàn thành việc tích lũy ban đầu, ông ta chuyển sang bắt đầu kinh doanh cho thuê cửa hàng, và đã thực sự kiểm soát hơn 1.300 ngôi nhà mặt tiền ở 9 quận của Thượng Hải!
Vũ khí duy nhất của Triệu Phú Cường là rất nhiều gái mại dâm trong tay. Năm 2014, ông ta chuyên môn thuê một tòa nhà bảy tầng, phương gian gọi là “Tiểu Hồng Lâu”, nơi ông ta dùng dối trá và bạo lực để cưỡng bức phụ nữ bán dâm, biến họ thành nô lệ tình dục cho một lượng lớn quan chức.
Với thủ đoạn này, Triệu Phú Cường đã hạ gục hết pháo đài này đến pháo đài khác có thể cản trở ông ta, dệt nên một tấm lưới bảo vệ khổng lồ, kiếm được 1 tỷ nhân dân tệ trong 20 năm.
Sau khi vụ án của Triệu Phú Cường xảy ra, điều khiến ngoại giới bàng hoàng nhất là mọi lời kêu cứu của người bị hại toàn bộ đều tự động bị dội lại.
Các phương tiện truyền thông tiết lộ, rằng vào năm 2017, một phụ nữ nạn nhân trốn thoát lần đầu tiên đã đi báo cảnh sát, kết quả cảnh sát đã trả cô ấy trở lại nguyên phong cho Triệu Phú Cường. Sau đó, khi nạn nhân trốn thoát lần thứ hai, bị Triệu Phú Cường đuổi theo đến Sở Phái xuất và trực tiếp mang cô về. Vô số nạn nhân nữ đã trải qua tình huống tương tự trong nhiều năm qua, cảnh sát thậm chí còn nói: “Cô không thể qua mặt ông ta”.
Điều trớ trêu hơn nữa là “Tiểu Hồng Lâu” chỉ cách Chính phủ quận Dương Phổ và Liên đoàn Phụ nữ quận Dương Phổ khoảng 200 mét. Toàn bộ quận Dương Phố, thậm chí cả Thượng Hải, giống như một lao lộng ác quỷ, nơi quan chức và doanh nhân câu kết lẫn nhau, quan chức và quan chức bảo vệ lẫn nhau.
Cuối cùng, những quan viên duy nhất bị điều tra là Lô Diễm, bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật quận Dương Phổ, Nhậm Dũng Phi, bí thư Đảng ủy Pháp viện quận Dương Phổ, Hồ Trình Hạo, sở trưởng Sở Phái xuất đường Ân Hành, Dương Phổ, và Phùng Bá Bình, phó sở trưởng Sở Thương mại và Công nghiệp Giang Phổ.
Trong số những người này, cấp bậc cao nhất chỉ ở cấp chính sở, còn lại tất cả đều ở cấp bộ phận. Phải chăng họ là kẻ chống lưng cho 20 năm tội ác của Triệu Phú Cường? Hay họ chỉ là một vài tiểu lâu la bị đẩy ra để xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng?
Sa Diệp Tân than thở: “Tham hủ không đáng sợ, điều đáng sợ là hắc bang hóa tham hủ. Xã hội đen không sợ, chỉ sợ nhuộm đen xã hội. Một khi quyền lực phát đen, thiên hạ sẽ đen tối, đó sẽ là những ngày âm ám”.
Gia tộc hóa
Ngoài “bốn hóa” mà Sa Diệp Tân tổng kết, một số học giả đã thêm vào “gia tộc hóa”.
Gia tộc hóa là gì? Có nghĩa là một người tham hủ, thì cả nhà tham hủ. Hiện tượng này phi thường phổ biến.
Ví dụ, Tô Vinh, cựu phó chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc, có ít nhất 13 thành viên gia tộc liên quan đến vụ án, có thể nói, vợ chồng liên thủ, cha con hợp lực, anh em thông đồng, tám đời cô tám đời dì cộng đồng liễm tài.
Tô Vinh đã viết trong “Lời thú tội”: “Gia đình tôi đã trở thành ‘Sở giao dịch quyền – tiền’, tôi là ‘sở trưởng’, còn vợ tôi là ‘thu khoản viên’.”
Điều gì đã tạo ra quan tham cự đại?
Các quan viên dưới thể chế của ĐCSTQ, đều có năm đặc sắc lớn của tham hủ. Họ tham hủ vì điều gì?
Sa Diệp Tân nói rằng, những người này tham ô chính là vì hủ hóa. Hầu hết các quan tham đều ăn chơi hưởng lạc trong ao rượu rừng thịt, say sưa tiền bạc mà đắm chìm vào thanh sắc khuyển mã. Bởi vì dựa vào là quyền thế, không gì phải sợ; sử dụng tiền đen, không lo tốn kém, cho nên sự kiêu ngạo và ngông cuồng tăng lên gấp bội, dâm loạn đến đỉnh điểm, nhân cách hạ thấp đến tận cùng.
Nhưng nói qua cũng phải nói lại, hoàn cảnh để họ hủ hóa như vậy từ đâu mà ra? Có hai nguyên nhân chủ yếu:
Lý do thứ nhất, thể chế của ĐCSTQ đã tạo ra nó.
Trung Quốc là một quốc gia chuyên chính một đảng. ĐCSTQ công nhiên tuyên bố rằng “đảng, chính phủ, quân đội, trường học, nhân dân, đông, tây, bắc, nam và trung, đảng lãnh đạo hết thảy”. ĐCSTQ cái gì cũng quản, quyền lực đảng không đâu không có, hủ bại tất nhiên cũng sẽ ở khắp mọi nơi. Ví dụ:
Lại Tiểu Dân, cựu bí thư đảng ủy Tập đoàn Hoa Dung, đã đặt mọi thứ trong Công ty Hoa Dung dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của mình, kết cục, ông ta tham nhũng số tiền lên tới 1,8 tỷ nhân dân tệ.
Lý Kiến Bình, cựu bí thư Ban Công tác đảng Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot, đặt mọi thứ trong khu phát triển dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của mình, kiếm tiền như phát điên, số tiền tham nhũng lên tới hơn 3 tỷ nhân dân tệ.
Thái Quốc Hoa, cựu bí thư đảng ủy Ngân hàng Hằng Phong, đặt Ngân hàng Hằng Phong dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của mình, và ngân hàng này trở thành “cỗ máy rút tiền riêng” của ông ta với số tiền liên quan vượt quá 10,3 tỷ nhân dân tệ.
Lý do thứ hai, Giang Trạch Dân “dùng tham hủ trị quốc”.
Khi Giang quyết định trấn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta nghĩ rằng bản thân đã tập trung quyền lực tối cao của đảng, chính phủ và quân đội vào một thân mình, tất cả các nguồn lực tối cao đều nằm trong tay ông ta, vì vậy ông ta có thể “tiễu trừ” Pháp Luân Công trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Tuy nhiên, điều mà Giang không ngờ tới là Pháp Luân Công mà ông ta trấn áp không phải là một môn khí công thông thường, mà là Phật Pháp. Giang đối với Phật Pháp đã trở thành kẻ địch, ông ta nhất định phải dùng tận hết thảy mọi thủ đoạn tà ác nhất cổ kim trong ngoài, nhưng ông ta không thể đánh bại Pháp Luân Công.
Phải làm sao đây? Giang đã nghĩ ra một “mánh khoé” khác, đề bạt trọng dụng một nhóm những phần tử tham hủ nghiêm trọng. Chỉ cần họ theo Giang bức hại Pháp Luân Công, thì bất kể họ tham hủ như thế nào đều không thành vấn đề, thậm chí càng tham hủ, càng đề bạt trọng dụng. Đồng thời, Giang dung túng con trai mình là Giang Miên Hằng một bên thăng quan, một bên “ngậm mồm phát đại tài”.
Dưới sự lãnh đạo của một nhóm phần tử tham hủ nghiêm trọng do Giang Trạch Dân cầm đầu, và dưới tác dụng thị phạm của Giang Miên Hằng đối với con cái các gia đình cán bộ cấp cao, hồng lưu tham hủ của ĐCSTQ đã tuôn ra từ Trung Nam Hải, từ nhà Giang Trạch Dân, hùng dũng tiến lên, nhấn chìm ngàn dặm, mãnh liệt xung kích toàn bộ quan trường của ĐCSTQ.
Kết quả là: Chỉ trong vòng hơn hai mươi năm ngắn ngủi, toàn bộ bộ máy quan lại của ĐCSTQ đã trở thành một đại siêu thị mua bán quyền lực, tiền bạc và tình dục, ruồi (tiểu quan tham) thì to như hổ, còn lão hổ (đại quan tham) thì nhiều như ruồi. Cho đến nay, căn bệnh tham nhũng của ĐCSTQ đã đến giai đoạn cuối, bất kể ai dù có ba đầu sáu tay, cũng bất lực không cách nào ngăn chặn.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch