Văn hóa truyền thống giảng rằng: “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân”.  Hôn nhân là sự ban ơn của trời đất, của cha mẹ, của vợ chồng. Vợ chồng sau khi kết hôn phải giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, con cái, không được dễ dàng từ bỏ.

Quan niệm về hôn nhân thời nay đã có sự khác biệt rất lớn, nam nữ sống với nhau không cần sự chứng giám của trời đất, cha mẹ, gia đình. Thậm chí, có những cặp vợ chồng, khi giàu sang phú quý thì dễ dàng từ bỏ gia đình, bỏ người vợ tảo tần khi khó khăn… Đây đều là trái với văn hóa truyền thống.

Trong lịch sử có rất nhiều tấm gương điển hình, dù giàu sang, vinh hiển nhưng không từ bỏ người vợ xấu xí, hèn kém của mình.

Được ban vợ trẻ, cũng không đồng ý bỏ người vợ già

Người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ (Ảnh minh họa)
Người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ (Ảnh minh họa)

Danh Cung, tự là Kính Đức, là người Thiện Dương, Sóc Châu (nay thuộc Sơn Tây),  là một trong những chiến tướng nổi tiếng nhất thời kỳ Tùy Đường. Ông vốn là thuộc hạ của thủ lĩnh Tống Kim Cương. Về sau, Tống Kim Cương bại trận phải bỏ chạy để lại Kính Đức giữ thành.

Sau khi Đường Thái Tông kế vị, ngưỡng mộ tấm lòng trung thành và dũng cảm của Kính Đức nên đã chiều mời ông. Sau đó, phong cho ông làm ngô quốc công, sau là phong ngạc quốc công. Ông cùng với Trưởng Tôn Vô Kỵ, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối nắm giữ việc triều chính. Sau khi Kính Đức qua đời, được ban hiệu là “Trung Võ”.

Khi còn sống, Đường Thái Tông Lý Thế Dân vì muốn ban thưởng cho công lao của Kính Đức nên từng hỏi: “Trẫm muốn gả cho gái trẫm cho khanh, không biết ý khanh thế nào?”

Kính Đức khấu đầu tạ ơn rồi nói: “Vợ thần mặc dù quê mùa xấu xí, dốt nát, nhưng là người cùng với thần trải qua cuộc sống bần cùng,  hoạn nạn nhiều năm. Thần tuy không học vấn, không tài cán, nhưng từng nghe cổ nhân nói: “Giàu không đổi vợ”. Thần nguyện noi gương cổ nhân, không thể từ bỏ người vợ già của mình.”

Đường Thái Tông nghe xong lời nói tâm huyết của Kính Đức càng thêm trân trọng ông và cũng từ bỏ ý định.

Không bỏ người vợ thuở bần hàn để làm chồng công chúa

Giàu sang không thể đổi vợ (Ảnh minh họa)
Giàu sang không thể đổi vợ (Ảnh minh họa)

Tống Hoằng, tự là Trọng Tử là người Trường An (nay thuộc Thiểm Tây). Ông là vị quan nổi tiếng vào những năm đầu của triều đại Đông Hán. Sau khi Hán Quang Vũ Đế lên ngôi, Tống Hoằng được phong làm Thái Trung Đại phu, về sau lại làm đến chức Đại Ti Không.

Ông dùng tất cả tiền của bổng lộc mình có để giúp đỡ, nuôi dưỡng người trong dòng họ. Trong nhà ông gần như không có một tài sản, của cải. Ông nổi tiếng là người đức hạnh, thanh liêm.

Lúc ấy, chồng của công chúa Hồ Dương, chị của Quang Vũ Đế mất. Quang Vũ Đế thường mời chị vào cung gặp mặt, nói chuyện về các quân thần để thăm dò xem chị mình muốn tìm một tướng công như thế nào.

Một hôm, lúc hai người đang đàm luận về các vị đại thần, công chúa nói: “Tống Hoằng có tướng mạo và phẩm đức, tài trí đều xuất chúng, đại thần trong triều quả thật không ai sánh bằng.”

Quang Vũ Đế sau khi biết ý tứ của chị gái, liền triệu kiến Tống Hoằng đến, rồi bảo công chúa Hồ Dương ngồi phía sau tấm bình phong nghe hai người họ nói chuyện.

Quang Vũ Đế nói với Tống Hoằng: “Tục ngữ nói: Con người khi sang quý thì đổi bạn, khi giàu có thì đổi vợ. Đây là lẽ thường tình của con người. Khanh có hiểu tâm ý của Trẫm không?”

Tống Hoằng đáp: “Thần cũng có nghe nói rằng, bạn thuở bần tiện là không thể quên, người vợ tào khang là không thể bỏ”

Nghe xong lời này của Tống Hoằng, Quang Vũ Đế cũng hiểu được ý tứ của ông. Quang Vũ Đế sau đó nói với chị gái: “Việc này không thành được!”

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: