Thời xưa có hai người phụ nữ vĩ đại, đó là mẹ của Mạnh Tử và mẹ của Âu Dương Tu. Họ không chỉ có tấm lòng nhân từ, độ lượng, mà còn có trí tuệ hơn người, xứng đáng là bậc mẫu nghi được hậu thế ca ngợi.

Nói đến người phụ nữ thấu hiểu chồng, không thể không nói tới vợ Tô Thức. Trong “Hậu Xích Bích phú”, Tô Thức kể rằng một lần có hai người bạn tới thăm nhà, nhưng: “Có khách mà không có rượu, có rượu lại không có nhắm, trăng trong gió mát, đêm đẹp này biết làm sao đây?”.

Tô Thức đem nỗi băn khoăn về nhà bàn với vợ, và quả nhiên bà đã không làm ông phải thất vọng. Bà nói: “Tôi có đấu rượu cất trong nhà đã lâu, chỉ chờ bạn hiền tới là lấy ra thưởng thức”. Sau đó, bà đã mang cả rượu và cá ra để chồng thiết đãi bạn.

Vợ Tô Thức rất hiểu chồng nên đã sớm dự trù mọi việc, nhờ đó mới có buổi tiếp đãi bạn bè chu đáo đến thế. Nhưng ‘thấu hiểu’ khác với ‘vĩ đại’, vì chỉ có người phụ nữ vĩ đại mới tạo ra được những vĩ nhân văn hóa. Thời xưa có hai người phụ nữ vĩ đại, đó là mẹ của Mạnh Tử và mẹ của Âu Dương Tu. Họ không chỉ có tấm lòng nhân từ, độ lượng, mà còn có trí tuệ hơn người, xứng đáng là bậc mẫu nghi được hậu thế ca ngợi.

Ảnh minh họa: Xuehua.

Mẹ Mạnh Tử

Theo “Hàn Thi ngoại truyện”, mẹ Mạnh Tử từ khi mang thai đã bắt đầu quá trình dạy con. Bà nói: “Trong thời gian mang thai, ngồi phải ngồi cho vững, ăn phải ăn đồ đảm bảo sức khỏe, phải chú ý dạy con ngay từ khi còn trong bụng mẹ”. Mặc dù vào thời đó, việc dạy con khi còn trong bào thai là việc chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng bà đã nhận thức được vấn đề này. Bà tự xây dựng cho mình một quy tắc đạo đức riêng, gọi là “quy tắc đúng” (ngồi đúng tư thế, ăn đúng đồ ăn), mọi thứ phải bắt đầu từ “đúng” mới có thể đi được đến đích. Mẹ Mạnh Tử đã hy sinh lợi ích vật chất để có được phương pháp giáo dục con rất riêng của bản thân mình.

Để con trai được nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp, bà đã phải chuyển nhà tới ba lần: Lần thứ nhất, khi nhà ở gần nghĩa địa, bà nghĩ: “Chỗ u ám như vậy không thể là nơi tốt đẹp cho con trai ta được”. Lần thứ hai là khi nhà ở gần khu chợ đông đúc, bà nghĩ: “Ở đây người buôn bán lừa lọc lẫn nhau, cũng không phải là chỗ cho con ta ở được”. Sau đó bà đã chuyển nhà tới gần trường học Trâu Thành. Từ đó Mạnh Tử cũng theo bạn bè học lễ nghĩa, ham chuyện đèn sách, cùng với chúng bạn cắp sách vở đến trường. Bấy giờ bà mới vui lòng nghĩ: “Nơi này là mới thực sự là chỗ cho con ta nên người!”. Đây là câu chuyện “Mạnh Mẫu tam thiên” nổi tiếng, cho thấy tâm huyết dạy con của một người mẹ.

Hồi ấy, nhà Mạnh Tử ở thôn Miếu Hộ Doanh, ngay cạnh nhà là một người làm đồ tể. Có lần Mạnh Tử hỏi mẹ: “Hàng xóm giết lợn để làm gì hả mẹ?”. Vì bà đang bận nên chỉ trả lời qua loa cho xong chuyện: “Để cho con ăn đấy!”. Mạnh Tử nghĩ mẹ nói thật nên cứ chờ để được ăn thịt lợn. Lúc ấy bà mới giật mình nhận ra: “Ta lỡ miệng rồi! Con ta thơ dại mà ta lại nói đùa với nó thì chẳng khác nào dạy nó nói dối hay sao?”. Cuối cùng, bà đã lấy số tiền dành dụm ít ỏi trong nhà ra mua thịt cho con ăn, qua đó dạy con biết chịu trách nhiệm với lời nói của mình.

Một câu chuyện khác là “Đoạn chức đốc học”. Lúc ấy bà đang dệt vải thì Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi. Bà trông thấy liền cầm dao cắt đứt ngang tấm vải trên khung, xúc động mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy!”. Vì thấy con muốn bỏ học giữa chừng nên bà đã cắt đứt miếng vải đang dệt để răn dạy con. Từ đó Mạnh Tử quyết không phụ tấm lòng của mẹ, chuyên tâm học hành, về sau trở thành bậc đại hiền vang danh thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Ảnh minh họa: Sohu.

Mẹ của Âu Dương Tu

Mẹ Âu Dương Tu cũng là một người dốc sức dạy bảo con thành tài. Trong sử sách không có nhiều ghi chép về bà, chỉ có câu chuyện kể rằng mẹ Âu Dương Tu vì nhà nghèo không có tiền mua giấy bút, bà đã dùng cọng cói để dạy con viết chữ trên đất bùn. Cậu bé Âu Dương Tu được mẹ giáo dục từ nhỏ nên sớm yêu thích đọc sách, sau này trở thành bậc trí thức vang danh thiên hạ.

Âu Dương Tu từng viết trong “Lung Cương Thiên Biểu” rằng mẹ ông là người Giang Nam, luôn cần cù tiết kiệm. Bà cho rằng dù cuộc sống khó khăn như thế nào cũng phải tích lũy vì tương lai. Cách tích lũy duy nhất là tiết kiệm, chỉ có tiết kiệm mới có thể vượt qua chông gai trở lực. Với suy nghĩ này, bà đã lường trước mọi khó khăn mà con trai mình sẽ phải đối mặt trong tương lai. Một người mẹ đã biết tiết kiệm vì con, tiên lượng những khó khăn của con trong cuộc sống thật là người mẹ có trí tuệ. Nhờ đó bà đã dạy dỗ con trai thành một bậc chính nhân quân tử, danh tiếng vang khắp cõi bốn phương.

Quỳnh Chi
Theo Secretchina

Bạn đang đọc bài viết: “Phía sau người con thành công là bóng dáng của người mẹ vĩ đại” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn! 

videoinfo__video3.dkn.tv||407e4b412__