Truyền thống hiếu học, tôn Sư trọng Đạo là nét đẹp quý báu của văn hóa truyền thống phương Đông. Nhiều độc giả có lẽ đã quen thuộc với câu chuyện một cậu bé nhà nghèo phải đi học “lỏm”, cuối cùng đỗ Trạng Nguyên. Thực tế là, có rất nhiều câu thành ngữ đã ra đời từ những điển tích thú vị về tấm gương hiếu học của người xưa.

Tạc bích thâu quang (Đục lỗ trên tường mượn ánh sáng)

Lớn lên vào thời Tây Hán (206 trước CN––24 sau CN), cậu bé Khuông Hành không đủ tiền trang trải học phí hay mua sách vở. Thay vào đó, cậu làm việc vặt cho những gia đình giàu có vào ban ngày, đổi sức lao động của mình để được vào thư viện của họ.

Một đêm, trong khi đang nhẩm thơ trong bóng tối, cậu bỗng thấy tia sáng chiếu qua khe tường. Hàng xóm của cậu có một ngọn nến! Cậu nhanh chóng vớ lấy dao díp và khoét cho khe hở lớn hơn. Tia sáng chiếu lên sách đủ để cậu học, và cậu đã học theo cách này.

Thành ngữ: Nang huỳnh ánh tuyết (May túi bắt đom đóm và phản xạ ánh sáng từ tuyết trắng)

Trong thời Tấn (265–420 sau CN), hai cậu bé nghèo khó đã biết sử dụng lợi thế của mùa vụ để học bài.

Mỗi đêm hè, một cậu bé đi ra ngoài đồng và bắt hàng chục con đom đóm để làm đèn thắp sáng. Cậu bé còn lại thì học ngoài trời trong mùa đông tuyết giá. Tại sao?

Một buổi tối mùa đông, khi nằm trong giường của mình, cậu thấy bên ngoài sáng hơn trong nhà mình do tuyết phản chiếu. Vậy nên, cậu quyết định ra ngoài trời, tận dụng ánh trăng phản chiếu trên mặt đất đầy tuyết để đọc sách. Mỗi khi tay cậu bé tê cóng không cầm sách được nữa, cậu sẽ chạy vài vòng quanh cánh đồng trước khi quay lại học bài.

Hai cậu bé này sau đó đã trở thành Lại bộ Thượng thư và Ngự sử Đại phu.

“Nang huỳnh ánh tuyết” (Ảnh: temviet.com)
“Nang huỳnh ánh tuyết” (Ảnh: temviet.com)

Trình môn lập tuyết (Lập thành đống tuyết trước cửa nhà họ Trình)

Trong thời Bắc Tống (690-1127 sau công nguyên) Dương Chí đã đỗ kỳ thi khoa cử cao nhất. Tuy nhiên vẫn muốn học hỏi nên ông đã quyết định ra đi tìm học giả nổi tiếng nhất thời đó.

Thời vận của Dương Chí không được hanh thông cho lắm: vị sư phụ vừa mới đặt lưng xuống ngủ. Để thể hiện lòng tôn trọng, ông đã kiên nhẫn đợi ngoài cổng trong bão tuyết. Cuối cùng, khi sư phụ Trình Di tỉnh giấc, tất cả những gì ông thấy ngoài cổng là một đống tuyết cao bằng đầu người. Ông đã chấp nhận môn sinh mới này .

Vương Hi Chi cật mặc (Vương Hi Chi ăn mực)

Trước khi được mệnh danh là bậc thánh của thư pháp (Thư thánh), Vương Hi Chi (303–361 trước công nguyên) đã được nhìn nhận là cực kỳ cần cù. Thời trẻ, Vương đã chu du nhiều nơi để học thư pháp của tiền nhân. Về đến nhà, ông mải mê luyện tập đến mức quên ăn quên ngủ.

Một lần, một khay bánh bao và nước chấm được mang đến đặt trên bàn ông. Sau đó, phu nhân của ông đến xem liệu ông có bị xao nhãng bởi món ăn yêu thích của ông hay không. Ông đã sao nhãng. Chỉ có điều là ông không muốn mất tập trung khi luyện chữ và đã chấm nhầm bánh bao vào mực viết. “Nước chấm có vị hơi đặc biệt hôm nay”, ông nói với cái miệng đầy mực.

Chân dung Vương Hi Chi (Ảnh: thethaovanhoa.vn)
Chân dung Vương Hi Chi (Ảnh: thethaovanhoa.vn)

Thời nay, không cần bắt đom đóm nữa vì đã có bóng đèn điện, và “dập đầu bái Sư” cũng trở thành lễ nghi không cần thiết. Tuy nhiên, tinh thần ham học và khát khao cầu Đạo vẫn có thể biểu hiện qua những ngôn hành rất nhỏ. Bạn có giữ gìn trân quý những cuốn sách? Bạn có lắng nghe khi người khác chỉ ra lỗi sai của mình?

Biên dịch từ shenyun.com

Xem thêm: