Hy Lạp cổ đại là nơi sản sinh ra văn hóa và nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là trong các lĩnh vực nghệ thuật, văn học và triết học. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến các nền văn minh châu Âu cũng như thế giới sau này.
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại
Thể chế chính trị dân chủ Hy Lạp khác với nhà nước độc tài chính trị, nó tương đối dân chủ và tự do hơn. Cộng với vị trí địa lý ưu việt, điều kiện thuận lợi của bờ biển Địa Trung Hải, thúc đẩy sự phát triển văn hóa và kinh tế bên ngoài. Cùng với những đề tài thần thoại phong phú, người Hy Lạp cổ đại có thể phát triển tự do và tạo ra nghệ thuật Hy Lạp đặc sắc với tinh thần cổ điển đại diện cho nguồn gốc của văn hóa và nghệ thuật phương Tây. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đề cập đến nghệ thuật thịnh hành trong thế giới Hy Lạp cổ và các khu vực lân cận từ thế kỷ 15 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 trước Công nguyên. Thành tựu chính của nó là về kiến trúc, điêu khắc và vẽ tranh gốm.
Tranh gốm Hy Lạp cổ đại
Các bức tranh của Hy Lạp cổ đại chỉ có thể nhìn thấy từ các bức tranh trên một số bình gốm, bắt chước những đồ vật từ thời kỳ La Mã, ghi lại những văn hiến xa xưa. Kết cấu tranh vẽ trên đồ gốm của Hy Lạp cổ đại rất đơn giản và đầy đủ. Với đường nét tự nhiên sống động và màu sắc phẳng, nó thể hiện phong cách thanh lịch và đẹp mắt. Từ khởi đầu của gốm, từ phong cách hình học đơn điệu, đến những đường nét mượt mà, bức tranh đẹp và sống động. Những bức tranh có phong cách hình học theo phong cách Hy Lạp và phong cách phương Đông. Hai phong cách này không ngừng pha trộn, dần dần mở ra nghệ thuật lý tưởng của Hy Lạp về trật tự và cân bằng.
Từ quan điểm của bức tranh trên bình chai và dụng cụ gốm, có thể tạm chia thành 3 phong cách như sau:
* Phong cách hình học (khoảng 1100 – 700 tr. CN): Trên đồ gốm được vẽ bằng các hình học đơn giản, thông thường. Loại hình này ban đầu không có hoa văn trang trí, mãi đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên mới xuất hiện một hình tượng nhân vật rõ ràng. Đó là biểu hiện trang trí đầu tiên của người bản địa Hy Lạp.
* Phong cách phương Đông (khoảng 750 ~ 600 tr. CN): do giao thương với khu vực Cận Đông thời đó, nên dễ dàng hấp thu những phong cách của văn hóa dân tộc khác. Lấy câu chuyện ra mô tả nội dung, các nhân vật và động vật trở thành chủ đề trang trí, phác thảo rõ ràng, các nét vẽ khẳng khái và hình dạng sống động.
* Phong cách sơn đen (khoảng 700 ~ 500 tr. CN): lấy thuốc sơn màu đen đem chủ đề vẽ trên đồ gốm màu đỏ, màu cam, sau đó cạo đường viền và nung lên để tạo ra sự tương phản rõ nét giữa màu đen và màu cam, đây cũng thuộc thời kỳ đỉnh cao của công nghệ sơn đen.
* Phong cách sơn đỏ (khoảng 500 tr. CN): là việc phác thảo trước hình ảnh chủ đề, dùng bút để vẽ đường ranh giới trên đất sét, giữ lại màu đỏ cam ban đầu của đất sét và nền được sơn màu đen. Do sử dụng bút vẽ để vẽ, các đường kẻ có màu đen và mịn hơn, thời kỳ này bắt đầu sử dụng phương pháp biểu hiện sáng và tối, kỹ thuật này thành thạo hơn và sống động chân thực hơn. Các tác phẩm của thời kỳ này vừa phức tạp vừa lộng lẫy, hình dạng của bình cũng rất đa dạng. Có bình dùng đựng nước, đựng dầu, dùng cúng tế lễ, một số được sử dụng trong tiệc cưới. Chủ đề của tranh trên những chiếc bình là phong tục dân gian và thần thoại thời đó.
Kiến trúc ba cột
Trên phương diện kiến trúc, xuất hiện rất nhiều thần điện trang nghiêm và tao nhã, trên kiến trúc tượng tầng khi xây dựng có một số đặc điểm nổi bật như sau. Đầu tiên, có ba hình thức cột đá đặc sắc: Doric, Ionic và Corinthin. Trên các cột trụ của các tòa nhà Hy Lạp, đầu trụ có hình dạng khác nhau theo thời gian, chúng thường không trùng nhau. Phong cách Doria có đơn giản, phổ thông; Ionia thì có hình dáng giống như sừng dê cuộn vào nhau; Corinthian có hình dạng như một giỏ hoa. Thứ hai, trong mối quan hệ tỷ lệ, ta có thể lấy đền Parthenon làm ví dụ, phần thân chạy xuống đáy cột có đường kính lớn hơn, phần trên nhỏ hơn, đường kính lớn hơn của cột và góc nghiêng đều vì sự cân bằng tỷ lệ thị giác. Ngoài ra, người Hy Lạp cổ đại ngưỡng mộ vẻ đẹp của tỷ lệ cơ thể con người, vì vậy lấy bức tượng của thiếu nữ để sử dụng làm cột mốc của ngôi đền.
Nằm trong đền thờ Apollo ở Delphi, trên các bức tường thể hiện bốn nguyên tắc: vẻ đẹp đi với kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn, không kiêu ngạo, không quá độ. Ý thức thẩm mỹ của người Hy Lạp dựa trên sự điều tiết hợp lý và cân bằng này.
Từ quan điểm của phong cách tổng thể, nghệ thuật Hy Lạp cổ đại thanh lịch và cao quý, đầy lý tưởng thẩm mỹ hài hòa và lành mạnh, phản ánh rằng cuộc sống vượt trội cùng một vẻ đẹp nghệ thuật cao siêu. Trong số đó, hình thức hài hòa, trường phái Pythagore từng đề xuất rằng vẻ đẹp là sự hài hòa và cân xứng,”vẻ đẹp của cơ thể thực sự là sự cân xứng của tỷ lệ giữa các bộ phận; Hài hòa thành một tổng thể “. Aristotle nói:” Vẻ đẹp phụ thuộc vào khối lượng và sự sắp xếp, hình thức chính của cái đẹp là trật tự, đối xứng và rõ ràng.” Cho dù hình thức hòa hợp này đến từ một tinh thần khách quan hay ý thức chủ quan, có thể khẳng định rằng hình thức hòa hợp thật sự là biểu hiện của vẻ đẹp. Hình ảnh của người cũng vậy, nó được tạo ra là sự hoàn hảo của thể trạng và tâm hồn.
Điêu khắc cơ thể người
Trong sự đánh giá và hiểu biết về các tác phẩm của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại trong các thời kỳ khác nhau, có thể tìm thấy hai đặc điểm: Thứ nhất, các chủ đề của nghệ thuật Hy Lạp hầu hết có nguồn gốc từ thần thoại và truyền thuyết. Có thể nói, thần thoại Hy Lạp là mảnh đất của nghệ thuật Hy Lạp. Người Hy Lạp gần như giải thích mọi hiện tượng tự nhiên đều do thần linh sắp đặt và tin rằng hình dạng của Thiên Chúa và con người là như nhau, chỉ có điều thần linh là hiện thân hoàn hảo của con người. Từ tư tưởng này mà những hình ảnh được thể hiện bởi các nhà điêu khắc cũng thần thánh hóa và làm đẹp cơ thể con người.
Thứ hai, các nhà điêu khắc Hy Lạp thích biểu diễn những bức ảnh khoả thân ưu mỹ, có liên quan đến các cuộc thi thể thao và phong tục của người Hy Lạp cổ đại. Cuộc thi thể thao Hy Lạp ban đầu là một hoạt động để tôn thờ các vị thần trong các lễ hội lớn. Sau đó, cứ bốn năm một lần, Thế vận hội sẽ được tổ chức tại Olympia. Người Hy Lạp tin rằng việc rèn luyện thể hình của cơ thể con người không phải ở trang phục hay trang sức của anh ta, mà là ở vẻ đẹp cơ thể của chính anh ta, vì vậy các vận động viên tham gia cuộc thi đều không mặc quần áo. Do đó, các nhà điêu khắc Hy Lạp cần phải chế tạo các pho tượng kỷ niệm cho các vận động viên xuất sắc. Sau đó, những bức tượng khỏa thân này được đặt ở những nơi linh thiêng nhất ở Hy Lạp. Sự đánh giá cao cơ thể con người của người Hy Lạp không phải là sự kích thích của các giác quan, mà là sự khẳng định sức mạnh của tâm hồn và vẻ đẹp của thân thể.
Kho báu của Bảo tàng Anh, “Diskobólos” đại diện cho thành tựu cao nhất của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Kể từ khi nó được đưa lên áp phích của Thế vận hội London năm 1948, nó đã trở thành biểu tượng của thể thao, bức tượng này chứa đầy cảm giác mạch lạc của chuyển động cơ thể, thể hiện sự trẻ trung và mạnh mẽ. Sau khi Hy Lạp bị chinh phục bởi Makedonija, nó bước vào thời kỳ Hy Lạp hóa (323-146 tr. CN). Vào thời điểm này, chủ đề của bức tượng dần trở nên thực tế và sống động hơn, biểu hiện của các nhân vật bắt đầu được tô vẽ nhân văn hơn. Những tác phẩm như “Venus de Milo” hay “Victoire de Samothrace” là những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này.
Tuy nhiên, theo các ghi chép lịch sử và khám phá khảo cổ, trong khi Hy Lạp cổ đại đã phát triển nền văn minh, cuộc sống của người dân đã dần trở nên xa hoa và suy đồi về mặt đạo đức. Đó là bằng chứng từ sự tục tĩu thể hiện trong một số di tích nghệ thuật. Trong Chiến tranh Peloponnesian, một bệnh dịch đã bùng phát ở thành phố Athens, giết chết hơn một nửa cư dân và một phần tư binh lính. Ngay cả nhà lãnh đạo chính trị Pericles cũng không thể trốn thoát. Kể từ đó, cấu trúc xã hội của Athens đã sụp đổ, trộm cắp, giết người và cướp bóc đã lan tràn, nền văn minh Athen đi đến diệt vong.
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch
Clip hay: