“Nhạc” là một bộ phận có lịch sử lâu đời nhất trong nền văn hóa truyền thống. Theo các ghi chép văn hiến thời thượng cổ, tương truyền có những bản nhạc như “Thanh giác” có thể câu thông với thiên địa, hiệu lệnh quỷ thần, khi diễn tấu có thể dẫn tiên hạc và phượng hoàng bay đến, rợp trời rợp đất, bay lượn nhảy múa. Điều đó là vì sao?
Thời cổ, “Nhạc” không phải là âm nhạc ý nghĩa hẹp mà chúng ta hiểu ngày hôm nay, mà nó bao gồm nội dung 3 phương diện thơ từ, âm nhạc, vũ đạo, nội hàm rất to lớn tinh tế và sâu sắc.
Ví dụ hiện nay chúng ta biết, tập thơ lâu đời nhất của Trung Quốc là “Kinh Thi”, trong đó lưu truyền đều là thơ thể cổ, tổng cộng hơn 300 bài. Thực ra thời thượng cổ, toàn bộ thơ trong “Kinh Thi” là dùng để hát, diễn tấu, nó giống như Tống từ và Nguyên khúc vậy.
Thực ra những bài thơ đó không chỉ dùng để hát, nó còn thường kèm theo vũ đạo, có thể mang theo lời ca, mang theo điệu múa. Ví dụ khi diễn tấu “Chu tụng – Duy thanh”, thường phải nhảy múa vũ điệu “Tượng vũ”. Chỉ là khúc điệu và vũ đạo đều đã bị thất truyền trong lịch sử, ngày nay chỉ còn lưu truyền lại văn tự lời thơ mà thôi.
Âm nhạc và vũ đạo là một thể thống nhất không thể tách rời
Không chỉ Trung Quốc, ở nền văn minh Hy Lạp cổ – cái nôi của văn minh phương Tây, cũng là thơ ca, âm nhạc và vũ đạo là một thể thống nhất, không thể tách rời. Cùng với sự ra đời của thơ ca, thì khúc điệu cũng ra đời, những nhà thơ du ca vừa tấu nhạc vừa hát ngâm, đồng thời vũ đạo cũng sinh ra cùng.
“Mao thi tự” là lời tựa người xưa làm cho “Kinh Thi”, trong đó có câu thế này:
“Tình cảm trong lòng nảy sinh, cảm kích, không thể nén nổi, bèn thông qua ngôn ngữ biểu đạt. Nếu ngôn ngữ không đủ biểu đạt tình cảm, thì sẽ nảy sinh suýt xoa than thở. Khi suýt xoa than thở vẫn chưa đủ biểu đạt tình cảm thì kéo dài giọng mà hát lên. Khi hát lên vẫn không đủ biểu đạt tình cảm thì tay múa chân nhảy, nhảy múa tung tăng”.
Câu này đã nói lên quan hệ tương hỗ giữa thơ ca, âm nhạc và vũ đạo. Thời cổ thơ ca, âm nhạc và vũ đạo ba lĩnh vực là một thể thống nhất, trong thơ có nhạc, trong nhạc có múa, trong múa có thơ, ba hợp một, gọi chung là “Nhạc”, hoặc gọi là “Nhạc vũ”. Đây chính là phạm vi mà nhạc cổ bao hàm.
Muốn hiểu thực sự việc này, thì trước tiên phải tìm về đầu nguồn của nó. Vậy “Nhạc” sinh ra sớm nhất là khi nào?
Vấn đề này hiện nay không thể nào khảo chứng được, chỉ biết rằng thời kỳ văn minh tiền sử xa xôi đã có nhạc rồi.
Dân tộc Trung Hoa là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời nhất trong nền văn minh nhân loại lần này, có trên 5.000 năm lịch sử, khởi đầu từ thời kỳ Ngũ Đế, thủy tổ là Hoàng Đế.
Nhưng căn cứ các ghi chép văn hiến thời thượng cổ, trước thời Hoàng Đế, vẫn còn có thời kỳ Tam Hoàng, đã trải qua rất nhiều thời đại do các đế vương thời viễn cổ thống trị, những thời này đều quy về thời kỳ văn minh tiền sử.
Người xưa đã từng đem văn minh tiền sử mà họ biết, theo trình tự thời gian chia thành “10 kỷ”. “Xuân Thu vỹ” có chép: Bắt đầu từ thời kỳ Thái Hoàng Thị thời viễn cổ đến năm thứ 14 Lỗ Ai Công (năm 481 trước Công nguyên), tổng cộng trải qua 10 kỷ, trải dài 3.267.000 năm.
Có thể mỗi một kỷ là một lần luân hồi của nền văn minh nhân loại. Ngày nay trên trái đất lần lượt phát hiện ra các di tích hoặc hóa thạch các nền văn minh cách đây mấy trăm nghìn, mấy triệu thậm chí mấy chục triệu năm đã làm các nhà khảo cổ sửng sốt. Còn có các ẩn đố đại lục Mu phát triển cao độ đã bị hủy diệt trên một vạn năm trước, nền văn minh Atlantis…
Các nền văn hóa tiền sử viễn cổ này đều đã từng tồn tại trên trái đất, nhưng cuối cùng đều bị hủy diệt trong các đại kiếp nạn, sau khi trải qua những năm tháng dài dằng dặc thì dường như không còn lưu lại dấu tích gì. Nhưng trong mỗi lần đại kiếp nạn đều có rất ít người may mắn sống sót, sinh sôi phát triển trở thành nhân loại lần này, như gia đình Noah may mắn sống sót sau đại hồng thủy Noah.
Họ dần dần lại phát triển thành nền văn minh mới, đồng thời cũng kế thừa rất ít nền văn minh tiền sử đem vào trong nền văn minh lần này. Như Chu dịch, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Âm dương ngũ hành v.v.. đều là những di sản văn minh tiền sử ở các thời kỳ khác nhau, trải qua nhiều lần kiếp nạn được lưu lại đến ngày nay, do đó vượt xa nhận thức khoa học hiện đại, nhân loại hiện đại dù thế nào chăng nữa cũng không nghiên cứu rõ được.
Nhạc vũ cũng như vậy, cũng là từ thời kỳ nền văn minh tiền sử xa xưa lưu truyền lại, là “hóa thạch sống” của nền văn minh tiền sử.
Những cây sáo tiên hạc có từ cách đây 9000 năm
Từ năm 1984 đến 2001, tại di chỉ Giả Hồ ở Vũ Dương, Hà Nam khai quật được hơn 30 cây sáo xương được chế tạo từ xương tiên hạc. Theo khảo sát, những cây sáo xương này cách đây 7.800 – 9.000 năm bị chôn vùi trong đất.
Qua thử nghiệm cho thấy, những cây sáo xương này có hai âm vực quãng tám, hơn nữa các nốt bán âm trong âm vực đều đầy đủ, không những có thể diễn tấu nhạc phủ ngũ âm hoặc 7 thanh điệu truyền thống, mà còn có thể diễn tấu được các nhạc khúc các dân tộc thiểu số nhiều biến âm hoặc nhạc ngoại quốc, các âm giai của nó cấu thành hết sức khoa học, hoàn chỉnh đầy đủ.
Điều đó chứng minh, trên 8.000 năm trước, dân tộc Trung Hoa đã có tri thức lý luận âm nhạc rất tiên tiến và hoàn chỉnh, điều này vượt xa lịch sử văn minh nhân loại lần này của chúng ta. Điều này cũng chứng minh nhạc phủ Trung Hoa trong thời văn minh tiền sử xa xưa đã ra đời rồi.
Theo văn hiến thượng cổ ghi chép, trong thời kỳ Tam Hoàng tiền sử, ông Phục Hy đã phát minh ra loại nhạc cụ Đàn sắt, đồng thời sáng tác các nhạc vũ “Lập cơ”, “Giá biện” v.v..
Bà Nữ Oa đã phát minh ra khèn, đồng thời thống nhất thanh luật thiên hạ, đã sáng tác bài nhạc vũ “Phù lê”. Ngoài ra còn có đàn sắt ngũ huyền của ông Chu Tương, nhạc vũ “Bát khuyết” của ông Cát Thiên v.v..
Những nhạc vũ viễn cổ còn được ghi chép lại này, có khả năng đã trải qua mấy lần văn minh nhân loại, tuy đã thất truyền từ lâu, nhưng lại là dấu ấn viễn cổ chìm lắng trong sâu thẳm ký ức nhân loại.
Nội hàm sâu sắc của nhạc vũ
“Nhạc” có lịch sử xa xưa đến như thế, vậy nhạc ra đời như thế nào, nội hàm và tác dụng của nó là gì? Dưới đây, từ những văn hiến thượng cổ tìm được, từng bước tìm hiểu về thời kỳ tiền sử.
“Thế bản – Đế hệ thiên” ghi chép: “Bà Nữ Oa lệnh cho hai thuộc hạ là Nga Lăng Thị và Thánh Thị phát minh ra hai loại nhạc cụ “Sáo Đô Lương” và “Sáo Ban”, đã thống nhất âm luật thiên hạ, đồng thời phỏng theo quy luật vận hành mặt trời, mặt trăng, và các vì sao trong vũ trụ, đối ứng tương hợp với chúng, sáng tác ra nhạc vũ “Sung nhạc”. Sau khi nhạc vũ được phổ thành, hóa vật vô thanh, vạn vật trong thiên hạ không cái gì không đồng hóa với đại đạo từ những chỗ nhỏ bé nhất, tất cả đều hài hòa có trật tự”.
Ở trên là bối cảnh và quá trình sáng tác của “Sung nhạc”. Từ đoạn ghi chép này có thể thấy, Nhạc vũ của bà Nữ Oa là hiệu theo phép của vũ trụ tự nhiên, đối ứng quy luật vận hành của thiên đạo mà sáng tác ra.
Tác dụng của nó là từ tầng sâu và vi quan của vạn vật hóa dục vạn vật, làm cho tất cả hài hòa với tự nhiên, thuận ứng với thiên đạo, làm thiên hạ thái bình thịnh trị.
Trong “Lã Thị Xuân Thu” có viết: “Vào thời tiền sử ông Chu Tương trị vì thiên hạ, thường xuyên có gió lớn, dương khí tụ tập kết thành, làm cho âm dương không điều hòa, do đó vạn vật điêu tàn, hoa quả không chín. Thế là đại thần của ông Chu Tương là Sỹ Đạt đã sáng tạo ra đàn sắt ngũ căn huyền, dùng để diễn tấu, dẫn âm khí đến, an định chúng sinh thiên hạ.”
Lại có chép: Khi ông Âm Khang thời viễn cổ trị vì thiên hạ, âm khí quá thịnh, tụ tập ngưng trệ, dương khí bị tắc, không vận hành theo quy luật bình thường, làm cho tinh thần nhân dân u uất mà không thư thái, gân cốt teo co lại mà không khỏe mạnh, thế là ông Âm Khang sáng tác ra vũ đạo để tăng cường khai thông dẫn đạo.
Căn cứ theo hai đoạn ghi chép trên có thể thấy, thời kỳ viễn cổ, khi tình huống âm dương không điều hòa, vạn vật lệch khỏi đại đạo, phép tắc tự nhiên bị phá hoại, thì sáng tác ra nhạc vũ để cân bằng âm dương, khai thông dẫn đạo vạn vật, làm cho tự nhiên trở về trạng thái hài hòa, làm cho thiên hạ lại trở về với đại đạo.
Có thể thấy thời kỳ viễn cổ, nhạc vũ đã có đủ năng lượng siêu nhiên, đến thời kỳ Ngũ Đế của văn minh nhân loại lần này, năng lượng thần kỳ này trong nhạc vũ vẫn còn vô cùng rõ rệt.
Thời kỳ Hoàng Đế đã sáng tạo ra nhạc vũ loại lớn “Vân môn đại quyển”, dùng để tế Trời.
“Vân môn đại quyển” của Hoàng Đế và “Đại hàm” của Nghiêu Đế, “Đại thiều” của Thuấn Đế, “Đại hạ” của Đại Vũ, “Đại hoạch” của Thương Thang, “Đại vũ” của Chu Vũ là 6 bài nhạc vũ nổi tiếng thời thượng cổ, trong “Chu Lễ” gọi chúng là “Lục đại nhạc vũ”.
Con em quý tộc đời Chu đến tuổi nhất định đều phải học 6 bài nhạc vũ này, là môn học bắt buộc, nếu không, họ sẽ không thể bước vào xã hội được.
Thời nhà Chu còn lập riêng cơ cấu giáo dục lớn cấp quốc gia là “Đại tư nhạc” để dạy những bài nhạc vũ này. Lục đại nhạc vũ dùng để thờ tế, “Vân môn đại quyển” tế trời, “Đại hàm” tế đất, “Đại thiều” tế tứ vọng, “Đại hạ tế núi sông, “Đại hoạch” cúng bà tổ tiên, “Đại vũ” cúng ông tổ tiên.
Hoàng Đế còn sáng tác thần khúc thượng cổ “Hoa tư dẫn” và “Thanh giác”.
Tương truyền Hoàng Đế trong mộng đã thần du cố hương nơi sinh của vua Phục Hy là Hoa Tu thần quốc, ngộ được đại đạo trị quốc dưỡng thân, trải qua 28 năm nỗ lực, đã trị vì thiên hạ thành quốc gia nửa thần nửa nhân bèn sáng tác “Hoa tư dẫn” để kỷ niệm, đây là lai lịch của “Hoa tư dẫn”.
Trong “Hàn Phi Tử” có chép: Hoàng Đế đã triệu tập đại hội quỷ thần ở Tây Thái Sơn, ông cưỡi xe voi do 6 con rồng kéo, hai bên trái, phải của xe có một con thần điểu Tất Phương đứng, Phong Bá làm phép dọn sạch đường cho ông, Vũ Soái giáng hạ cam lộ tẩy rửa bụi, hổ, sói ở phía trước mở đường, quỷ thần phía sau hộ giá, rắn bay phục trên đất để tỏ lòng cung kính, phượng hoàng bay lượn tròn trên không che chắn kiệu dương cho ông.
Sau khi Hoàng Đế triệu tập đại hội quỷ thần, liền sáng tác ra “Thanh giác” để làm kỷ niệm, đây là lai lịch của “Thanh giác”.
Tương truyền “Thanh giác” có thể câu thông với thiên địa, hiệu lệnh quỷ thần, khi diễn tấu có thể dẫn tiên hạc và phượng hoàng bay đến, rợp trời rợp đất, bay lượn nhảy múa.
Sử sách có chép, thời Xuân Thu, Tấn Bình Công ép lệnh cho Sư Khoáng đàn tấu “Thanh giác”, gây ra trận cuồng phong, bay hết ngói cung điện, làm cho nước Tấn chịu đại hạn 3 năm, ngàn dặm đất trơ trọi. Do đó “Thanh giác” không thể tùy tiện diễn tấu được, cũng không phải là người bình thường có thể thưởng thức, sức mạnh chứa đựng đằng sau nó quá ư là to lớn, nếu không phải bậc đại đức, người bình thường không chế ngự nổi sẽ đem đến tai họa.
Trên đây là nhạc của Hoàng Đế, tiếp theo chúng ta hãy xem nhạc vũ khác thời Ngũ Đế.
Trong “Lã Thị xuân thu” có chép: Khi Đế Khốc tại vị, lệnh cho Hàm Hắc sáng tác mấy bài nhạc vũ “Cửu chiêu”, “Lục liệt”, “Lục anh”.
Lại có một người tên là Thùy đã phát minh ra nhiều loại nhạc cụ. Đế Khốc bèn sai người dùng các nhạc cũ này diễn tấu, biểu diễn những bài nhạc vũ này, đã dẫn được các loài chim thần như phượng hoàng, gà trời v.v.. bay đến, nhảy múa bay lượn theo điệu nhạc.
Đế Khốc mừng lắm, bèn dùng các bài nhạc vũ này để tế trời, ca tụng ân đức của Thiên đế.
Trong “Lã Thị xuân thu” còn ghi chép: Thời vua Nghiêu, bổ nhiệm Chất làm Nhạc quan, Chất mô phỏng âm thanh tự nhiên của núi rừng, suối, hang, đã sáng tạo ra nhạc vũ “Đại chương”.
“Đại chương” còn có tên là “Đại hàm”, là một trong Lục đại nhạc vũ được nói đến ở trên, dùng để tế đất. Khi diễn tấu bài nhạc vũ này, trăm loài thú đều nhảy múa theo, vạn vật tự nhiên đều chung sống hài hòa.
Nhạc vũ ‘Đại Thiều’ khiến Khổng Tử ba tháng ăn không biết vị
Ngoài ra trong các thư tịch cổ như “Thượng thư – Cao đào mô” và “Đế vương thế kỷ” v.v.. đều có ghi chép việc này: Thuấn sai người sáng tác bài nhạc vũ “Đại thiều” này. “Đại thiều” cũng là một trong Lục đại nhạc vũ, tương truyền “Đại thiều” tổng cộng có 9 chương, cũng được gọi là “Cửu thiều”, “Tiêu thiều”. Thuấn sai người diễn tấu nhạc vũ “Đại thiều”, sau khi diễn tấu xong 9 chương, có phượng hoàng đến chầu bái, nhảy múa, trăm loài thú cũng nhảy múa theo.
Gần hai nghìn năm sau, Khổng Tử lúc ở nước Tề có may mắn được thưởng thức nhạc vũ “Đại thiều”. Sau khi thưởng thức xong thì lòng khoan khoái ngây người ra, miệng không còn biết vị, ba tháng ròng ăn thịt không thấy mùi vị, thì cảm động than rằng: “Không ngờ nhạc lại có thể đạt đến cảnh giới cao siêu kỳ diệu như thế này!” Đây chính là điển cố “Ba tháng không biết mùi vị thịt” được ghi chép trong “Luận Ngữ”. Do đó Khổng Tử đánh giá rằng: “Nhạc “Đại thiều” tận thiện tận mỹ vậy.”
Đây cũng là nguồn gốc của câu thành ngữ “Tận thiện tận mỹ”.
Có thể thấy thời kỳ Ngũ Đế, sức mạnh mà nhạc vũ chứa đựng vẫn còn vô cùng to lớn mạnh mẽ, có thể trực tiếp triển hiện thần tích, có thể hiệu lệnh quỷ thần, có thể dẫn đến sự cộng hưởng của thiên nhiên, gọi chim tiên thú lạ đến, làm trăm loài thú nghe thấy âm thanh mà nhảy múa, làm cho thiên hạ hài hòa yên ổn.
Thực ra những thần tích mà nhạc vũ triển hiện ra, trong quá trình phát triển của lịch sử thì vẫn luôn tồn tại, mãi cho đến ngày nay.
Chỉ là càng về sau, cùng với sự phát triển của nền văn minh vật chất của nhân loại, cùng với việc nhân loại không ngừng bị dục vọng và chấp trước trói buộc, năng lượng tinh thần càng ngày càng thoái hóa, sự triển hiện của thần tích càng ngày càng ẩn che, không biểu hiện ra trực tiếp và mạnh mẽ như thời thượng cổ. Nhưng chỉ cần dụng tâm phát hiện, thì vẫn có thể cảm ứng được thần lực viễn cổ ẩn chìm nơi sâu thẳm phía sau nhạc…
Theo vn.minghui.org
Hà Phương biên tập