Franz Seraphicus Peter Schubert (1797-1828) là bậc thầy âm nhạc cuối cùng của nước Áo, nhân vật đại biểu cho chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn thời kỳ đầu, cũng là một nhà sáng tác âm nhạc cừ khôi được công nhận vào thời kỳ cuối cùng của chủ nghĩa âm nhạc cổ điển.

Âm nhạc cổ điển là nói đến âm nhạc chính thống của châu Âu từ năm 1730 đến năm 1820. Âm nhạc của thời kỳ này đã xuất hiện trong nhiều bản giao hưởng, hòa tấu, độc tấu, tứ tấu đàn dây, sonata đa liên kết và các thể loại âm nhạc khác. Các bản sonata và spin vẫn phổ biến nhất trong thời kỳ cổ điển và lãng mạn và tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ sau cho đến thế kỷ XX. Trong thời kỳ này, bên cạnh Schubert, thì những bậc thầy âm nhạc cổ điển khác như Haydn, Mozart và Beethoven cũng để lại một chương huy hoàng trong lịch sử âm nhạc của nhân loại.

Chân dung Franz Schubert. (Ảnh: Slipped Disc)

Cuộc đời ngắn ngủi của một thiên tài

Gia đình Schubert rất nghèo. Cha ông xuất thân là nông dân vùng Moravian, từng là một giáo viên tiểu học ở Lichtenthal, ngoại ô Vienna. Ấn tượng ban đầu về âm nhạc của Schubert đến từ những giờ học trong phòng âm nhạc của cha và anh trai ông. Một trong những anh trai của ông, Ferdinand, sau đó trở thành một nhà soạn nhạc âm nhạc nhà thờ nổi danh.

Schubert nhận được những bài học giáo dục về âm nhạc đầu tiên là ở chính ngôi nhà của mình. Năm 6 tuổi, ông bắt đầu học piano, đến năm 8 tuổi, ông tham gia một lớp học đàn violin. Sau đó, Schubert được thụ giáo tại giáo xứ Michael Holzer, tại đây ông được dạy học hát và những lý thuyết âm nhạc. Năm 11 tuổi, Schubert bắt đầu tham gia hát và chơi violin trong nhà thờ giáo xứ.

Vào tháng 10 năm 1808, Schubert được gửi đến trường nội trú Convent City School tại Vienna để học thêm các khóa âm nhạc khác, bên cạnh đó ông vẫn làm ca sĩ hợp xướng. Trong thời gian này, Schuber đã sáng tác một số tác phẩm, bao gồm bài hát đầu tiên của ông là “Bài hát buồn của Krasng”.

Năm 1813, khi 16 tuổi, Schubert đang theo học một ngôi trường bình thường và sau đó đến học tại ngôi trường nơi cha ông đang làm giáo viên. Vào năm 18 tuổi, vào một buổi chiều, khi Schubert tình cờ đọc được bài thơ “Erlkonig” (Vị chúa tể của rừng) của Goethe, ông đột nhiên cảm thấy bị xúc động mạnh. Chỉ một giờ sau, bài “Erlkonig” nổi tiếng thế giới đã ra đời. Bài hát này ngay lập tức gây chấn động thành Vienna. Kể từ đó, Schubert chính thức bắt tay vào con đường sáng tạo âm nhạc.

Schubert tôn thờ nhạc sĩ Beethoven, từng hai lần đến tìm vị thánh âm nhạc này. Năm 1822, Schubert đến gặp Beethoven cùng với tác phẩm mới của mình, đúng lúc Beethoven không ở nhà. Sau đó, Beethoven đã phát hiện ra bài hát của Schubert trong khi ông đang điều trị tại bệnh viện; ông đã phải thốt lên rằng: “Tác phẩm này chứa đầy tia lửa ma thuật“. Tuy nhiên, khi Schubert đến gặp Beethoven một lần nữa, thì Beethoven đã qua đời. Kể từ năm 1823, sức khỏe của Schubert đã bất ngờ chuyển biến xấu, bệnh tật hành hạ ông ngày càng nghiêm trọng. Thêm vào đó, cái chết của thần tượng Beethoven năm 1827 đã khiến cho Schubert vô cùng đau buồn.

Mộ phần Schubert tại Nghĩa trang trung tâm Vienna (Ảnh: epochtimes)

Trước khi Schubert qua đời vào năm 1828, ông có di nguyện được người thân và bạn bè chôn cất mình bên cạnh mộ Beethoven. Sau khi ông chết, những người bạn tốt của Schubert đã chôn cất ông tại nghĩa trang Hualing cách không xa nghĩa trang nơi Beethoven yên nghỉ. Sáu mươi năm sau, Schubert và Beethoven đã được đưa về chôn cất tại cùng một nghĩa trang trung tâm của thành Vienna.

Phần mộ nằm cạnh nhau của ba bậc thầy âm nhạc cổ điển: Beethoven, Mozart và Hessbert tại Nghĩa trang trung tâm Vienna.  (Ảnh: alumni-voice.nctu)

Âm nhạc của Schubert là vĩnh cửu

Schubert chỉ sống 31 năm cuộc đời trong tình cảnh nghèo khó, nhưng các tác phẩm của ông lấp đầy sự nhiệt tình, thanh thản và niềm vui. Schubert đã sáng tác tổng cộng hơn 600 bài hát, 18 vở opera và bài hát opera, 10 bản giao hưởng, 19 bản tứ tấu đàn dây, 22 bản sonata dành cho piano, 4 bản sonata dành cho violin, cùng nhiều công trình khác. Ông đã phổ nhạc cho nhiều nhà thơ như John Wolfgang Goethe, Friedrich Schiller, Heinrich Heine, Wilhelm Muller; với ông âm nhạc và thơ ca luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trong những ca khúc của ông, có trữ tình, cũng có tự truyện, có cả những ca khúc về tình yêu quê hương đất nước, những ca khúc mang phong cách âm nhạc dân gian, đặc biệt nổi tiếng với những tác phẩm như: “Ave Maria”, “Erlkonig”, “Rangers”, “Prometheus” v.v.

Chủ nghĩa lãng mạn trong “Ave Maria”

“Ave Maria” được Schubert viết vào năm 1825 theo “Bài ca của Ellen” trong bài thơ kể chuyện dài có tên “Mỹ nhân trên hồ” của nhà thơ người Anh – Walter Scott. Tác phẩm này có tính lãng mạn điển hình: sử dụng sức mạnh của văn học để nhấn mạnh tính chủ đạo của âm nhạc. Ca khúc “Ave Maria” truyền thống là một lời cầu nguyện bằng tiếng Latin được Giáo hội Công giáo trực tiếp thừa nhận. Tuy nhiên, Schubert không chỉ lựa chọn một vài câu thơ trong bài “Mỹ nhân trên hồ” để làm lời ca, mà còn dịch bài thơ sang tiếng Đức.

Thông qua bài hát, Schubert làm nổi bật bầu không khí cầu nguyện trang trọng, mượn lời ca để thể hiện tâm tình, một tinh thần thiêng liêng thông qua lời bài hát mà mọi người đều có thể hiểu được. Điều này không giống với chức năng của “Kinh tụng Thánh Mẫu” thường được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo, nhưng cũng mang đến sức mạnh tâm linh mạnh mẽ tương tự.

Bản nhạc Ave Maria. (Ảnh: Modern Score)

Trong bài thơ “Mỹ nhân trên hồ” của nhà thơ Scott, có một mô tả một cảnh tượng như sau: Trong khung cảnh chiến tranh trong buổi hoàng hôn, trung sĩ Roderick đi một mình trong vùng thiên nhiên hoang dã, đột nhiên nghe thấy có tiếng hát. Hóa ra đó là giọng hát của Công chúa Dallas Ai Lian, đệm bởi một chiếc đàn hạc cũ, là lời cầu nguyện tới Thánh Mẫu, bày tỏ những phiền não từ nội tâm, tràn đầy tình cảm chân thành. Lời bài hát như sau:

Ave Maria, thưa Thánh Mẫu nhân từ, xin hãy lắng nghe lời thú nhận này, xin hãy mở rộng bàn tay thương xót, xin hãy xoa dịu trái tim và nỗi buồn của tôi, tôi sẽ dựa vào cơ thể và tâm trí của người, luôn tin tưởng vào thánh ân vĩnh cửu của thần. Xin hãy lắng nghe lời cầu nguyện này, Ave Maria“.

Bài hát là lời cầu nguyện để xin tha thứ cho tội ác của cha cô gái. Các giai điệu nhẹ nhàng và uyển chuyển, thuần khiết và đơn giản, cách thể hiện âm nhạc tinh tế và đầy đủ, cho thấy sự khao khát chân lý đẹp đẽ của tác giả. Do sự quyến rũ nghệ thuật của bài hát này, các thế hệ sau đã chuyển thể nó thành nhạc không lời và phổ nhạc độc tấu violin làm giai điệu chính và nhạc đệm là đàn hạc đã lan truyền rộng rãi.

Nhạc sĩ của những điều thơ mộng

Schubert sống trong thời kỳ chuyển tiếp giữa chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn. Phong cách nhạc giao hưởng của ông kế thừa truyền thống của chủ nghĩa cổ điển, nhưng các bài hát nghệ thuật và tác phẩm dành cho piano của ông thì đã hoàn toàn đi theo chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa trữ tình tuyệt vời của Schubert đã khiến Liszt gọi ông là “Nhạc sĩ thơ mộng nhất từ trước đến nay“.

Schubert đã truyền tải tính cách tâm linh của riêng mình vào âm nhạc thính phòng truyền thống. Các tác phẩm âm nhạc thính phòng của ông đều đậm chất Schubert, chúng cũng là nhóm tác phẩm cuối cùng trong chủ nghĩa cổ điển của thành Vienna. Trong những tác phẩm như “Khúc cao hứng” và “Khoảnh khắc âm nhạc”, Schubert đã làm cho tiếng piano cất lên với một phong cách trữ tình mới. Tư tưởng, tính bột phát và sự quyến rũ bất ngờ của chúng đã trở thành yếu tố chủ chốt của chủ nghĩa lãng mạn.

Chân dung Franz Schubert (Ảnh: epochtimes)

Được lưu hành rộng rãi nhất là hơn 600 bài hát của Schubert. Những bài hát này được sáng tác lấy cảm xúc trực tiếp từ nội tại của các bài thơ. Chưa ai vượt qua được tài năng phong phú và những cảm xúc tươi mới này. Các bài hát của Schubert có thể được trích dẫn cùng lời bình luận của thiên tài âm nhạc Schumann về Bản giao hưởng C Major: “Thể loại nhạc này đưa chúng ta vào tình huống mà chúng ta có thể quên đi những gì chúng ta đã có trước đây“.

Schubert và Beethoven được vinh danh là những người sáng lập ra chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn. Schubert không chỉ kế thừa truyền thống của âm nhạc cổ điển mà còn tạo tiền lệ cho nhạc bài hát dựa trên đó, do đó đã tạo dựng vị trí của mình như là người khởi xướng âm nhạc lãng mạn, truyền cảm hứng cho các nhà soạn nhạc sau này như Mendelssohn và Schumann, Hugo Wolf và Scriabin cùng phát triển các bước kế tiếp.

Cùng thưởng thức bản Winterreise (Hành trình mùa đông) của Franz Schubert:

videoinfo__video2.dkn.tv||bffde80b8__

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch