Heber Bishop là một nhà công nghiệp, doanh nhân thế kỷ 19 và nhà bảo trợ tích cực của nghệ thuật. Ông đã bỏ công sưu tầm được hơn một nghìn sản phẩm bằng ngọc bích và các loại đá cứng khác từ Trung Quốc và các nơi khác, làm thành một trong những bộ sưu tập đồ vật bằng ngọc bích lớn nhất và đẹp đẽ nhất trên thế giới.
Giá trị của ngọc bích trong văn hóa truyền thống
Ở Trung Hoa, loại đá cứng được ưa chuộng và tôn kính nhất là ngọc bích, là biểu tượng của sự thuần khiết và đức hạnh lịch thiệp. Như học giả Trung Hoa xưa là Xu Shen đã viết cách đây gần hai thiên niên kỷ:
“Ngọc bích là loại đá đẹp đẽ nhất. Nó được phú cho năm đức tính: Lòng tốt được thể hiện bằng độ sáng, sáng sủa nhưng ấm áp; sự chính trực thể hiện bởi độ trong trẻo của nó, lộ ra màu sắc và dấu vết bên trong; sự khôn ngoan thể hiện bởi sự rõ ràng và chất lượng sắc sảo; sự can đảm thể hiện ở chỗ có thể bị phá vỡ nhưng không thể bị uốn cong; độ tinh khiết, thể hiện ở chỗ có các cạnh sắc nhưng không gây thương tích”.
Ngọc bích được coi là vô giá, còn quý giá hơn vàng và bất kỳ loại đá quý nào khác. Giá trị của nó không phải xuất phát từ độ hiếm có hay thành phần vật chất độc đáo của nó, mà từ hiện thân của nó về những lý tưởng đạo đức và tinh thần cao thượng. Như vậy, người đeo ngọc bích không phải để phô trương của cải mà là một lời nhắc nhở để thường xuyên tu dưỡng tính cách của họ và đạt được những đức tính gắn liền với loại đá tuyệt đẹp này.
Để giúp các nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, ngọc bích lần trước tiên được khai thác từ những ngọn núi và lòng sông, sau đó mới được định hình bởi một quy trình tốn nhiều thời gian và công sức. Vì ngọc bích cứng hơn thép, nên không thể dùng dao để khắc lên nó. Thay vào đó, ngọc bích được định hình bằng cách khoan hoặc mài bằng vật liệu mài mòn. Nghệ thuật chạm khắc ngọc bích ở Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Thanh (1644 – 1911) dưới thời trị vì của Hoàng đế Càn Long, là thời kỳ của nghệ thuật tinh xảo được củng cố dưới sự bảo trợ của hoàng đế.
Thuật ngữ Trung Hoa về ngọc bích (“yu”), là nói tới một loạt các loại đá đẹp mà về mặt kỹ thuật hoàn toàn không phải là ngọc bích mà chúng ta đang nói, chẳng hạn như pha lê và mã não cũng được gọi là “yu”. Nhưng trong đó cũng có hai dạng ngọc bích thật sự: thứ nhất là “Nephrite”, là một loại đá mềm và có nhiều vân mây hơn, thường được sử dụng để chạm khắc và thứ hai là “Jadeite”, là loại đá cứng và mờ hơn, thường được dùng chế tác đồ trang sức.
Bộ sưu tập ngọc bích quý giá của Heber Bishop
Heber Bishop là một nhà công nghiệp, doanh nhân thế kỷ 19 và nhà bảo trợ tích cực của nghệ thuật. Ông đã bỏ công sưu tầm được hơn một nghìn sản phẩm bằng ngọc bích và các loại đá cứng khác từ Trung Quốc và các nơi khác, làm thành một trong những bộ sưu tập đồ vật bằng ngọc bích lớn nhất và đẹp đẽ nhất trên thế giới. Năm 1902, Bishop đã tặng toàn bộ bộ sưu tập của mình cho “The Met” (Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York, Hoa Kỳ).
Theo thời gian, bảo tàng này đã tổ chức loạt trưng bày bộ sưu tập của Bishop với tiêu đề “A Passion for Jade” (Niềm đam mê ngọc bích) để minh họa cho danh mục rộng rãi và tinh tế của nghệ thuật thủ công Trung Hoa trong triều đại nhà Thanh. Vào thời điểm mà hầu hết các nhà sưu tập chủ yếu quan tâm đến đồ sứ, Bishop đã nhận ra giá trị phi thường của ngọc bích, không phải là về tiền bạc mà là sự phong phú của nó về khía cạnh đạo đức và tinh thần.
Quay ngược thời gian vào khoảng giữa thế kỷ 20, một trong những phòng trưng bày nghệ thuật lộng lẫy nhất của bảo tàng The Met đã biến mất. Đó chính là Jade Room (Phòng Ngọc bích) trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật bằng ngọc bích của Trung Hoa do Bishop thu thập và trao tặng, đặt trong các hộp kính tinh xảo, được bao quanh bởi nhiều đèn chùm và các cửa sổ hình vòm trong một căn phòng tái hiện hình ảnh của phòng khiêu vũ của vua Louis XV của nước Pháp. Ngày nay triển lãm “A Passion for Jade: Bộ sưu tập của Heber Bishop” tiếp tục trưng bày nhiều đồ vật chạm khắc từng có mặt vào thời điểm đó trong không gian giờ đây đã bị biến mất, đồng thời qua đó tôn vinh những đóng góp của Bishop cho bảo tàng này.
“Bộ sưu tập của ông là ví dụ về một trong những bộ sưu tập ngọc bích Trung Hoa đầu tiên, không chỉ cho bảo tàng này, mà có lẽ là cho cả Hoa Kỳ”, Jason Sun, người phụ trách nghệ thuật Trung Hoa của bảo tàng chia sẻ. “Ông ấy là người đầu tiên quan tâm đến ngọc bích Trung Hoa khi hầu hết các nhà sưu tập cùng thời khác đều quan tâm nhiều đến đồ gốm sứ”.
Có vài chi tiết trong tiểu sử đã giải thích lý do tại sao nhà công nghiệp Bishop lại quyết định quan tâm đến ngọc bích trong khi những người đương thời của ông chỉ quan tâm đến nghệ thuật trang trí của Trung Hoa. Tuy nhiên, Sun đã đọc được trong một bài viết về bộ sưu tập của Bishop rằng đồ vật bằng ngọc bích đầu tiên mà anh có chính là tay cầm của một chiếc bàn chải Trung Hoa có màu xanh đậm, trên đó được trang trí phong cảnh và được mua tại cửa hàng Tiffany.
“Sau đó, anh mới biết rằng ngọc bích là một vật liệu rất cứng mà không thể dễ dàng chạm khắc lên đó; nó chỉ có thể được định hình bằng cách nạo và mài”, Sun cho biết. “Đây là một quá trình rất tốn công sức, vì vậy anh ấy đã rất bị cuốn hút bởi loại đá này”.
Bishop tập trung vào Trung Hoa nhưng ông cũng đồng thời sưu tập ngọc bích từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các công cụ từ thời tiền sử ở châu Âu, các đồ tạo tác thuộc thời kỳ giữa của châu Mỹ và các đồ vật của người Maori từ New Zealand. Ông bị ám ảnh bởi việc có được một cái nhìn toàn diện về loại vật liệu này, từ các tính chất khoa học đến tiềm năng nghệ thuật của nó, các công cụ bằng ngọc bích được góp nhặt, và từ 200 đến 300 viên đá thuộc tất cả các chủng loại đá. (Trên thực tế, sở thích của ông ấy rất đa dạng và ông ấy đã đi rất nhiều nơi để sưu tập và quyên tặng những đồ vật khác nhau).
Triển lãm mang tên “A Passion for Jade” (Niềm đam mê ngọc bích)
“A Passion for Jade” trong thời kỳ hiện đại là một triển lãm có quy mô tương đối nhỏ và dịu nhẹ trong lòng của Bảo tàng Metropolitan (The Met), New York, Hoa Kỳ. Được trưng bày có trật tự là khoảng 100 đồ vật bằng ngọc bích, nhiều vật trong đó không thường xuyên được đem ra trưng bày, cho thấy sự đa dạng của loại đá này và nghệ thuật tạo tác chúng. Một số tác phẩm có từ thời nhà Hán (thế kỷ thứ 3), mặc dù hầu hết các hiện vật có từ 300 năm vừa qua của hoàng triều Trung Hoa.
Vật phẩm sưu tầm có đủ loại, tiết lộ bí ẩn của các thế kỷ 18 và 19. Khách thăm quan có thể thấy các mặt dây chuyền, hộp đựng cho mọi mục đích sử dụng, đồ trang trí, đồ trưng bày và nhiều đồ vật khác thuộc thời nhà Thanh. Người đại diện bảo tàng cho biết, “Nhiều đồ vật được trưng bày là đại diện cho nghệ thuật tinh tế của người Trung Hoa trong triều đại nhà Thanh (1644-1911)“.
Bảo tàng “The Met” đã được Bishop quyên tặng khoảng 1.000 đồ vật bằng ngọc bích vào năm 1902. Tuy nhiên Bishop đã chết cùng năm đó mà chưa bao giờ được thấy những hiện vật ngọc bích của mình trong phòng trưng bày của bảo tàng. Theo ông Sun, có khả năng các vật phẩm được trưng bày trong bảo tàng đã phỏng theo đúng cách Bishop bày biện các tác phẩm đó tại nhà riêng. Sau này, bộ sưu tập ngọc bích của Bishop đã được bảo tàng đem ra trưng bày không thường xuyên qua các thời kỳ lịch sử.
“The Met” đã mở rộng dấu ấn kiến trúc của nó rất nhiều lần kể từ những năm 1870, bằng cách thêm các buồng phụ, phân chia lại phòng trưng bày và kết hợp kiến trúc cũ vào hình thức hiện nay. Trong xu hướng đó, Phòng Ngọc (Jade Room), dù có tính thẩm mỹ đặc biệt cao, lẽ ra cũng đã biến mất khỏi sơ đồ của bảo tàng. Tuy nhiên trên thực tế nó vẫn được duy trì nhờ sự đánh giá cao của Bishop, so với các nhà sưu tập khác, đối với việc truyền thông vẻ đẹp của ngọc bích cho công chúng. Như Sun đã nói: “Điều Bishop thực sự đã làm cho bảo tàng này là ông đã mở rộng tầm nhìn cho mọi người về nghệ thuật truyền thống Trung Hoa”.
Hòa Bình TH
Clip ý nghĩa: