Vào năm Thiên Bảo thứ 14 (năm 755), An Lộc Sơn dẫn bộ tướng Sử Tư Minh khởi binh phản Đường, lịch sử gọi là “An Sử loạn”. Sau sự hỗn loại này, Đại Đường từ thịnh thế đột ngột chuyển sang suy bại. Trước khi “An Sử loạn” bùng nổ, có rất nhiều cao nhân đã lưu lại những lời tiên đoán của họ, chỉ mãi khi đến lúc chuyện xảy ra mọi người mới giật mình hiểu được.

Thơ dự đoán của Lý Hà Chu

Trước khi xảy ra “An Sử loạn”, các thần tử xa gần đều rất lo âu về An Lộc Sơn, duy chỉ có Đường Huyền Tông vẫn không hề tỉnh ngộ, không hề cảnh giác. Lý Hà Chu – một đạo nhân đã từng phụng chiếu vào cung, một ngày bỗng nhiên biến mất, cũng không biết biết ông đi đâu, chỉ thấy trên vách tường lưu lại mấy bài thơ, trong đó có một bài là:

Yến thị nhân giai khứ,

Hàm quan mã bất quy.

Nhược phùng sơn hạ quỷ,

Hoàn thượng hệ la y.

Tạm dịch nghĩa:

Người dân nước Yến đều rời bỏ

Ngựa lớn đưa quan không thể quay về

Nếu xuống núi sẽ gặp quỷ

Giăng lưới vòng khắp thân.

Lúc ấy người xem không hiểu ý nghĩa của bài thơ này, cho đến khi Đường Huyền Tông bị nạn tại Tứ Xuyên, mọi người mới hiểu ra ý của bài thơ này muốn chỉ: An Lộc Sơn cùng U Châu, chúng tướng Kế Châu đều khởi binh phản Đường. Ca Thư Hàn bại binh ở Đồng Quan, toàn quân chết hết, ngựa không trở lại. Huyền Tông đến nước Thục tránh nạn, ngự giá trải qua sườn núi, Cao Lực Sỹ dùng dây cương siết chết Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi).

“Vọng hiền nghênh giá đồ” miêu tả cảnh Đường Huyền Tông từ Tứ Xuyên trên đường trở về thành Trường An. (Ảnh: ntdtv.com)

Tiên đoán từ cao tăng Nhất Hành

Cao tăng Nhất Hành trước khi viên tịch, đã lưu lại một di đơn cùng một chiếc túi nhỏ, bảo người đem tặng cho Huyền Tông. Trên di đơn có nói, Huyền Tông không nên bổ nhiệm tôn tử (họ hàng gia tộc) làm tướng, không nên để người bên ngoại bang tương hỗ với tướng trong thành. Ý là con cháu trong Lý Phủ của tông thất nhà Đường làm tướng sẽ tự ý làm bừa bên trong nội thành, ngoài thành có loạn thần An Lộc Sơn, cả đô thành đều bị quân phản loạn công hãm.

Đáng tiếc Đường Huyền Tông không hiểu được ý nghĩa trong di đơn.

Ngoài ra còn một chiếc túi nhỏ, bên trong đựng một miếng đương quy thuộc về nhà Thục (đương quy là một vị thuốc đông y), nhưng cũng là Huyền Tông không thể hiểu rõ ngụ ý. Mãi đến khi Huyền Tông chạy nạn đến Tứ Xuyên, từ Tứ Xuyên trở về mới hiểu được ý nghĩa của “đương quy Thục địa”.

Huyền Tông trước kia cũng từng hỏi cao tăng Nhất Hành về vận mệnh đất nước, Nhất Hành nói: “Xa giá phải trải qua trăm vạn dặm trường, xã tắc đến đây sẽ chấm dứt cát lành”. Huyền Tông nghe xong không khỏi khiếp sợ, nói không ra lời. Sau bởi “An Sử loạn”, Huyền Tông phải chạy trốn, ngự giá tới vạn dặm đường chợt nhớ tới lời của Nhất Hành, quả thật là vạn dặm trường.

“Cao tăng quan kỳ đồ” (Ảnh: epochtimes.com)

Trữ Vương nghe “Lương Châu khúc” biết quốc nạn

Đường triều khai nguyên năm cuối, Đô đốc Tây Lương Phủ có dâng vào cung một bài hát mới, Đường Huyền Tông chiêu đãi các tông vương bằng nhạc khúc mới này. Sau khi bài hát kết thúc, mọi người đều rối rít khen hay, duy chỉ có Trữ Vương im lặng không một lời, Huyền Tông thấy lạ bèn hỏi Trữ Vương có chuyện gì xảy ra?

Trữ Vương nói: “Bài hát này âm điệu tuy đẹp, nhưng thần nghe nói, một nhạc khúc cần bắt đầu từ âm Cung, kết thúc bằng âm Thương và ở giữa thì có các cung Giốc, Chủy, Vũ tạo thành. Đầu đuôi đều phải ăn ý với nhau. Nhưng nhạc khúc này, ngay ban đầu âm Cung đã rời đi, âm Chủy cùng âm Thương hỗn loạn tạo nên một âm thế khắc nghiệt. Thần lại nghe nói, âm Cung đại biểu quân vương, âm Thương đại biểu thần, âm Cung không mạnh nghĩa là quân vương thế lực yếu kém, âm Thương quá mạnh nghĩa là hạ thần làm loạn. Mặc dù ẩn hình ở âm luật, truyền qua tiếng hát nhưng cuối cùng vẫn sẽ có ngày ứng nghiệm ở thế sự. Thần lo lắng, một ngày loạn thần tặc tử lại dám phạm thượng. Bệ hạ e rằng sẽ phải chịu một phen khó khăn, đây là tiên đoán từ khúc nhạc này!”.

Huyền Tông cũng là người tinh thông âm luật, nghe Trữ Vương giải thích xong, ông liền im lặng mà không nói gì. Sau khi “An Sử loạn” phát sinh, những gì Trữ Vương nói đã đều ứng nghiệm.

Tể tướng Trương Cửu Linh xem tướng người chính xác

An Lộc Sơn khi đảm nhiệm Dương Thiên Giáo vào cung dâng tấu, tể tướng Trương Cửu Linh lần đầu tiên nhìn thấy An Lộc Sơn, đã thấy được một tâm khí ngang ngược kiêu ngạo. Ông nói với Bùi Đình Quang: “Tương lai việc họa loạn U Châu chính là hắn”.

Sau đó An Lộc Sơn lên làm tướng quân, dẫn quân Đường chinh phạt Khiết Đan, chiến bại mà về. Trương Cửu Linh đã tấu sớ lên, phải trị quân nghiêm theo đúng luật, đề nghị xử tử An Lộc Sơn, nhưng Huyền Tông lại đánh giá cao sự dũng mãnh, xả thân của An Lộc Sơn mà tha mạng cho hắn.

Cửu Linh khuyên Huyền Tông: “An Lộc Sơn là người có dã tâm, có tướng phản nghịch, phải lập tức diệt, chấm dứt hậu hoạn”. Huyền Tông cuối cùng vẫn không tiếp nhận đề nghị của Cửu Linh, đưa An thị ra ngoài thành. Sau đó Huyền Tông gặp nạn, nhớ tới lời của người tể tướng trung thành mà không khỏi rơi lệ. Lúc ấy, Trương Cửu Linh đã qua đời, Huyền Tông đặc biệt phái người đi Thiều Châu tế bái ông, cũng cứu giúp cho người nhà của ông.

Trương Cửu Linh khuyên can hoàng đế cho sớm diệt An Lộc Sơn. (Ảnh: wikipedia.org)

Lý Thuần Phong tiên đoán về cái chết của Dương Quý Phi

Lời sấm thứ 5 trong “Thôi Bối Đồ” của Lý Thuần Phong vẽ: một người phụ nữ nằm trên đất, bên cạnh có một bộ yên ngựa cùng bộ sách sử. Yên ngựa ẩn dụ cho An Lộc Sơn, sách sử ẩn dụ Sử Tư Minh. Người phụ nữ nằm dưới đất chỉ Dương Quý Phi, dụ chỉ Huyền Tông ban cái chết. Đánh giá từ lời tiên đoán của Lý Thuần Phong là kết cục “An Sử loạn” cùng với Dương Quý Phi chôn vùi trên sườn dốc.

Từ những tiên đoán của những vị cao nhân này, “An Sử loạn” tựa hồ là trời cao chủ định. Nhưng đổi một góc độ khác, nếu như Huyền Tông tin vào những lời tiên đoán này, có thể đã sớm nhìn được thiên cơ, và có khi vở kịch của lịch sử đã được viết lại.

Theo Epochtimes.com 
Uyển Vân biên dịch