Tên tuổi của anh đã từng rất quen thuộc và nổi tiếng trong xã hội. Anh Nguyễn Văn San, người sáng lập điểm chữa bệnh từ thiện nổi tiếng chùa Tứ Kỳ, cũng là người thành lập trang dienchan.vn và có nhiều đóng góp trong Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người.
Anh là nhà khoa học có nhiều đề tài nghiên cứu. Học và làm thực tế đã đưa anh đến con đường vinh quang và trở thành người nổi tiếng trong một chuyên ngành khá đặc biệt. Xuất thân trong gia đình quan chức cấp cao, anh đã không lựa chọn con đường được trải thảm mà gia đình sắp đặt. Con đường anh đi lắm chông gai nhưng nó nuôi dưỡng thiện tâm của con người. Một nghề khá từ thiện, chữa bệnh tuỳ tâm theo một phương pháp cổ truyền và nghiêng về tâm linh.
Lời tâm sự chân thành của anh trong bài viết đã tiết lộ những điều rất chấn động. Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến độc giả lời giãi bày không phải cao nhân nào cũng có thể tiết lộ.
Sự an bài của thượng đế
Phóng viên (PV): Được biết anh làm luận án Tiến sĩ tại Pháp về Toán kinh tế, rồi đột ngột chuyển hướng sang một đề tài khác khi anh sắp tốt nghiệp? Một quyết định làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp một đời người? Vì sao vậy?
Nguyễn Văn San (NVS): Tôi tốt nghiệp đại học Thuỷ Lợi năm 1995, từng đoạt giải ba toàn quốc về Cơ học lý thuyết, được giữ lại trường làm giảng viên. Năm 1997 tôi có theo học chương trình cao học Hà Lan bằng tiếng Anh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Rồi con đường du học tại Pháp mở ra, năm 2002 tôi lấy được học bổng tại trường Đại học Paris 1. Con đường chinh phục tri thức của nhân loại đưa đẩy, tôi “bỗng dưng” biết 2 ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Pháp. Tôi học trong ngôi trường có lịch sử rất lâu đời tại Pháp, khoa tôi chọn cũng hàn lâm và khó: Toán Kinh tế. Khoa của tôi học đã từng đóng góp 1 trong 2 vị giáo sư của nước Pháp đoạt giải Nobel về Kinh tế.
Khi làm luận án nghiên cứu về Toán Kinh tế tôi thấy có điều gì đó không thoả đáng, càng đọc nhiều tôi càng thấy không thuyết phục. Một trong những giả thuyết khởi nguồn của các mô hình Kinh tế là mọi người đều tối đa hoá lợi nhuận và chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.
Khi tôi đang có rất nhiều băn khoăn trong tâm như vậy, một ngày cuộc đời tôi bỗng rẽ sang ngả khác. Có lẽ cũng là định mệnh, cũng là số trời. Người tin khoa học như tôi đến lúc cũng phải ngả mũ kính phục sự an bài của Thượng đế.
Tôi gặp một bác Việt kiều ở ngoại ô Paris, bác có một sự hiểu biết sâu rộng về thế giới huyền bí và một phương pháp trị liệu cổ truyền của Việt Nam. Giữa Paris hoa lệ, nơi có nền Y học tiên tiến đồ sộ ngang hàng với các nước phát triển khác; dưới lăng kính khoa học, tôi đã đóng cứng cái khung về trị bệnh chỉ có thể bằng hai phương pháp: Tây Y hoặc Đông Y.
Qua bác Việt kiều ấy tôi phát hiện ra còn có một phương pháp chữa bệnh khác làm tôi rất thích thú. Tuy tôi không phải là một bác sĩ nghiên cứu Y khoa, nhưng tôi là một nhà khoa học, tôi có sự đánh giá của riêng mình. Tôi cảm nhận được rõ rằng có một cái gì đó hiện hữu, tồn tại nằm ngoài những cái khoa học mà chúng ta biết, mới trông thì có vẻ nông cạn nhưng nội hàm thực sự rất thâm sâu.
Sau vài lần thử nghiệm trực tiếp chữa bệnh cho người khác tôi hoàn toàn bị thuyết phục, đến nỗi tôi đã bỏ ngang luận án tiến sĩ Toán Kinh tế mà tôi đã theo đuổi từ Việt Nam, sang làm luận án tiến sĩ Y tế Công cộng bộ môn Diện chẩn này.
Năm 2008 tôi về nước nửa năm, khi quay lại Pháp tôi quyết định viết một đề cương nghiên cứu sinh về môn này, vì không có kiến thức y học nên tôi quay sang nghiên cứu Diện chẩn từ góc độ xã hội học. Tôi tìm được vị thầy khá đặc biệt, ông giữ chức phó chủ tịch hội châm cứu của Pháp, ông có ba bằng tiến sĩ: Tiến sĩ Y học, Tiến sĩ Triết học, và Tiến sĩ về Trung Quốc. Ông đã tìm cho tôi một trường vừa học vừa thực nghiệm nên học phí khá tốn kém.
PV: Quá trình học hỏi và trở thành một nhà điều trị dưỡng sinh nổi tiếng, anh có thể chia sẻ với độc giả Đại Kỷ Nguyên những thăng trầm mà anh đã trải qua?
NVS: Trong quá trình nghiên cứu để có thông tin làm luận án, tôi có tham gia chữa bệnh miễn phí cho các bệnh nhân là người vô gia cư và nghiện ma tuý tại Pháp. Có rất nhiều trải nghiệm khiến tôi càng thêm tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn. Những y tá theo tôi điều trị, họ rất ngưỡng mộ khả năng trị bệnh tài tình của tôi. Một lần bệnh nhân là một người da đen bị đau ở tay, tôi chỉ gõ và ấn vào một số nơi trên khuôn mặt anh ấy, sau vài phút cánh tay anh ấy đã khỏi. Anh ta còn tự đập tay mình vào tường thật mạnh để xem đã khỏi thật chưa? Tay anh ấy đã hoàn toàn bình thường, anh ta vui mừng gọi tôi là “thầy phù thuỷ”. Bệnh nhân hay gọi tôi là “Thầy phù thuỷ đến từ phương Đông”.
Tôi đã đi chữa bệnh khá nhiều kiểu như vậy và còn tổ chức các hội thảo đông người để thuyết trình về bộ môn mà tôi đang nghiên cứu. Tôi cũng tham dự tất cả các buổi của ông Bùi Quốc Châu, người sáng lập ra môn này từ Việt Nam sang giao lưu giảng dạy tại Pháp. Tôi từ việc nghiên cứu chuyển sang thực hành, lại được nghe một số thông tin nói rằng môn này còn có thể trị được nhiều căn bệnh nan y. Tôi hoàn toàn tin tưởng điều đó và bắt đầu chữa bệnh nhiều hơn.
Một năm sau khi chuyển đề tài Tiến sĩ từ Toán kinh tế sang bộ môn Diện chẩn này, tôi không đủ tài chính để theo học, đành bỏ ngang, năm 2010 tôi về nước. Bố tôi là một lãnh đạo cấp cao trong Quốc hội, ông hoàn toàn thất vọng khi thấy tôi trở về chỉ với duy nhất tấm bằng Thạc sĩ Toán Kinh tế. Với bố tôi, việc thành công và nổi tiếng ở lĩnh vực nào cũng không thể bằng con đường chính thống mà ông đã bước đi. Nguyện vọng của bố là muốn tôi làm ở Văn phòng Quốc hội. Tôi vào đó làm từ năm 2010 đến 2015, một công việc mà nhiều người mơ ước, vừa ổn định cuộc sống mà bố mẹ lại yên lòng.
PV: Vậy anh có từ bỏ niềm đam mê mà vì nó anh đã buông đi sự nghiệp?
NVS: Tôi vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình. Ban ngày thì đi làm, tối về chữa bệnh và đăng tin lên trang dienchan.vn. Tôi là một nhà khoa học, đứng từ góc độ khoa học để phân tích và đánh giá về nhân thể, về bệnh tật rồi đến tâm linh. Những bài viết đăng trên trang web của tôi đã gây được tiếng vang lớn, rất uy tín với xã hội Việt Nam và hải ngoại. VTV3 đã phát sóng cuộc phỏng vấn tôi trong chương trình “bí mật của tạo hoá”, và tôi trở thành người nổi tiếng.
Công việc chữa bệnh ngày một phát triển, tôi thành lập nhóm chữa bệnh, tôi có khá nhiều ‘đệ tử’ từ trẻ đến già, gồm nhiều tầng lớp khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhiều giai tầng, từ trí thức đến nông dân.
Lúc đầu tôi chữa bệnh tại nhà, nhận chữa những bệnh nhẹ và đơn giản. Khi lượng bệnh nhân ngày một tăng, thậm chí có cả ba thế hệ cùng đến nhà tôi trị liệu. Rồi bệnh nhân nặng cũng bắt đầu tìm đến, có bệnh nhân bị xơ gan cổ chướng bụng to như người chửa 9 tháng, hàng ngày chỉ có thể ngồi trên chiếc ghế nhựa để người khác bê lên tầng ba cho tôi trị bệnh. Rồi cả bệnh nhân bại liệt cũng đến…
Tôi chữa bệnh, tuỳ vào tâm người bệnh có thể bỏ tiền vào hòm. Khi lượng bệnh nhân tăng lên, vì có chút từ thiện như vậy nên chúng tôi đã chuyển điểm chữa bệnh từ thiện đến chùa Tứ Kỳ ở gần bến xe Nước Ngầm. Sau tôi cũng nhận chữa những ca bệnh ung thư, thậm chí giai đoạn cuối. Tôi muốn thử xem đến tận cùng thế nào? Liệu có thực sự chữa khỏi được không??? Tôi không ngại bẩn thỉu hôi thối, đến tận nhà người bệnh để điều trị. Có trường hợp ở Văn Miếu, sau khi tôi điều trị cũng thấy có tác dụng, từ chín viên giảm đau xuống còn hai, ba viên. Tuy nhiên nó dừng lại ở đó. Một ngày tôi đến, người nhà nói ông ấy chết rồi.
PV: Anh đã nhận ra điều gì sau mỗi lần thất bại?
NVS: Tôi vỡ ra rằng, một vài trường hợp mà nhờ phương pháp này đã khỏi được ấy, có thể vì mệnh của họ chưa tới. Từ đó tôi rất sợ nhận những ca khó. Không phải vì nó không trị được, chữa thì cứ chữa, vì ở một mặt nào đó nó cũng có tác dụng, bệnh nhân cũng thấy dễ chịu hơn, còn việc sống chết là số trời đã định. Các thầy khác khi trị bệnh cũng vậy, có cầu thì sẽ có cung. Điều quan trọng tôi nhận ra được, mà các thầy khác cũng thấy, chỉ là họ không thể liễu giải, chỉ mơ mơ hồ hồ. Và những trải nghiệm thực tế là sau mỗi lần trị bệnh xong khi về nhà thường rất mệt.
Trước kia, có một thời gian tôi theo một thầy người miền Nam, thầy này đã từng tu luyện ở Núi Cấm, An Giang, có khả năng bắt mạch bằng khí công và chuẩn đoán bệnh rất chính xác và chi tiết, như đọc được kích thước khối u, chỉ số hồng cầu… Cảm giác như ông ấy biết được chính xác vị trí gốc bệnh.
Chẳng hạn, bệnh nhân đang có rất nhiều triệu chứng khó chịu ở đầu, nhưng ông bắt mạch bảo là có vấn đề ở tim, thì bấm bộ huyệt tim xong là bệnh nhân đỡ hẳn. Tôi theo ông thầy này vì ông ấy bảo chữa được ung thư, và đúng là ông đã giúp tiêu khối u cho nhiều bệnh nhân ung thư.
Có một lần, tôi theo ông chữa cho một bệnh nhân có khối u ở vùng động mạnh phổi, nhưng đến nửa đêm, chính bản thân ông có nhiều triệu chứng bất thường. Tôi đã phải làm đủ cách để giúp hạ huyết áp cho ông, lúc đấy huyết áp của ông tăng lên đến 220. Gần đây, tôi biết tin là ông ấy đã mất vì ung thư khi mới chỉ khoảng 50 tuổi.
Tìm được báu vật giữa nhân gian
PV: Anh có đi tìm giải pháp để khắc phục và trau dồi những khiếm khuyết mình đang thiếu?
NVS: Tuy bản thân không hài lòng về kết quả trị bệnh, nhưng trong mắt thiên hạ tôi vẫn là một vị thầy, một cao nhân, hàng ngày tôi vẫn đi giảng dạy giao lưu, vẫn quảng bá phương pháp của mình, nhưng trong tâm tôi luôn có một câu hỏi: “Làm cách nào để có thể tìm đến được cội nguồn của bệnh tật? Làm cách nào để bổ sung được nguồn năng lượng bị cạn kiệt sau mỗi lần trị bệnh?”.
Năm 2015 tôi nghỉ làm ở Văn phòng Quốc hội, chuyển sang Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người và trở thành một chuyên gia về tâm linh – sức khỏe. Viện này là một tổ chức khởi nguồn với những nghiên cứu và hỗ trợ người có khả năng đặc biệt như chị Phan Thị Bích Hằng. Tôi muốn vào đây để tìm hiểu rõ ngọn nguồn, vì ở đây hàng ngày tôi được tiếp xúc với rất nhiều cao nhân, các nhà ngoại cảm, mỗi người đều có một khả năng đặc biệt siêu nhiên nào đó mà khoa học không thể giải thích. Họ đều có nguyện vọng muốn giúp đỡ con người giải đi vận hạn hay khổ nạn bằng nhiều phương pháp tâm linh khác nhau.
Tôi tìm đọc nhiều cuốn sách về tu luyện của các nhà tâm linh như “Từ thuốc đến thiền” (Osho), “Sức mạnh của tĩnh lặng” (Eckhart Tolle), “Câu chuyện dòng sông” (Hermann Hesse), “Nhà giả kim” (Paulo Coelho), “Hải âu Jonathan Livingston” (Richard Bach), sách của các tác giả Krishnamurti, Deepark Chopra, Lobsang Rampa,… Đọc chán tôi lại chuyển sang nghe, có nhiều “sách nói” khá hay như “Hành trình về phương đông” và “Bên rặng tuyết sơn” của Nguyên Phong dịch…
Càng đọc tôi càng cảm thấy mâu thuẫn, điều còn đọng lại trong tôi chỉ là một cảm giác: không phải trị bệnh mà chính là tu luyện. Nhưng tôi không biết phải tu như thế nào vì mọi cuốn sách tôi đọc đều không giúp tôi giải mã được điều ấy. Tôi ý thức được nếu đủ tĩnh lặng tôi có thể vào được thế giới bên kia. Tôi biết chỉ có tu luyện chứ không phải dùng hiểu biết hay tri thức từ sách vở mà có thể làm được điều đó.
Có lần tôi đến nhà bác Nguyễn Phúc Giác Hải, một nhà nghiên cứu tâm linh hàng đầu ở Việt Nam, thấy tôi quý sách bác bảo hay là bạn chuyển đến nhà tớ ở, bảo quản hộ tớ cái kho sách này. Nhìn mấy tầng nhà chỗ nào cũng là sách của bác ấy, cả tiếng Anh, tiếng Pháp tôi tự nhủ: “Đọc đến khi nào mới hết được chỗ sách này?”. Mặc dù rất yêu sách nhưng tôi đã không nhận lời bác ấy, vì khi ấy tôi đã biết: Tâm linh là phải tu luyện, chứ đọc sách mãi thì nhận thức vẫn bị bó hẹp.
PV: Anh có thể kể với độc giả Đại Kỷ Nguyên một vài điều mắt thấy tai nghe trên con đường đi tìm Đạo của anh?.
NVS: Tôi mang tâm cầu đạo như vậy, vật vã núi Nam biển Bắc, từ môn này sang phái kia… Chuyện vào núi “bế quan” tu luyện nghe như cổ tích thì với tôi là lẽ bình thường.
Tôi có quen một bác ở Hải Phòng. Ông có một khả năng rất lạ, mỗi lần đi xe đạp thì ông ấy lại nghe được nhiều câu thơ Thất ngôn Bát cú giải nghĩa về sấm Trạng Trình, hiện tượng này rất bí hiểm và khó giải thích. Về ông chép lại ra giấy, nó trân quý đến độ ông ấy mua cả một cái két để cất. Ông sợ hoả hoạn sẽ làm cháy mất thứ trân quý ấy.
Ông rất thích tôi đến chơi, vì hiếm người có thể cùng ông đàm đạo và hiểu được nó. Ông tiết lộ cho tôi về đại nạn của con người trong thời kỳ lịch sử này, về sự thay đổi quy luật của vũ trụ, về các tầng trời mà ông ấy đã được thấy. Những điều ông ấy nói đến, tôi không tìm thấy trong bất cứ cuốn sách tâm linh nào.
Rồi tôi cũng tìm đến với ông Trần Văn Phú, rất nổi tiếng trong giới tâm linh. Ông ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, ông cũng nói với mọi người về thời mạt kiếp, cũng nói về đại đào thải đối với nhân loại, kiếp nạn của con người, ngày phán xét cuối cùng…
Những cao nhân trong giới tâm linh họ đều cảm thụ được kiếp nạn này.
PV: Người ta vẫn thường nói, nếu có tâm thì Trời không phụ lòng người. Cuối cùng anh có tìm được phương pháp tu luyện chân chính?
NVS: Tôi có anh bạn trong Viện tiềm năng con người, anh ấy là một người tu luyện lâu năm và đạt được cảnh giới khá cao trong môn của anh ấy. Anh là người có uy tín và được tôn trọng trong giới tâm linh. Thấy tôi cứ loay hoay tìm cách tu luyện, anh bảo: “Hay là cậu tập Pháp Luân Công đi, tập cái ấy tăng công nhanh lắm”. Anh ấy cũng đã từng luyện thử Pháp Luân Công cùng với nhóm tu tập của mình, nhưng vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngày 20/7/1999 tại Trung Quốc và anh cũng mới tìm hiểu, anh cho rằng Pháp Luân Công liên quan đến chính trị nên nhóm của anh đã không tìm hiểu tiếp nữa. Anh chỉ biết Pháp này rất tốt, có thể tu lên cao công.
Trước đây tôi cũng đã từng biết đến Pháp Luân Công nhưng không tu vì nghe thấy Pháp Luân Công liên quan đến những thứ như: “tà giáo, kéo đổ tượng Lê Nin, phá lăng Hồ Chí Minh…”, tôi cũng chụp luôn cái mũ như vậy.
Chỉ một câu nói của anh đã khiến tôi đặt tâm tìm hiểu Pháp Luân Công thực sự là gì? Tôi tin, vì anh là một người rất uy tín, có tầm ảnh hưởng và không thể nói sai.
PV: Vậy Pháp Luân Công có thật sự chân chính? Có thật sự là Đại Pháp cao thâm?
NVS: Cuối năm 2014 khi có được trọn bộ Kinh Pháp của Pháp Luân Công, theo thói quen cũ tôi lên núi “bế quan” đọc sách. Sau một thời gian tìm hiểu và trực tiếp đọc bộ Pháp này tôi đã hoàn toàn chấn động và hối tiếc sâu sắc vì những suy nghĩ nông cạn qua một vài thông tin đã vội vã đánh giá sai về Pháp Luân Công.
Nhiều câu hỏi mà tôi không thể tìm thấy ở bất cứ cuốn sách nào hoặc vị thầy nào thì đều được khai mở trọn vẹn trong bộ Pháp này. Tuyệt vời hơn nữa khi tôi bắt đầu luyện các động tác dù chưa thuần thục và đúng, ngay từ lần tập đầu tiên tôi đã cảm nhận được dòng năng lượng mãnh liệt của môn Pháp này.
Sau bao nhiêu lần chữa trị cho bệnh nhân tôi đã tích lại một khối trược khí bất hảo to lớn vào trong thân thể. Ngay khi tập Pháp Luân Công những thứ này bắt đầu được đẩy ra mạnh mẽ, thân thể tôi đang được tịnh hoá. Hôm nào tôi không luyện công thì thực sự cảm thấy rất mệt mỏi.
Tôi đã giải mã được điều mơ hồ về vấn đề mệt mỏi như nhuốm bệnh sau mỗi lần chữa trị cho người khác, điều mà vị thầy nào cũng cảm thụ được nhưng không thể rốt ráo tìm ra căn nguyên. Thật đơn giản, tất cả điều đó được viết chi tiết trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi minh bạch ra chữa bệnh không phải là tu luyện, những phương pháp tâm linh khác cũng vậy. Tâm linh là để tu luyện chứ không phải ứng dụng cải thiện gì vào cuộc sống, những đề tài khoa học nghiên cứu tâm linh cũng như vậy.
Tôi thấy Pháp Luân Công rất khác biệt với những công phái khác. Tôi theo các môn phái khác cũng đề cao tâm tính nhưng lúc được lúc không. Ví như việc bỏ rượu bỏ thuốc, cũng bỏ nhưng việc tái nghiện là bình thường. Nhưng khi sang tu Đại Pháp tôi đã bỏ hẳn được hoàn toàn những thói xấu này. Ngày trước cứ nghĩ rằng mình đã làm được rất nhiều việc thiện, việc tốt, giúp người, tiêu chuẩn đạo đức của mình cũng được coi khá cao. Tuy nhiên khi so với Chân – Thiện – Nhẫn của Đại Pháp, tôi thấy chuẩn mực ấy vẫn có thể chưa tốt, chưa đạt, mình còn có thể trở nên tốt hơn, tốt hơn nữa.
PV: Khi lựa chọn Pháp Luân Công, anh đã hành xử thế nào với những người bệnh đã tin tưởng theo anh?
NVS: Quãng thời gian này là một bước đột phá khá khó khăn đối với tôi. Ở môn cũ tôi đã đạt được một số thành tựu, cũng khá nổi tiếng trong xã hội. Trong con mắt người khác tôi là một vị thầy có nhiều đệ tử, giúp không ít người khỏi được một số bệnh và thoát cảnh đau đớn. Tôi không muốn mất đi thành quả mà phải mất bao năm tôi mới có thể gây dựng nên. Mặt khác tôi cũng biết Pháp Luân Công là Đại Pháp cao thâm có thể tu lên đến tầng thứ rất cao, công năng và công lực có thể đả xuất ra từ Đại Pháp là vô tỷ, tôi mong muốn chân tu Pháp Luân Công.
Tôi cứ lưỡng lự song hành hai con đường như vậy một quãng thời gian. Tuy nhiên mỗi lần thuyết trình trong những khoá học trị bệnh tôi cũng thường đề cập đến Pháp Luân Công với bệnh nhân của tôi. Họ có thể lựa chọn, vì tôi biết tất cả các phương pháp trị liệu dưỡng sinh chỉ có thể làm dịu đi hoặc chuyển dịch khổ nạn của họ, chứ không thể chạm đến tận gốc bệnh, chuyển hoá nó như Pháp Luân Công.
Tôi nghĩ bệnh nhân của tôi có quyền được biết, được nghe một phương pháp mới đang được phổ truyền trên toàn thế giới thực sự khoẻ cả tâm lẫn thân. Không phải chỉ mình tôi được trải nghiệm mà những người tu Pháp Luân Công đã hơn 20 năm, thậm chí đang bị bức hại tại Trung Quốc. Tại sao họ nhất định không chịu từ bỏ tu luyện dù đứng trước sự đàn áp tàn khốc như vậy, họ có thể chết hoặc bị giết. Chính vì Pháp Luân Công quá chân chính, quá vĩ đại, ban cho họ không chỉ một thân thể khoẻ mạnh mà còn giải mã cho họ hoàn toàn chỗ mê về các thời không, nhân thể, về vũ trụ. Những chỗ mà khoa học không thể chạm đến, họ hiểu được ý nghĩa, mục đích thực sự của một kiếp người.
Sau đó tôi dứt khoát từ bỏ tất cả để chuyên tu Pháp Luân Đại Pháp. Tôi thấy mình quá may mắn có thể buông bỏ danh, lợi hay một chút thu hoạch nhỏ bé mà tôi đạt được từ môn cũ để chân chính tu Đại Pháp.
PV: Qua bài báo này anh muốn gửi gắm gì đến các đồng nghiệp của anh? Đến mọi người trong xã hội?
NVS: Trải qua quãng thời gian này tôi mới thấu hiểu được những người đã tu theo một môn phái khác, gặt hái được chút thành tựu, để họ bước vào tu Đại Pháp thật khó khăn. Nhưng tôi chắc chắn rằng nếu họ thực sự có thể buông bỏ và nghiêm túc đọc bộ Pháp này, họ sẽ không bao giờ phải hối tiếc.
Những lời giãi bày chân thành từ sâu thẳm trái tim tôi có thể làm ai đó hẫng hụt, đổ vỡ điều gì đó trong tâm khảm một số người. Nhưng nếu tôi không nói ra, có thể sau này tôi sẽ phải hối hận vĩnh viễn, rằng chỉ vì nỗi sợ hãi làm mất lòng ai đó, vì sự ích kỷ tự bảo vệ mình, lựa chọn con đường an toàn tự giải thoát mà không xuất tâm giúp những người khác thì đó chính là vị kỷ, là tư tâm dẫu có tu mà cũng như không. Sự từ bi của một đệ tử Đại Pháp cần có là phải giúp người, giúp đời một cách chân chính nhất.
Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi, giải đáp cho tôi đến tận cùng câu hỏi bệnh tật xuất hiện từ đâu và cách hoá giải được nó? Tu luyện chân chính là gì? Làm thế nào để đồng hoá và thấu hiểu sự vĩ đại của vũ trụ? Giúp tôi đột phá khỏi cái khung của khoa học, hiểu được bên kia sự sống là gì, các sinh mệnh, không gian và thời gian tồn tại trong vũ trụ bao la này… Thật to lớn, thật hồng đại không thể nghĩ bàn. Chỉ có thể là trí huệ của một vị Thần cự đại mới giải mã hoàn toàn những chỗ mê, những thiên cơ chưa từng tiết lộ cho con người.
Qua Đại Kỷ Nguyên tôi mong muốn truyền tải giá trị đẹp đẽ chân chính mà Pháp Luân Công mang lại. Tôi đã từng bị lẫn lộn, bị che mờ bởi thông tin không đúng về Pháp Luân Công, đã lỡ mất một quãng thời gian quý báu.
Những người muốn tìm hiểu về môn tu luyện kỳ diệu này, vui lòng gọi điện thoại số 0826192674, hoặc gửi email qua hòm thư: [email protected] và facebook.com/ngvsan, tôi sẽ trả lời điện thoại và thư của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn Đại Kỷ Nguyên.
PV: Cảm ơn nhà tâm linh Nguyễn Văn San. Chúc anh thành công và thực hiện được tâm nguyện giúp nhiều người hơn nữa thoát khỏi bệnh tật, có được cuộc sống khoẻ mạnh bình an.
(Toàn bộ ảnh trong bài do anh Nguyễn Văn San cung cấp)
Tuệ Chân
Xem thêm: