Huyện Hiến có một người tên Sử Mưu, anh ta là một người không câu nệ tiểu tiết, luôn quang minh chính trực, coi thường những kẻ không có phẩm đức, những kẻ có hành vi đê tiện.

Một lần khi trên đường từ sòng bạc về nhà, anh ta nhìn thấy có một đôi vợ chồng cùng con gái trong thôn nọ đang ôm nhau khóc. Người hàng xóm của người dân đó kể: “Anh nông dân kia thiếu nợ tiền của một gia đình có quyền thế, phải bán vợ để trả nợ. Tình nghĩa vợ chồng, lại vì con chưa cắt sữa mẹ, mẹ đã phải xa con, nên gia đình họ mới đau khổ bi thương như vậy.” Sử Mưu hỏi: “Thiếu nợ bao nhiêu tiền?” Người hàng xóm trả lời: “32 lạng bạc.” Sử Mưu lại hỏi: “Bán vợ bao nhiêu tiền?” Người hàng xóm trả lời: “50 lạng, bán về làm vợ bé cho người ta.” Sử Mưu không nghĩ nhiều, liền hỏi : “Có thể chuộc về không?” Người hàng xóm trả lời: “Giấy bán vẫn chưa viết, người mua cũng chưa tới giao tiền, sao không thể chuộc chứ?”

Sử Mưu lập tức lấy 72 lạng bạc mình đã thắng ở sòng bạc đưa cho đôi vợ chồng đó, và nói: “Mang 32 lạng bạc này đi trả nợ, còn lại 40 lạng thì giữ để làm ăn sinh sống, không cần phải bán vợ nữa.” Đôi vợ chồng người nông dân cảm kích tấm lòng của Sử Mưu, vội vàng đi giết gà làm cơm khoản đãi. Đang ăn uống vui vẻ, người chồng bế con đi ra ngoài, dùng ánh mắt đầy ẩn ý nói với vợ, ý bảo vợ ra chăm sóc hầu hạ để báo đáp lại Sử Mưu. Người vợ gật đầu, ngữ khí có vẻ gần gũi thân cận lại gần.

khong-nhan-loi02 (Ảnh minh họa: internet)

Sử Mưu nghiêm nghị nói: “Sử mỗ ta nửa đời làm cướp, nửa đời làm nha dịch, giết người đều không chớp mắt. Nhưng cái việc dùng người phụ nữ của người khác việc làm ô nhục đó, ta thật sự không làm được.” Sau khi ăn uống xong, quay người rời đi, không nói với đôi vợ chồng kia lời nào.

Nửa tháng sau, một buổi tối thôn trang nơi gia đình Sử Mưu ở bỗng bị bốc cháy. Khi đó việc thu hoạch vụ thu vừa hoàn thành, trong nhà từ phòng trên tới phòng dưới, đều chứa đầy củi và cỏ, hơn nữa mái nhà đều được lợp bằng cỏ, cây cao lương bao quanh ngôi nhà, bốn bên đều là vật dụng dễ cháy, xem chừng không có cách nào thoát ra được, Sử Mưu cùng vợ con chỉ còn cách nhắm mắt chờ chết.

Đột nhiên giữa không trung ở trên phòng vọng tới một tiếng kêu: “Đông Nhạc có thông điệp khẩn, gia đình Sử Mưu đều được xóa khỏi danh sách tử nạn.” Sau đó bỗng nghe thấy một tiếng rầm rầm dữ dội, bức tường phía sau bị sụp xuống một nửa. Sử Mưu tay trái nắm tay vợ, tay phải bồng con nhảy một phát ra khỏi đám cháy, cứ như có người giúp đỡ, có thể thoát khỏi đám cháy một cách nhẹ nhàng.

( Ảnh minh họa: internet)

Sau khi đại họa được dập tắt, được biết hỏa hoạn đã thiêu chết không biết bao người dân trong làng. Hàng xóm đều nói với Sử Mưu: “Thời gian trước chúng tôi còn cười thầm về sự ngu ngốc của anh, không ngờ 72 lạng bạc của anh đã chuộc lại được 3 mạng sống.”

Bất kể việc gì có nhân tất có quả. Con người Sử Mưu khi mất đi 72 lạng bạc, không cầu bất kỳ sự hồi đáp, lại cự tuyệt với sắc giới, không hề có bất kể niệm đầu bất chính. Không ngờ rằng 72 lượng bạc đó cuối cùng có thể chuộc lại được 3 sinh mạng người nhà anh, làm nhiều việc thiện, “Phúc báo” sẽ tự đến.

Chuyện đời trong thế gian, tuy là đủ thứ cung bậc, diễn biến, nhưng hết thảy cũng là xoay vần trong luật Nhân-Quả mà thôi. Vậy nên người xưa hay nói: ‘Tích đức làm việc tốt‘ là có nguyên do. Người làm việc tốt là lưu lại đức cho bản thân và gia đình mình. Đức ấy tuy không nhìn thấy nhưng biến ảo khôn lường trong vũ trụ. Sẽ hồi đáp vào đúng lúc người ta gặp hoàn cảnh khốn khó.

Ngày nay người ta thường mua bảo hiểm để phòng khi cơ nhỡ hoạn hạn, kỳ thực, làm nhiều việc thiện “phúc báo” sẽ tự đến là cách bảo hiểm tốt nhất cho cuộc đời mỗi người. Sống lương thiện, giữ thân và tâm trong sạch không phạm phải điều bất chính, thì cũng là đã để dành cho mình phúc phận rồi.

Video: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

videoinfo__video3.dkn.tv||4f7ddec95__