New York – Các giám khảo của cuộc thi Vẽ Chân Dung Quốc Tế của Đài truyền hình Tân Đường Nhân không cho điểm theo thang bậc cứng nhắc. Đầu tháng 12 vừa qua, lễ trao giải, cũng độc đáo như các tác phẩm của các thí sinh chung kết, đã diễn ra mà không có giải vàng. Đây là lần đầu tiên cuộc thi không thể tìm ra người xứng đáng với giải thưởng cao nhất này.

Cuộc thi là một trong chuỗi những hoạt động được tổ chức bởi đài truyền hình nhằm thúc đẩy nghệ thuật truyền thống Đông và Tây. Cuộc thi Vẽ Chân Dung có sứ mệnh vừa khuyến khích trao đổi văn hóa, vừa đẩy mạnh nghệ thuật vẽ chân dung sử dụng phương pháp hiện thực cổ điển của phương Tây.

Các giám khảo chấm điểm theo các tiêu chí rất nghiêm khắc. Họ không chỉ nhìn vào kĩ thuật và ấn tượng tổng thể của bức vẽ, mà còn yêu cầu các nghệ sĩ phải thể hiện được sự hiểu biết về vai trò của nghệ thuật trong việc trong việc giữ gìn những giá trị thiêng liêng.

Giáo sư Zhang Kunlun – chủ tịch hội đồng giám khảo phát biểu: “Kết quả không phải là cái chúng tôi theo đuổi. Chúng tôi có mặt ở đây để mở đường cho nền nghệ thuật tương lai.”

Nền nghệ thuật tương lai, theo như tiêu chí của các giám khảo cuộc thi, sẽ quay lại các lý tưởng thời Phục Hưng – tính chính xác trong việc khắc họa hình tượng, nội dung tôn vinh nghệ sĩ và người xem, đồng thời sử dụng triệt để kĩ thuật sơn dầu truyền thống.

“Một số bài thi có nội dung tốt tuy nhiên kĩ thuật lại không đạt yêu cầu. Những tác phẩm khác có kĩ thuật triển vọng, nhưng nội dung bị ảnh hưởng bởi những yếu tố hiện đại”. Ông Zhang giải thích tại sao họ không thể tìm ra giải vàng cho cuộc thi.

Do đó, giải bạc là giải thưởng cao nhất của cuộc thi năm nay. Có 4 nghệ sĩ đoạt giải bạc, trong đó Wang Jing và Li Ben đến từ Trung Quốc với bức vẽ về câu chuyện của Pháp Luân Đại Pháp, Gadbriel Picart và Sandra Kuck thể hiện hình ảnh những cô gái nhỏ trong cuộc sống gia đình.

%image_alt%
“Hạnh phúc leo từng nấc thang lên trời”, Wang Jing, Trung Quốc. Ảnh: Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân

Sức mạnh của Đức tin

Tác phẩm “Hạnh phúc leo từng nấc thang lên trời” của Wang khắc họa hình ảnh một người phụ nữ trẻ Trung Quốc đang ôm cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chủ chốt dạy tu luyện tâm tính của pháp môn Pháp Luân Đại Pháp. Người phụ nữ dường như có thể nhìn thẳng tới thiên đường, còn thiên đường thì mở rộng cửa chào đón cô.

Wang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1995. “Tôi muốn thể hiện trạng thái tinh thần của một người tu luyện khi đọc quyển sách này”. Wang nói “Bạn sẽ khám phá ra rằng cuốn sách giải thích những quy luật của vũ trụ, cách trở thành người tốt và nguồn gốc của con người. Tôi muốn thể hiện năng lượng hòa ái bao quanh bạn khi luyện công, niềm hạnh phúc và lòng biết ơn mà khi tu luyện, bạn cảm thấy trong mỗi tế bào của sinh mệnh.”

Mặc dù vào năm 1999, Pháp Luân Đại Pháp bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc cấm nhưng các học viên ở Trung Quốc vẫn kiên định giữ vững đức tin. Họ kể lại cho thế giới về cuộc bức hại đầy tàn ác của chế độ và những lợi ích tinh thần và sức khỏe kì diệu của môn tu luyện.

“Họ vẫn tiếp tục nói lên sự kì diệu của Đại Pháp bất chấp nguy hiểm cho cá nhân mình”, anh Wang nói. “Điều gì đã thúc giục họ? Họ thực sự cảm thấy niềm tin đó trong trái tim mình.”

%image_alt%

Tác phẩm “Niềm tin bất dịch” của Li minh họa sự kiên định từ nội tâm của một tù nhân Trung Quốc. Bức tranh khắc họa hình ảnh người đàn ông trẻ tuổi, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đang ngồi bắt chéo chân ở đầu cầu thang, trong khi 2 cảnh sát dùng dây thừng buộc vào người anh ta và gắng sức kéo xuống. Anh ta dường như không bị tác động bởi lực đẩy vật lý – đức tin thực sự làm cơ thể anh ta bất dịch.

%image_alt%

Những cô bé

Gabriel Picart – người Tây Ban Nha – đã vẽ con gái anh Allegra trong bộ đồ múa balê. Thân hình mảnh mai và chiếc váy xòe mềm mại hoàn toàn tương phản với phông nền đỏ và cái nhìn đầy quyết tâm trong mắt cô bé. Lựa chọn màu sắc, bố cục đơn giản và họa tiết được thể hiện rõ ràng đã giúp làm bức chân dung nhỏ vừa mạnh mẽ to lớn lại vừa thân mật.

Sandra Kuck khắc họa hình ảnh một bé gái nhỏ thông minh sớm. Sandra có 3 cô cháu gái trong đó Yvonne là nhỏ tuổi nhất. Từ khi Yvonne mới sinh ra, Sandra đã luôn dõi theo cô bé. Kuck vẽ Yvonne ngồi trong nhà, được trang trí lộng lẫy với những biểu tượng từ châu Á như rồng, lụa thêu kim tuyến, gợi lên cảm giác một bức chân dung hoàng gia.

Mặc dù Yvonne chỉ mới lên 9 nhưng cô bé lại có cái nhìn rất sâu sắc.

%image_alt%

“Yvonne là cô bé rất thú vị và hiểu biết.” Kuck cho biết. “Tôi cảm thấy cô bé có một tâm hồn đầy trải nghiệm như thể đã từng sống ở đây. Tôi có thể nói chuyện về bất kì chủ đề nào và cô bé hiểu những gì tôi nói.”

Để biết thêm thông tin về cuộc thi và các tác phẩm đạt giải, xin mới truy cập website http://competitions.ntdtv.com/oilpainting

Các tác phẩm và tác giả đoạt trong cuộc thi Vẽ Chân Dung Quốc Tế của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân năm 2014:

Giải bạc:

“Hạnh phúc leo từng nấc thang lên trời” – Wang, Jing, Trung Quốc
“Chân dung Allegra – nữ vũ công” – Gabriel Picart, Tây Ban Nha
“Niềm tin bất dịch” – Li Ben, Trung Quốc
“Yvonne” – Sandra Kuck, Hoa Kỳ

Giải đồng:

“Đằng sau cái đẹp – Nô lệ, sản phẩm lao động của nhà tù” – Wang Huimin, Trung Quốc
“Cửa hàng sửa chữa vĩ cầm” – Max Ferguson, Hoa Kỳ
“Chân dung tự họa” – Chen Huomu, Đài Loan
“Trò chơi bất tận” – Clement Kwan, Canada
“Agnes” – Lesstro, Ba Lan

Giải dành cho người sử dụng kĩ thuật vẽ tốt nhất:

“Sương trắng” – Xin Mao, Trung Quốc

Giải thưởng nhân văn

“Nhiều thế hệ” – Shi Zongya, Đài Loan
“Điều ước” – Kong Haiyan, Hồng Koong
“Những cô gái thanh xuân” – Daniel Murri, Hoa Kỳ
“Tuyết” – Hao Qiuyan, Trung Quốc
“Tình yêu vô điều kiện” – Kim Myerson, Cộng Hòa Nam Phi

Giải thưởng danh dự

“Cái nhìn” – Jesus Villarreal I, Hoa Kỳ
“Tĩnh lặng” – Cedric Yiu, Trung Quốc
“Điều ước của Trái Đất” – Fang-Ching Hsu, Đài Loan
“Khát vọng tuổi trẻ” – Helenne Beland, Canada
“Cha tôi” – Bei Cuei, Đài Loan
“Hồi tưởng” – Susan Blackwood, Hoa Kỳ
“Esther chuẩn bị làm nữ hoàng” – Mary Phillips, Hoa Kỳ
“Cô gái mặc áo đỏ” – Olga Papkovitch, Hoa Kỳ
“Người già” – Jo Sherwood, Hoa Kỳ
“Sức mạnh chinh phục của lòng thánh thiện” – Parminder Atwal, Ấn Độ