Chữ Hán từng là ngôn ngữ chung của nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Ở Việt Nam chữ Hán được gọi là chữ Nho. Chữ Hán là một phần của văn hóa truyền thống, không chỉ của riêng người Hoa mà còn là văn hóa của tất cả người Á Đông.

Nguồn gốc chữ Hán

Trong lịch sử có truyền thuyết Thương Hiệt sáng tạo ra chữ Hán. Tương truyền, Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế. Sau khi thống nhất Trung Hoa, Hoàng Đế cảm thấy rằng lối ghi chép “kết thằng ký sự” và “khiết mộc vi văn” (kết thừng để ghi sự việc, khắc gỗ để làm văn) không đủ để đáp ứng yêu cầu, nên đã lệnh cho sử quan Thương Hiệt sáng tạo chữ viết.

Do đó, Thương Hiệt đã xây dựng một ngôi nhà ở nơi rất cao trên bờ ông Vị thuộc tỉnh Hà Nam để chuyên tâm sáng tạo Hán tự. Nhưng mặc dù ông đã suy nghĩ rất kỹ và rất lâu nhưng vẫn chưa thể sáng tạo ra chữ viết.

Một ngày nọ khi Thương Hiệt đang miên man suy nghĩ thì thấy con chim phượng hoàng bay trên trời. Bất chợt có vật lạ từ miệng chim rơi xuống ngay trước mặt Thương Hiệt, ông nhặt lên và nhìn thấy dấu chân trên đó. Ông bèn hỏi một người thợ săn tình cờ đi qua đường. Người thợ săn nhìn và nói: “Đây là dấu chân của con kỳ lân, nó khác với dấu chân của những con thú khác. Tôi nhìn một cái là biết ngay”.

Lời của người thợ săn như truyền cảm hứng cho Thương Hiệt. Ông nghĩ rằng mọi thứ đều có đặc điểm riêng, nếu có thể nắm bắt được những đặc điểm ấy và vẽ ra, thì ngay cả những người thợ săn cũng có thể nhận thức được. Đó chẳng phải là “chữ” sao?

Từ đó trở đi, Thương Hiệt cẩn thận quan sát các đặc điểm của nhiều sự vật khác nhau, ví như mặt trời, mặt trăng, vì sao, mây, núi, sông, hồ, biển, các loại chim và muông thú… dựa vào đặc điểm của chúng mà vẽ ra sẽ tạo nên nhiều chữ tượng hình. Sau đó, ông lại tạo thêm các chữ hội ý (hội tụ ý nghĩa của các bộ phận cấu thành nên chữ). Sau khi Thương Hiệt sáng tạo ra chữ Hán thì trời ban mưa xuống, đêm đêm lại nghe tiếng ma quỷ khóc, đó chính là bởi một sự kiện vĩ đại mới xuất hiện sẽ thay đổi lịch sử loài người!

Mỗi chữ Hán đều ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa

Nội hàm chính thống của chữ Hán phản ánh sự tuân thủ luân lý đạo đức truyền thống và sự kính Thiên kính Thần của người xưa.

Ví dụ, chữ “Đạo” (道) là muốn nói làm thế nào để có được trạng thái hòa hợp giữa con người và thiên nhiên (Thiên nhân hợp nhất), người ngộ được chân lý này sẽ khiến cho sinh mệnh thăng hoa và tiến vào trong cảnh giới đại Đạo.

Chữ “Đạo” (道) bắt đầu bằng hai nét phết (丷) tượng trưng cho Âm – Dương, cùng với chữ “Nhất” (一) tạo thành ‘Âm Dương hợp nhất’. Bên dưới là chữ “Tự” (自), trên dưới kết hợp lại tạo thành chữ “Thủ” (首) là khởi thủy, ban đầu, đứng đầu. Bên trái chữ Đạo là bộ “Sước” (辶) nghĩa là chạy, bước đi, biểu thị sự vận chuyển không ngừng.

Chữ “Đức” (德) có ý nghĩa là tuân theo Đạo trời, đức ở tại tâm và theo đó mà hành xử.

Chữ “Lễ” (禮) bao gồm chữ “Kỳ” (礻, 示 – Thần đất, biểu thị) cùng với chữ “Phong” (豐 – phong phú) tổ hợp thành. “Phong” (豐) còn có một nghĩa nữa, đó là chỉ loại khí cụ được sử dụng trong các nghi lễ cúng tế thời xưa để biểu đạt thành ý và sự tôn trọng đối với các vị Thần.

Chữ “Kỳ” (示) đã biểu thị hoàn chỉnh nguyên lý âm dương: Từ hai (二 – có 2 nét) rồi sinh ba (小 – có 3 nét) rồi sinh thành vạn vật. Vạn sự vạn vật đều phải tuân theo quy luật này, không được rời xa phép tắc này. Trong “Thuyết văn giải tự” có viết: “Nghi lễ cũng là lộc. Cho nên kính thờ Thần thì sẽ được phúc báo” (Nguyên văn: “Lễ, lý dã. Sở dĩ sự Thần chí phúc dã”).

Chữ “Kỳ” (礻, 示) được dùng như bộ thủ của Hán tự, thường liên quan đến sự thành kính đối với Đạo và tuân thủ, giữ gìn những quy luật liên quan đến Đạo.

Ví dụ, trong chữ “Phúc” (福) có bộ “Kỳ” (礻) biểu thị là con người cần phải trọng Đạo và quý đức thì mới được Trời phù hộ và mới có phúc.

Chữ “Chúc” (祝 – khấn, chúc phúc) cũng có bộ “Kỳ” (礻, 示), đó là đề cập tới người chủ tế hay tuyên giảng những lời tán dương về việc trọng Đạo và quý đức.

Chữ “Tín” (信) gồm chữ “Nhân” (人) và chữ “Ngôn” (言) hợp thành, ý nghĩa là lời nói của con người phải đáng tin cậy.

Chữ “Lão” (老) khi thêm chữ “Tử” (子) vào bên dưới sẽ tạo thành chữ “Hiếu” (孝), cũng có nghĩa là người con (tử) phải kính trọng cha mẹ (lão) thì mới là hiếu thuận.

Chữ “Thiên” (千 – nghìn) hợp với chữ “Nhân” (人 – người) và chữ “Khẩu” (口 – miệng) tạo thành chữ “Hòa” (和 – hòa hợp, hài hòa) , cũng có nghĩa cả ngàn người có cùng một lời nói là hòa hợp, hài hòa…

Có thể thấy rằng các ký tự chữ Hán mà chúng ta quen thuộc không phải là biểu tượng đơn giản, bởi trong đó đều thể hiện đạo lý của đất trời. Do đó bản thân Hán tự cũng hàm chứa yếu tố văn hóa Thần truyền.

Hán ngữ cổ đại cùng với văn hóa Trung Hoa là một mạch kế thừa vô cùng tinh tế và thâm thúy. Mỗi chữ Hán chính thống đều xuyên suốt từ truyền thống đạo đức, tới nội hàm của trời đất và con người, cho đến đạo lý tu luyện.

Cổ nhân đã mang nội hàm của vũ trụ và vạn vật mà họ quan sát và thể ngộ được để dung nhập vào quá trình tạo ra chữ viết. Trên thực tế, giới tu luyện nhìn nhận rằng văn hóa truyền thống chân chính, bao gồm cả chữ Hán, chính là văn hóa Thần truyền.

Chữ Hán giản thể làm mai một văn hóa Thần truyền

Đáng tiếc là chữ Hán hiện đại đã bị đơn giản hóa, khiến nội hàm và ý nghĩa bị thay đổi và mất đi giá trị thực sự của nó, từ đó mà gốc rễ của văn hóa cũng dần dần mai một.

Ví dụ, yêu thương là một trạng thái tâm lý, con người cần phải có trái tim để yêu, trái tim để cảm thụ. Vậy nên chữ “Ái” của Hán tự truyền thống (愛) có chữ “Tâm” (心) là để nói về đạo lý này. Nhưng chữ “Ái” giản thể (爱) đã lược bỏ mất chữ “Tâm” (心), nghĩa là yêu mà không có tâm — Đó chẳng phải là thứ tình yêu không thật lòng hay sao?

Nửa cuối năm 1950, chính quyền Trung Quốc đã cải cách chữ Hán phồn thể thành chữ giản thể trên quy mô lớn. Chính vì vậy, những người sinh ra từ sau thập niên 60 đã không thể đọc hiểu được các thư tịch cổ, và tạo ra sự đứt gãy văn hóa truyền thống.

Nhìn vào chữ “Đông” (東 – phương đông) sẽ thấy đó là sự kết hợp của chữ “Nhật” (日 – mặt trời) và “Mộc” (木 – cây cối). Trung Quốc nằm ở phương đông trên bản đồ thế giới, vào thời cổ đại được gọi là Đông thổ. Thuở đương sơ Khi Thần tạo ra chữ viết, thì chữ tượng hình đã miêu tả một phương Đông rất tươi đẹp: có những thảm thực vật tươi tốt (Mộc – 木) và ở nơi mặt trời mọc (Nhật – 日). Vì có ánh nắng mặt trời lại có thảm thực vật nên tất nhiên sẽ là nơi bừng bừng sinh khí, muôn loài tốt tươi. Đó chính là ý nghĩa của chữ “Đông” (東).

Tuy nhiên, chữ giản thể lại giản hóa chữ “Đông” (东) và làm biến dạng chữ “Mộc” (木). Quan trọng hơn là chữ “Nhật” (日) đã bị lược bỏ, ý nghĩa là ở phương Đông không có mặt trời — Vậy chẳng phải là ám chỉ những ngày đen tối hay sao?

Nhìn vào chữ “Nghĩa” () sẽ thấy ở trên là chữ “Dương” (羊 – con dê) tượng trưng cho việc hiến tế, phía dưới là chữ “Ngã” (我 – tôi), trong nó có từ “Qua” (戈 – binh khí). Chữ Qua (戈) thuộc về Kim, ý nói rằng con người rất mạnh mẽ tràn đầy nghĩa khí, có thể gánh chịu nhiều trách nhiệm và hiểm nguy. Con dê hiến tế là thể hiện lòng tôn kính đối với Thần linh. Nội hàm của “Nghĩa” là sống phù hợp với đạo lý, thấy việc nghĩa thì không từ, sẵn sàng xả thân vì nghĩa.

Còn chữ “Nghĩa” giản thể (义) thì đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó, chỉ là một cái đinh ba lớn và một chấm xiên vẹo.

Đặc điểm khác biệt lớn nhất của Hán tự so với các ký tự khác là tính chất biểu tượng và tính toàn tức của nó, nghĩa là mỗi một chữ bao hàm rất nhiều thông tin trong đó. Hán tự thường được chia thành ba loại: chữ tượng hình, chữ ý hình và chữ thanh hình. Có rất nhiều học giả đã trầm trồ trước cấu trúc tinh mỹ của Hán tự, họ cho rằng mỗi từ đều như một bài thơ cảm động, mỗi chữ đều như một bức tranh mỹ lệ.

Hiện tại người Nhật vẫn còn sử dụng chữ Hán trong ngôn ngữ và cuộc sống hàng ngày, nên họ hiểu khá sâu về nội hàm chữ Hán và những từ Nhật gốc Hán. Trong khi đó, người Việt chúng ta chỉ biết đến những từ Hán-Việt qua ký tự Latin, cho nên chỉ có thể biết được ý nghĩa rất nông cạn trên bề mặt mà thôi…

Yên Tử 
(Theo Tân Sinh Net)

videoinfo__video3.dkn.tv||78bdec0cd__

Xem thêm:

Từ Khóa: